Hậu quả bi thảm của văn minh khoa học.

11 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 40714)
Hậu quả bi thảm của văn minh khoa học.

Người Tây phương ngày nay có thể rất tự hào về những tiến bộ khoa học kỹ thuật của họ. Nhờ những công trình nghiên cứu có phương pháp, những phát kiến quan trọng của các nhà bác học trên địa hạt vật lý, hóa học ... ngày nay họ có những nhận thức có hệ thống chính xác, khách quan ... Và từ những kiến thức khoa học đó họ áp dụng vào việc sáng chế các máy móc tối tân tạo nên nhiều tiện nghi giúp cho đời sống vật chất của con người ngày thêm tiện lợi.

 

Việc giao thông dễ dàng nhanh chóng bởi những phương tiện di chuyển tối tân như các loại xe cộ, tàu thủy, phi cơ. Đời sống của họ rất sung túc, sung sướng trong những ngôi nhà lộng lẫy trang hoàng bằng đủ loại máy móc tinh xảo: máy giặt, máy hút bụi, máy đều hòa không khí, máy thu thanh, máy vô tuyền truyền hình, đủ thứ. Một bữa ăn của người Âu Châu có thể có đủ các món ngon vật lạ đến từ những nơi xa côi, và đời sống của một người khá giả có thể có nhiều thích thú lạ lùng hơn cả những bậc đế vương thuở trước.

 

Những đã hẳn đó chỉ là về phương diện vật chất; còn về phương diện tinh thần thì saso? Thật ra người Tây phương họ còn hãnh diện hơn nữa về những tiến bộ kỹ thuật của họ. Họ có tự do, dân chủ, hó có pháp luật để bảo vệ quyền làm người, nhân phẩm được tôn trọng, cả loài vật cũng được bảo vệ. Trên mọi địa hạt giáo dục, xã hội, ở đâu cũng được rực rỡ bởi ánh sáng của văn minh tân tiến.

 

Tuy nhiên cơ sở của nền văn minh đó thật ra không có gì vững chắc. Và ngay từ đầu thế kỷ này đã có nhiều người ý thức được mong manh, bấp bênh cũng như những tai hại của nó. Tất cả chỉ là cái bóng bảy hào nhoáng bên ngoài mà thôi. Những kiến thức khoa học mà họ tự hào, dù cho có tiến bộ, cũng chỉ là những kiến thức của con người trong thân phận hèn kém của nó mà thôi. Bao nhiêu huyền bí vẫn mãi mãi là huyền bí. Cho đến nay, người ta đã biết được gì chắc chắn về vũ trụ, về quả đất địa cầu, về sự sống? Người ta biết gì về uyên nguyên cứu cánh của nó? Tổng cộng những hiểu biết để so với những gì chưa biết được, ta mới thấy sự hiểu biết mà ta tự hào ấy thật là vô nghĩa.

 

Trên địa hạt kỹ thuật cũng thế. Tuy biết rằng mọi nỗ lực trên địa hạt này đều nhằm phục vụ cho đời sống nhân loại, làm cho con người sung sướng hạnh phúc hơn. Nhưng sự sung sướng hạnh phúc ấy – nếu cho là có- cũng rất mong manh, vì nó gắn liền với cuộc sống giới hạn, cảnh đời tạm bợ của cõi vô thường. Mà hơn thế nữa, người ta còn có thể nghi ngờ hạnh phúc do cơ giới mang lại. Thật sự con người có được hạnh phúc không, trong đời sống văn minh đó?

 

Nhà kinh tế học có một lầm lẫn lớn là lẫn lộn mực sống và hạnh phúc. Mức sống của con người chỉ có giá trị đối với nhà thống kê; mà những con số của họ nêu lên chỉ là những con số chết trước hạnh phúc thật sự. Nói một cách khác hơn, hạnh phúc của con người không tùy thuộc vào số y sĩ, đường rày xe lửa, số calories, số kilowatts điện, số những cú điện thoại hằng ngày, hay là số tiền lương hàng tháng. Hạnh phúc tùy thuộc nhiều hơn ở tâm trạng thanh bình an nghỉ của con người.

 

Chẳng những kỹ thuật không đem lại hạnh phúc, không thỏa mãn được những nhu cầu của con người mà nó còn kích thích , còn đẻ thêm nhiều nhu cầu khác khiến cho con người càng cảm thấy thiếu thốn thèm khát. Đó là chưa nói đến bao nhiêu nỗi lo âu, thắc mắc khác, bao nhiêu những khắc khoải kinh hoàng, thường hay ám ảnh đe dọa trong tâm hồn. Tính cách phi lý, vô nghĩa, thừa thải của kiếp người là điều họ vẫn thường xuyên ý thức.

