4- Thất Sơn với con mắt nhà địa lý của họ Mạc .

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 38120)
 4- Thất Sơn với con mắt nhà địa lý của họ Mạc .

Theo như những người đã biết , cái ếm ở Bài bài , thuộc làng Nhơn Trung, huyện Tịnh Biên ( Châu Đốc ) , do ông Phạm Thái Chung , tục gọi là ông đạo Lập – một đệ tử được phép chơn truyền của Đức Phật Thầy Tây An – khám phá ra được ở quanh miền rừng núi thiêng liêng nầy từ xưa . Nhưng ít ai để ý xem tại sao mà có , hoặc do ai làm ra với mục đích gì .

Căn cứ vào những chữ còn sót lại trên mặt các ếm nầy mà xét ( vì tấm đá mòn chữ đi nhiều ) : Hoàng Thanh , Càn Long ngũ thất niên , trọng thu , cốc dân , thì biết được cái ếm nầy chôn vào mùa thu , tháng 8 , năm Càn Long nhà Thanh thứ 57 tức năm 1792 dương lịch . Lúc nầy chính là lúc con cháu Mạc Cửu còn trọng nhậm tại Hà Tiên ( Mạc Tử Sanh , Mạc Tử Thiệm ) . Trừ bọn họ ra , vùng nầy thuở đó không còn có đám người Minh Hương nào khác nữa . Như thế , ta có thể nói là cái ếm nầy của bọn họ Mạc , với con mắt nhà địa lý , hoặc vì thấy vượng khí của vùng sơn lãnh linh thiêng , hoặc bởi biết có long huyệt , sợ đất Việt sẽ phát sinh thánh chúa sau nầy nên họ đã ếm trấn ngay từ khi cuộc Nam tiến của nước ta được hoàn thành ( 8 ) .

Tại sao họ Mạc đã xin làm dân Việt , đã làm quan cho nước ta mà còn sợ vượng khí của non sông anh tú ? Điều đó rất dễ hiểu . Xem hai câu thơ kết thúc trong bài “ Lư khê nhàn điếu” của Mạc Thiên Tích :

“ Hải thượng tà đầu thời độc tiếu ,

“ Di dân thiên ngoại nhất ngư ông ( 9 ) .

ta cũng đủ biết cái chí khí của họ Mạc bao giờ cũng nuôi mộng bá vương , chờ cơ vùng vẫy . Hơn nữa “ Mạc thị sử” còn cho ta biết thêm rằng từ khi vua chúa Vũ Vương lên ngôi ( 1744 ) , thị sự chia dinh định phủ được sắp đặt như thế nầy : từ Phú Xuân đến Bình Thuận : 9 dinh : còn phần đất mới lấy được của Chân Lạp thì từ Trấn Biên đến Long Hồ : 3 dinh . Duy đất Hà Tiên vẫn để y làm trấn , họ Mạc được ba năm một lần triều cống như lệ của nước chư hầu . Như thế , tuy chưa được cái danh nghĩa cô quả , chứ thực đã có cái tư cách bá vương . Lại như nay tại Hà Tiên , trên Bình San còn có nền tế sơn xuyên , nền tế xã tắc , thì đủ biết họ Mạc bị thúc đẩy đến chỗ không muốn cho Việt Nam có Minh quân Thánh chúa ra đời tại vùng Thất Sơn

( điều mà ta cho là việc dĩ nhiên , không chi làm lạ ) .

Hơn nữa , là sau ngày xuống cái ếm nầy lối 60 năm , vào khoảng 1849 – 1856 Đức Phật Thầy Tây An đã cho Đức Cố Quản Thành trồng bốn cây thẻ quanh vùng Thất Sơn . Ý chừng Ngài đã biết rõ sự trấm ếm của họ Mạc nên cấm thẻ để trấn áp cho ếm mất thiêng đi , hoặc vì sự che chở cho anh linh vượng khí hay long nguyệt nước Việt ta mà Ngài có phận sự phải làm ! Hiện giờ , ếm còn thấy một cây ( 10 ) và thẻ chỉ còn một vài di tích ( nay được cất dinh thờ ở Láng Linh ( Châu Đốc ) và người đời gọi là dinh ông Thẻ ) Âu cũng là một dấu tích kỳ bí , để cho người đời còn có thể phăn ra nguồn gốc vậy .

 

( 1 ) Sài Côn , chữ Cao Miên là Prei – Kor ( rừng bông gạo ) . Khi người Việt vào ở thì người Cao Miên gọi là Preinokor ( rừng kinh đô ) . Do Sài Côn mà có tên Sài Gòn ngày nay .

( 2 ) Việt Nam Sự Lược chép là năm Mậy Tý ( 1708 ) nhưng xét theo Mạc Thị Sử

( Nam Phong số 143 – 1929 ) thì năm 1714 có phần đúng hơn .

( 3 ) Mạc Cửu không thần phục nhà Thanh , trốn sang đất Cao Miên và đến mở đất Mang Khảm trước năm 1674 , đến năm 1714 mới thần phục nước ta .

( 4 ) Hai chữ tên trấn Hà Tiên trong truyền là nhân một đêm thanh vắng , người ta thấy trên sông ở đấy ( tức Đông Hồ và cửa thông ra biển Kim Dữ bây giờ ) có các vị tiên nữ hiện xuống chơi , bày ra cuộc du hồ , nên mới đặt là Hà Tiên , lấy nghĩa là sông có tiên hiện xuống chơi .

( 5 ) Thiện Chính Hầu thống lĩnh binh quyền hiệp cùng Nghi Biểu Hầu Nguyễn Cư Trinh làm quan tham mưu điều kiển năm dinh là Bình Khang , Bình Thuận , Trấn Biên , Phiên Trấn , Long Hồ , đồn binh tại Bến Nghé ( theo sách Gia Định thông chí )

( 6 ) Năm phủ nầy đến đời vua Tự Đức , năm 1848 , đã giao trả lại cho nước Cao Miên .

( 7 ) Hiện giờ còn có rất nhiều di tích người Chàm ở Hồng Ngự và Tây Ninh là do cuộc dồn binh nầy hồi xưa mà ta đã dùng người Côn Man đóng ở đó .

( 8 ) Sự trấn ếm và muốn đè nén không cho dân Việt có được Thánh nhân ra đời đối với người Tàu là thường . Xem như ngày xưa , tương truyền có Rồng ở lưu vực Hồng Hà thời Hồng Thủy . Nó theo dõi đường Nam tiến để yểm trợ dân Việt . Thầy địa lý của Tàu là Cao Biền đã theo dấu đến xứ Việt Nam , dinh trấn ếm và giết cho hết , không để cho nó hun đúc tinh thần dân tộc Việt . Nào dè Rồng thiêng đã ẩn mình kịp xuống tại Vịnh Hạ Long .

( 9 ) Dịch nghĩa :

Trên biển riêng cười cơn xế bóng ,

Đem dân ngoài cõi một ngư ông .

( 10 ) Trường hợp như cây ếm trên đây không phải là một Tương truyền rằng Đức Bổn Sư còn lấy được ở núi Nước một cái ếm khác , trên ếm có trồng 3 cây đa để che lấp đi. Khi Đức Bổn Sư phá được ếm ấy thì người Tàu ở Hà Tiên rất oán ghét Ngài . Họ mướn người theo dõi để ám hại .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn