4- Bị dời về An Giang .

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 36981)
 4- Bị dời về An Giang .
Từ khi Đức Phật-Thầy đời sang cốc ông Kiến về sau thì bịnh nhơn đến xin thuốc càng ngày càng đông, người theo về tu niệm mỗi lúc mỗi nhiều, danh tiếng đồn ra vang-dội khắp nơi. Người ta mừng rỡ bảo nhau: Đức Phật-Thầy quả là một vị Phật sống, lâm-phàm trợ thế.

Lúc ấy nhà chức-trách huyện Đông-Xuyên (ngày nay là tỉnh Long-Xuyên) rất kinh-đông, vì thấy lòng người hầu hết trong huyện đã hướng theo Đức Phật-Thầy, ấy là chưa kể đến các vùng phụ cận. Họ nghĩ rằng nếu cứ để như vậy, rủi Ngài có chủ-trương nổi lên một cuộc bạo-động nào thì không phương gì dập tắt được, nên liền mật báo về tỉnh An-Giang xin quan Tỉnh liệu định lẽ nào cho họ khỏi bề trách-nhiệm.

Quan Tổng Đốc tỉnh An-Giang bấy giờ là Huỳnh-Mẫn-Đạt (1) cũng có hay biết việc ấy, nhưng chưa rõ đích-xác, nay được mật tin ở huyệt Đông-Xuyên báo lên quả quyết thì lấy làm lo sợ, e có sự xảy ra như vụ Lâm-Sàm và nhóm thầy chùa làm loạn ở Trà-Vinh trước đây mấy năm (Thiệu-Trị nguyên niên 1810) đó chăng ! Nên ông chẳng chút chần-chờ, cấp tốc sai linh-tráng xuống với ngay Đức Phật-Thầy về tỉnh.

Hôm ấy vào lúc giờ Ngọ; bá-tánh đến thỉnh thuốc đông-đảo, nhưng giờ nầy ai nấy đều im lặng, để cho Đức Phật-Thầy sửa-soạn thời cúng. Bỗng từ ngoài sân có tiếng kêu vang:

-    Có ông Đạo ở nhà đây không ?
Đức Phật-Thầy từ trong cốc lên tiếng:

------------
1.Khi Pháp vào Nam-Kỳ thì Huỳnh-Mẩn-Đạt vì già yếu nên xin hồi hưu, đổi Phan-Khắc-Thân lên thay ở An-Giang.
------------
-    Có. Ai hỏi tôi có việc chi ?
                -Có lịnh quan Tổng-đốc An-Giang đòi, ông Đạo phải sửa-soạn đi liền theo chúng tôi bây giờ đây !
-    Mấy ông nán cho tôi cúng ngọ một chút, được không ?
-    Không được, chuyện gấp lắm !

Thế là Đức Phật-Thầy không kịp giã-từ bổn-đạo, theo chân mấy tên lính xuống thuyền vượt thẳng lên An-Gian. Trong bọn nầy, nghe đâu có Cai Trung và Đội Bồng chỉ-huy, nhưng Cai Trung thì xử đối với Đức Phật-Thầy ôn-hòa lễ-độ nên không sao, còn Đội Bồng vì xấc-lấc vô lễ, nên sau đó ít ngày phải á khẩu rồi chết.

Khi giáp mặt quan Tổng-đốc An-Giang, sau những câu hỏi chận đón để buộc tội Đức Phật-Thầy là gian đạo-sĩ, họ bày ra đủ cách để thử - thách Ngài. Theo như những bài lịch-truyền nói về Ngài và Nhiều bậc phụ-lão thuật lại thì nào là lót tượng Phật Quan-Âm dưới chiếu rồi bảo Ngài ngồi lên, trong khi có nhiều tăng sãi khác đã ngồi rồi trên chiếu ấy (1). Nào là dọn cơm chay để lẫn
------------
 
            1.Giảng xưa có phép chuyện quan Tỉnh An-Giang mời Đức Phật-Thầy ngồi trên chiếu, trong khi dưới chiếu ấy có lót tượng Phật. Ngài trả lời đại ý như vầy:
      « Bẩm tôi xin đứng dưới nầy,
            « Hòa thượng Thầy-sài ngồi rày hai bên.
            « Tham ăn thấy thác một bên,
            « Dưới tượng Phật-Bà Hòa-thượng ngồi trên».
Hòa-thượng nghe nói ngã lăn.
------------

cơm mặn rồi bảo Ngài ăn v.v… song nhứt nhứt Ngài đều ứng-đáp trôi chảy, khám-phá ra được hết.

Có lần người ta thử Ngài bằng cách cùng ngồi liều với các vị Hoà-thượng khác, xem ai đủ đức tính nhẫn-nại hơn. Ngài bảo rằng ngồi liều bằng ngại-diệp không có chi lạ, hãy dùng chuông nướng đỏ rồi úp lên đầu, như thế mới xem được có kiên tâm hay không. Các Hòa-thượng nghe nói thất đảm, song Ngài thì vẫn điềm-nhiên, đốt chuông đặt lên.

Sau khi tìm hết cách thử-thách nhà chức-trách tỉnh An-Giang đã đem lòng khâm-phục Đức Phật-Thầy, nhưng cũng phải tạm lưu-giam Ngài để đợi lịnh triều-đình định đoạt. Trong lúc lưu-giam ấy, Ngài muốn ra vào tự ý, đội cai không tài nào ngăn- cản được. Thế nên mấy lúc sau, người ta cho Ngài được ở ngoài tự-do, không ràng buộc nữa.

Thể theo đề-nghị của quan Tổng-Đốc tỉnh An-Giang, Đức Phật-Thầy được triều đình chính-thức công-nhận, được tự-do hành-đạo, nhưng buộc Ngài phải xuống tóc như  hàng tăng sãi tu Phật ở cửa thiền.

Tương truyền rằng trước khi Ngài thế-phát, người ta có sấm sẳn cho Ngài một cái mặt kiến, một cây kéo và một cái màn, để tỏ lòng trọng kỉnh.

Khi xuống tóc rồi, Đức Phật-Thầy chia ra giỏi cho các môn-nhơn đệ-tử có tâm-chí giữ làm kỷ-niệm. Tóc ấy hiện giờ mặc dầu đã trải qua hơn một trăm năm, vẫn còn nhiều người giữ được.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn