Tình trạng bất ổn mỗi lúc một tăng

11 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 43380)
Tình trạng bất ổn mỗi lúc một tăng

 

Năm 1939, khi bắt đầu hóa đạo, Đức Giáo Chủ đã cáo tri chúng sinh những gì sẽ tới:

 

Ngày 18 tháng 5 năm kỷ Mão, vì thời cơ đã đến lý thiên đình hoạch định, cuộc nguy cơ thảm họa sắp tràn lan.

 

Và Ngài còn vạch rõ thêm:

 

Hạ ngươn nay đã hết đời

Phong ba biến chuyển đổi dời gia cang

Năm mèo Kỷ mão rõ ràng

Khắp trong trần hạ nhộn nhàng xiết chi

 

Hoặc là:

 

Hạ ngươn lòng dạ đồi dời

Bây giờ khổ não đến đời là đây

 

Tâm cảm con người đã bị ảnh hưởng vật chất cuốn hút làm quay tít trong chỗ mê lầm từ trước vốn nhiều đời triền phọc trong si mê, bây giờ gặp đấy sống – miếng đất vật chất xa hoa gắn liền theo những phát kiến của khoa học – cho nên càng xua lùa nhau đến bờ vực thẳm của những cuộc tranh đua khốc liệt, khiến thảm họa càng lúc càng dập dồn. Cho nên chúng ta sẽ không lạ gì khi bắt buộc phải thấy:

 

Mai sau nhiều cuộc đất cày

Đua nhau mà chạy lầu đài cũng xa

 

Và cảnh huống đó không chỉ diễn ra ở gần ta, mà đâu đâu trên trái đất, cũng phải đồng nhận lấy cộng nghiệp:

 

Khắp thế giới cửa nhà tan nát

Cùng xóm làng thưa thớt quạnh hiu

 

Đệ nhị thế chiến đã sát hại đến 25 triệu mạng người và gây thương tích cho 29 triệu người khác từ Âu sang Á mà trong Sấm Kinh P.G.H.H. Đức Giáo Chủ hẳn đã tiên tri (1). Nhưng sau chiến tranh đó, hòa bình có đến với nhân loại chưa, hay chỉ là những dịp nghỉ chân tạm bợ của người khách lữ hành?

 

Đức Giáo Chủ đã cho biết là chưa, Ngài viết:

 

Khổ với thảm ngày nay có mấy

Sợ mai sau dòm thấy bay hồn

Trừ tà gian còn thiện chỉ tồn

Cảnh sông máu núi xương tha thiết!

Trần với thế bây giờ nào biết

Chừng nhìn xem hư thiệt mới tường

 

Quả thật, như chúng ta đã thấy , sau ngày thế chiến chấm dứt thì hết “nóng” đến “nguội” rồi đi vào “cân não” nữa, những cuộc tranh chấp cứ mãi giằn co để bắt buộc nhân loại phải dẫn xác đến bãi sa rtường. Người ta đã hô hào hòa bình bằng miệng lưỡi, bằng giấy mực. Biết bao sách báo và nước miếng đã tốn kém cho việc giải quyết hòa bình, nhưng chiến họa vẫn tràn lan hết nơi này đến nơi khác.

 

Nếu chiến tranh Hàn quốc đã hằn đậm nét đau thương trên gương mặt già nua trườc tuổi của biết bao người con côi vợ góa, thì những cuộc xung sát tại Congo, Lào quốc, Ấn Độ, Ai Cập... cho tới hằng trăm cuộc đụng độ mỗi ngày trên lãnh thổ Việt Nam từ trên 20 năm qua, đã tố cáo lớn tiếng rằng tình trạng bất ổn mỗi lúc càng tăng chớ không có mòi gì giảm bớt.

 

Người dân nếu có rảnh rang, chỉ danh ra 24 giờ thôi để theo dõi tiếng nói trên các làn sóng điện do các đài vô tuyến truyền thanh trên thế giới loan đi, sẽ được thấy biết bao cuộc chia giành hờn mích, hoặc chuẩn bị cho sức mạnh vật chất để ứng phó bằng dao to búa lớn với nhau: “Mỹ phóng hỏa tiễn X lên không gian... Nga đức phi thuyền Y bay vòng quanh trái đất... Trung Cộng chế bom nguyên tử hạn gnặng... Lào bị đảo chánh hụt hôm qua... Biểu tình khỏa thân để chống lại đề nghị ăn thịt bò của bà Thủ Tướng Ấn Độ... Đồng Anh Kinh phá giá gây ảnh hưởng đến đồng Mỹ Kin... Biểu tình đẫm máu tại Tokyo qua chuyến công du của Thủ tướng Eisaku Sato...”

 

Người ta phải giựt mình mà thắc thỏm lo âu đến chiến tranh thứ ba, một chiến cuộc toàn dùng cơ giới tối tân để có thể làm vở toanh quả đất chỉ trong khoảnh khắc. Và cũng trong một phút giây nào đó, tâm hồn yên lặng người ta sẽ suy tư nhiều hơn, những hình ảnh sau đây được ghi nhận từ lâu trong Sấm truyền P.G.H.H.:

 

Cuộc đồi nay như ngựa buông cương

Khó dừng lại gió cu lụp bụp

Mặt nước biển lô nhô lặn hụp

Chim đua bay cá lội tranh mồi

Ngọn thủy triều nô nức sục sôi

Bầu trái đất một phen luân chuyển...(1)

 

Ông Oskar Morgenstern, một chuyên gia Mỹ về vấn đề phòng thủ, đã tuyên bố: “Có nhiều cơ hội cho một trận giặc hạch tâm xảy ra hơn là không xảy ra”. Và năm 1955, luân tước Berteand Russell, người Anh, đã hiệp với nhà bác học Einstein, kêu gọi các nhà khoa học trên thế giới hiệp lực ngăn cản sự chế tạo vũ khí bạch tâm. Theo huân tước Rusell thì nếu những khí giới tối tân này được phát triển thì sinh mạng của nhân loại không thể nào bảo vệ và vấn đề hòa bình không thể thực hiện.

 

(1) Sau cuộc khủng hoảng tại Cuba hồi tháng 10-1962, chính Tổng Thống Kennedy đã tuyên bố: Nếu Nga không nhân nhượng thì chiến tranh nguyên tử đã bùng nổ, và chỉ nội ngày đầu, tại Nga, Mỹ và châu Âu sẽ chết đến 150 000.000 nhân mạng chớ không ít. Ta thử tưởng tượng nếu cứ thê mà tràn lan thì quả đất này còn chi? Cho nên T.T. Kenedy cũng nói tiếp: Đó là chung cuộc của Thế Giới.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn