- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Đã có một vài người từ trước, khi nhìn qua một đôi quyển Sấm giảng P.G.H.H. với những nhận xét sơ sài, chưa kịp suy nghĩ tế vi, vội cho rằng vì có nhiều tính chất địa phương, mà giáo nghĩa e sẽ hẹp hòi gò bó.
Không. Người ta đã nông nỗi rồi, khi đã nhận định như thế!
Tính chất dân tộc của P.G.H.H. không hề trái với chủ trương đại đồng của người sáng lập ra nó. Mặc dầu ta thấy giáo lý P.G.H.H. có bảo tồn cổ tục,có bảo vệ quốc gia, có hưng truyền đạo cũ và có trì thủ những lề lối thi ca căn cốt của giống nòi... nhưng bảo tồn cổ tục không có nghĩa là nắm giữ cả những hũ tục cũng như bảo vệ quốc gia đâu cứ phải là bài ngoại, bế quan! Chính những nghi lễ rườm ra bề bộn, làm tốn kém và mất thì giờ, Đức Giáo Chủ đã quả quyết cắt rời khỏi đạo: và những điều gì mới mẻ mà hay ho, không phải trở ngại cho bước tiến của quê hương, Ngài đều công nhiên thừa nhận hay khuyến khích nên làm.
Đây:
Đối với khoa học, Ngài nói:
“Sự hiểu biết về khoa học không cản trở sự tu hành và nó giúp cho mình nghiên cứu Phật Đạo một cách rành rẽ”.
Đối với thể dục, Đức Giáo Chủ khuyên:
“Nên luyện tập những môn thể dục nào hợp với sức khỏe nếu mình muốn, bởi vì xác thịt có khỏe mạnh, tinh thần mới sáng suốt, như vậy mình mới có thể làm đạo nghĩa một cách đắc lực”.
Đối với nhân loại trên mặt địa cầu, Ngài chủ trương:
“Ngoài đồng bào, ta còn có thế giới người đang cậm cụi cần lao cũng cấp những điều nhu cầu cần thết... Nếu không có nhân loại, thử hỏi dân tộc ta ra như thế nào?
... Thế nên dân tộc ta phải nhờ đến nhân loại, nghĩa là nhờ đến dân tộc khác vào phải biết ơn họ. Hãy nghĩ đến họ cũng như mình và đồng chủng mình”.
Thật ra, còn vô số bằng chứng để nói được cái tinh hần mở rộng sự hòa hợp, cái tính chất muốn vươn lên cho vượt được thời gian và không gian và không gian trong Sấm Kinh P.G.H.H.
Trong một bài thơ viết tại khu chiến miền Đông giữa một ngày tết, Đức Giáo Chủ đã thố lộ lòng khát khao cho con dân đất Việt chóng tiến đến cõi đại đồng. Ta hãy nghe Ngài chuốc chén:
Tặng bạn ngày xuân chén rượu nồng
Uống rồi vùng vẫy khắp Tây Đông
Đem nguồn sống mới cho nhân loại
Để tiến tiến lên cõi đại đồng
***
Nhìn qua sắc thái P.G.H.H., đồng hóa các tư tưởng ngoại lai, để biến thành chất liệu dân tộc rồi giữ gìn những gì tốt đẹp thật sự của dân tộc không để cho nó tiêu hao tàn hoại đi, một lần nữa chúng ta có hể quả quyết P.G.H.H. là một nền đạo dân tộc.
Nhưng, còn có một điều đáng ghi nhận nữa là tính chất dân tộc đó không hề bị đóng khung trong một cái vỏ “cô lậu quả văn” mà là một tính chất phóng khoáng vượt bực, bao giờ cũng muốn đem nguồn sinh lực siêu nhiên, đầy đạo lý của mình mà:
Đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc (1)
(1) Cần xem thêm: Một nền Đạo dân tộc, Phan Long và Hoàng Quân biên soạn, Ban Tu Thư Phổ Thông Giáo Lý P.G.H.H. ấn hành.