Thần cách của Đức Giáo Chủ

11 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 41822)
Thần cách của Đức Giáo Chủ

Nhìn vào lịch sử của các tôn giáo, ta thấy không có một tôn giáo nào giữ được nguyên vẹn hình thái buổi ban đầu mà có thể bền vững trước những diễn tiến của lịch sử. Những cuộc cải cách lớn lao, những sự canh tân về giáo lý, tín điều, dù nhiều dù ít trong các tôn giáo điều nhắm đáp ứng nhu cầu tình thế. Nói như một nhà xã hội học hiện đại thì “một tôn giáo, bao giờ còn tồn tại là còn cải tiến”. Phật giáo là Brahma giáo được canh cải, Thiên Chúa giáo là Guida giáo được cải cách (1)…Đó là trường hợp của những công cuộc cải cách to tát mà kết quả là sự thành hình của một tôn giáo mới. Ngoài ra trong mỗi tôn giáo lớn đều có nhiều chi phái xuất hiện tùy thời và tùy cảnh, nhằm cải tiến tôn giáo của mình. Và cứ mỗi khi có sự cải tiến như thế là có một giáo phài mới xuất hiện. Người chủ xướng công cuộc cải tiến trong trường hợp này sẽ được các tín đồ sung bái và sẽ nghiễm nhiên trở thành vị sáng lập của giáo phái, nghĩa là ẽ được tôn sung như một giáo chủ.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi nỗ lực cải cách đều thành tựu. Sự thành tựu này tùy thuộc nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất là tư cách của người chủ xướng. Riêng về Phật giáo Hòa Hảo, thì như mọi người điều biết, đó là một chi phái của Phật giáo, nhằm canh tân phương pháp tu hành cho tôn giáo này. Công cuộc canh tân đóđã thành tựu to tát khiến có thể xem PGHH như một tôn giáo riêng, mà vị sang lập là đức Huỳnh giáo chủ. Và như đã thấy trên, yếu tố then chốt đưa đến thành tựu nầy là tư cách của Đức Giáo Chủ, hay nói đúng hơn là thần cách cùa Ngài. Vậy thần cách của Đức Giáo Chủ được thể hiện như thế nào trong “cuộc đời con người” của Ngài, và Sứ Mạng thiêng liêng của Ngài ở trần gian nầy là gì?.

 

Năm Kỷ mão, “Hạ ngươn đã hết”, sắp có những biến cố lớn lao, cuộc đời tiến dần vào vực thẩm của tang thương ly loạn, Cảnh đói khổ, bệnh hoạn, chết choc… những thảm họa ấy của chiến tranh đã gần kề nhưng con người vẫn mê muội đắm chìm trong vật dục. Thượng đế đã chết từ lâu, từ khi sự sùng tín khoa học thay cho tín ngưỡng trong tâm hồn con người, và con người cũng sẽ cùng chung một số phận. Nhân loại đã đào một cái hố sâu để sắp sửa tự chôn mình mà không biết.

 

Không thể yên vui nơi cõi Phật trong lúc “bá tánh sầu thành chất ngất”, Đức Thầy quyết định xuống thế cứu vớt chúng sanh bằng cách thức tỉnh, khuyến khích họ tu Nhân học Phật. Ngài “tá hiệu Khùng Điên” gắng công truyền đạo khắp nơi, và trong bước đầu không trách được sự chê cười khinh khi của nhiều người mà cuộc đời văn minh vật chất đã tạo nên ở họ nhiều kiêu hãnh.

      Khắp trong bá tánh trần hoàn

      Cùng hết xóm làng đều bỉ người Điên

Trường hợp nầy không riêng cho Đức Thầy mà, qua lịch sử các tôn giáo, cho cả những vị sang lập các tôn giáo khác, Jesus, Thích Ca, Khổng Tử… đều bị người đời chế nhạo. Tuy nhiên có điều mà ai ai cũng phải công nhận là “họ không phải là người thường như bao nhiêu người khác”, và cái khác thường ấy chắc chắn không phải vì Điên, vì Khùng. Renan đã nói một câu chí lý: “Người điên không bao giờ thành công. Từ xưa đến giờ chưa có một sự loạn trí nào cho phép người ta có những hoạt động ảnh hưởng sâu xa đến bước tiến của nhân loại.” Những vị sáng lập các tôn giáo nói trên đã gây được ảnh hưởng  sâu rộng trong nhân loại. Họ có hàng triệu và hang triệu tín đồ sùng bái. Họ đã thành công và những thành công của họ là những thành công vĩ đại. Như Đức Giáo Chủ đã nói :

      Bởi chữ Khùng của Phật của Thầy

      Chớ chẳng phải của người lãng trí

Mọi ý hướng cắt nghĩa sự thành công to tát đó bằng những nguyên nhân tâm lý, sinh lý, xã hội… đều thất bại. Không thể giản lược một sự kiện tôn giáo vào một sự kiện nào khác. Những lối phân tích, suy luận theo tinh thần khoa học nhằm cắt nghĩa sự kiện thiêng liêng như sự kiện tôn giáo không đem lại một giải đáp nào thỏa đáng ; lý trí của con người phải thú nhận sự bất lực khi bước vào lãnh vực tôn nghiêm nầy. Rốt cuộc mầu nhiệm và huyền bí vẫn dẫy đầy chung quanh con người, cuộc đời và hành động của các vị giáo chủ

      “Trong cuộc đời của những thiên tài, những bậc thánh thiện có cái gì không thể dùng trí thức để phân tích cắt nghĩa được. Cái đó tức là tính cách thiên tài và thánh thiện”. (2)

Về trường hợp của Đức Giáo Chủ ta thấy : Hơn cả một bậc thiên tài, hơn cả một đấng thánh thiện, ờ nơi Ngài có cái gì thiêng liêng, mầu nhiệm của Đấng Cứu Thế.

Ai cũng biết Ngài chỉ học qua bậc tiểu học, sau đó Ngài bị đau ốm luôn phảI bỏ dở việc học hành. Cho đến năm 1939, lúc ấy đã được hai mươi mốt tuổi. Ngài bắt đầu truyền giáo. Như vậy không có gì chứng tỏ rằng Ngài có học lực cao, khung cảnh sống rất giới hạn cho nên nếu Ngài là người thường  thì kiến thức của Ngài cũng chỉ có được trong giới hạn đó mà thôi.

Hoàn cảnh gia đình , giáo dục, xã hội không thể tạo được những kiến thức sâu xa về tôn giáo, triết lý, những tư tưởng cao siêu, những hành động phi phàm mà mọi người phải kính nể bái phục. Có thể nói Ngài hơn cả những bậc sanh nhi tri chi, và sự kiện đó chỉ có thể giải thích được bằng những mầu nhiệm, những huyền diệu trong lãnh vực tôn giáo. Ngài không phải chỉ là người thông minh, không phải chỉ là hạng thiên tài theo nghĩa thông thường. Ngài là một vị Phật.

Ta chịu lịnh Tây Phương thọ kỳ

Nên Phật Tiên phảI xuống hồng trần.

“Bởi đời nầy pháp môn bế mạc. Thành đạo trăn vu, người tâm trí tối đen, đời lắm Ma vương khuấy rối” cho nên “Chư Phật mới nhủ lòng từ bi cùng các vị chơn tiên lâm phàm độ thế, trước ra công cứu khổ, sau chỉ rõ cơ huyền…” Ngài là một trong các vị cứu đời ấy. Sứ mạng thiêng liêng  của Ngài , Ngài đã mặc khảI cho chúng ta qua nhiều vần thơ, lời Sấm, câu Kệ giảng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn