- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Những tai họa khủng khiếp càng đến với chúng sinh quyết liệt chừng nào thì ngày chấm dứt khúc bi ca lịch sử càng gần kề chừng nấy, cũng như quả đã muồi thì phải rụng, chúng sinh phải chịu đựng một cuộc biến cố lớn để rồi mới an hưởng được một ngươn lớn: niên đại của hòa bình.
Sự thay đổi đó như thế nào? Ta hãy xem qua Tứ thánh, một tác phẩm lục bát trường thiên được người đời tín nhiệm.
Hạ ngươn mỗi việc mỗi mòn
Mòn sông mòn biển lại còn mòn non
Đổi chồng đổi vợ đổi con
Đổi non đổi núi đổi hòn Hà Tiên
Đổi Châu Đốc đổi Tịnh Biên
Thất Sơn lại đổi qua liên Nhà Bàng
Qua liền năm trước chật đàng
Qua lộ Văn Giáo máu tràn như sông
Đổi năm đổi tháng đổi trong ngày giờ
Đổi cha lại đổi nhà thờ
Đổi cồn đổi bãi đổi cờ Nam bang
Trời xoay Âu Á bốn phang
Nước tràn bờ cõi khó an thời kỳ
Chuyển luân bờ vực biên thùy
Ngửa nghiêng trời đất lập kỳ thượng ngươn.
Đức Giáo Chủ cũng từng báo trước cho chúng sinh những điều tai họa khốc liệt sẽ đến trên trái đất này trước ngày thái bình thịnh trị:
Nơi phía trước cheo leo tiếng khóc
Đứng sau lưng hình vóc dẫy chơn
Nước kia lửa nọ tưng bừng
Thảm cho thế sự lẫy lừng nạn tai
Ngài lại còn hé lộ cơ huyền:
Đến Thân Dậu Thánh Thần náo động
Thảm cho trần nhà trống ruộng hoang
Tiếng than lụy ngọc nhỏ tràn
Nạn tai dồn dập xóm làng còn chi!
Những biến chuyển vĩ đại đó, không chỉ có nói trong Sấm Kinh của Đức Giáo Chủ, mà cả trong Sấm truyền xưa của Phật Thầy, cũng có trình bày với tính cách quyết đoán.
Những người thiện căn đã gieo được thiện nhân, tất nhiên sau khi nhận chịu cộng nghiệp của thời kỳ đại biến chuyển, sẽ được tồn tại trong cuộc sống mới của thời thượng ngươn; còn kẻ bất lương điên đảo, đời đời gây nghiệp dữ, tất nhiên phải bị nghiệp lực giày vò gớm ghê.