 

Nếu từ Bacon, người ta hy vọng rằng trí óc của con người trong ít thế kỷ sẽ đạt đến chân lý vẹn toàn để duy trì lý hóa vĩnh viễn mối tương quan vũ trụ và con người, thì ngược lại từ những khám phá mới mẻ của khoa học ở giữa thế kỷ 20 dẫn đến những thuyết tương đối, bất định... con người bắt đầu thất vọng cảm thấy con đường tiến bộ của minh chỉ dệt bằng một chuỗi dài những ảo tưởng. Khủng hoảng trí thức! Chân lý không bao giờ đạt được nếu không nhờ khai thị, nếu chỉ trông vào trí óc con người. Một số triết gia Tây phương đã lên tiếng về sự bất lực của khoa học, cái bấp bênh của cơ sở văn minh hiện đại (1)

 

Cơ sở đã không vững vàng mà hậu quả lại càng tai hại. Trước hết là sự sùng tín khoa học. Sự tin tưởng mù quáng và kiêu hãnh ơ nơi bộ óc con người đã đưa đến chủ nghĩa duy lý độc tôn bóp chẹt tình cảm cá nhân, dòng sống cụ thể của con người, nó là một sai lầm nguy hại. Sự thờ phượng khoa học không thể không đưa đến chủ nghĩa duy vật nguy hiểm dù ở phía tư bản hay người cộng sản.

 

Từ đó không biết bao nhiêu những hậu quả gớm ghê khác. Bao nhiêu cuộc chiến lớn nhỏ nguội lạnh, bao nhiêu tkhí giới giết người tối tân được đem ra xử dụng. Sắt, máu, khói, lửa, hơi độc ... tàn sát tiêu diệt hàng triệu triệu người.

 

Đây là một bằng chứng: “khi sự bùng nổ xảy ra ở Hiroshima, đó là một luồng hào quang chói lọi, và tất cả trung tâm thành phố bị vùi dập trong một làn chớp ngắn. Từ thành phố ấy, một cơn gió bạo tàn trỗi dậy, lột trần những người sống sót. Những người đàn bà mặc Kimono hóa ra trần truồng, với các hình vẽ của vải in trên da thịt loang lở vết cháy. Gió quất vào cơ thể như mũi kim lửa. Hàng trăm ngàn sinh linh bị tiêu diệt trong khoảnh khắc, hàng trăm ngàn người chết mòn mỏi, dăng dẳng cả chục năm...” Đây chỉ mới là trái bom nguyên tử của năm 1945.

 

Một văn sĩ khác ghi lại cái thê thảm của Âu Châu:

 

“Tôi đã nhìn thấy cảnh Âu Châu sụp đổ, cảnh bao người chết đói, cảnh những kẻ bị tù đày, hành hạ và chết mòn trong các trại tập trung... Tôi đã nhìn thấy cảnh chết chóc tàn tạ của cả một lục địa với những khối người, những pháp luật, lòng tín ngưỡng và hy vọng của nó, chết mà không biết rằng mình chết. Tôi chỉ có thể nhìn thấy phố xá điêu tàn, các lũ người điêu tàn, các thánh đường điêu tàn và các niềm h vọng sụp đổ...”

 

Cảnh thế chiến thứ hai đã ghê tởm đến thế, nếu có thế chiến thứ ba, chắc chắn đó là ngày tận thế. Điều đó không phải là không thể xảy ra khi hai khối lớn, hai khối đối lập trên thê giới hiện nay, đã sẵn sàng làm những võ khí nguyên tử, thừa để tiêu diệt mọi sự sống trên địa cầu trong giây lát. Mà dù cho không xảy ra chiến tranh đi nữa, con người trong xã hội văn minh máy móc kia đã phaải mang một bộ mặt thê thảm, phi nhân tính.

 

Nhiều triết gia văn sĩ đã tố cáo, đã lên án. Đây là lời của một người: “Bầu không khí của xã hội hiện thời dễ trở nên ngột ngạt, con người không thể chịu đựng được nữa.. Bàn giấy, chủ nghĩa, quân đội, chính phủ, tổ chức, nhà nước... mọi thứ đều hướng vào việc bóp nghẹt con người.”

 

Và “xã hội hiện thời coi giá trị một người chỉ bằng hai hoặc ba tá nô lệ kỹ thuật (máy móc). Nó được tổ chức và hoạt động theo các định luật kỹ thuật. Đó là một xã hội được tạo nên do nhu cầu máy móc chớ không phải do nhu cầu của nhân loại. Và tấn thảm kịch bắt đầu từ chỗ ấy”.

 

Cho nên dù người ta có biện minh các nào đi nữa, đó vẫn là hiển nhiên là hậu quả của văn minh, của tiến bộ khoa học kỹ thuật.

 

(1) Xem chương 15, Vấn đề hòa bình trong P.G.H.H. tiết mục: Sự lấn áp của văn minh khoa học đối với đạo đức nhân nghĩa.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn