- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Giáo lý chân truyền của Phật như đã thấy vốn rất cao thâm mà thiết thực, nó là một triết thuyết nhiều hơn là một tôn giáo duy thần. Chính trong căn nguyên giáo điều của Đức Phật trực tiếp nhiếp hóa, Phật không hề bảo ai tụng kinh, gỏ mõ, dựng tháp, đúc chuông… Nhưng về sau Đạo càng được truyền đi, càng sai lạc. Người ta bày ra nhiều chuyện như hát Phật chạy đàn… lắm kẻ còn bỏ tiền ra để làm những xá mã, cho rằng những vật ấy có công năng bay được về trời mà thưa, xin, cầu đảo phúc đức cho mình v.v….(1)
Trớ trêu hơn nữa là có nhiều nơi, tượng cốt của Phật Tổ còn ít được dựng lên hơn là tượng cốt của những nhân vật do người đời tưởng tượng mà bày đặt ra, ví như tượng Quan Âm chẳng hạn.
Có kẻ còn mướn thêu một ngọn cờ, treo ở chùa và tin rằng mỗi lần cờ phất trong gió là tụng được một bài kinh, mà “tụng được một bài kinh” như vậy, là được lên nát bàn (2)
Còn biết bao điều xa lạc nguyên căn khác do người ta dựng lên và gắn vào nghi thức Giáo điều đạo Phật! Những vụ tụng kinh mướn, những cuộc cầu rỗi với mục đích kiếm tiền nhan nhản khắp nơi, trái hẳn với chủ nghĩa chân chính của Phật không sao kể xiết.
Thượng tọa Mật Thể, trong Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, tất nhiên Thượng tọa là người từng ăn nằm trong cửa Phật, sau khi nghiên cứu Phật sử Việt Nam cận đại, đã phải than dài và công bằng mà nhận xét như sau:
”Từ trên vua quan cho tới thứ dân ai ai cũng yên trí rằng Đạo Phật là để cúng cấp, cầu đảo chứ không có gì khác nữa. Và phần đông họ chỉ trọng ông Thầy ở chỗ danh vọng, chức tước, mặc dầu ông thầy ấy thiếu học, thiếu tu. Tệ hại ấy làm cho tăng đồ trong nước lần lần sa vào con đường trụy lạc, cờ bạc, rượu chè, đàm trước thanh sắc”.