- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Cùng trường hợp với các bậc thánh nhân,hiền triết, Đức giáo Chủ hóa hiện ra đời dùng vào lúc chiến tranh bắt đầu khai diễn, con người đang thao thức trong ngàn khắc khoải, lo âu. Đạo đức suy đồi, Phật Pháp bị lãng quên không người góp công hoằng hóa. Vì tình thương rộng lớn đối với chúng sanh trong thời mạt pháp, Ngài quyết đứng ra dựng Đạo cứu Đời. Ngài lấy vô vi chơn truyền của Đức Thích Ca làm nồng cốt. Bước đầu truyền đạo, Ngài tạm dùng sự huyền diệu của Mật giáo để đối cơ cảm hóa kẻ ít thiện căn.Sau đó Ngài dung hợp hai pháp môn Phước, Huệ để làm cơ bản tu học cho các tín đồ.
Thông thường các nhà sáng lập ra tôn giáo, triết học, trước hết phải lưu tâm đến vấn đề trình bày vũ trụ quan trên giáo lý, học thuyết của mình, nhằm giúp cho con người an tâm mà qui hướng, nhập môn. Đức Giáo Chủ khác hơn! Vì đạo của Ngài chính là đạo Phật, vũ trụ quan của Ngài là vũ trụ quan của Phật. Những gì Ngài phải nói, hai ngàn năm về trước Đức ThíchCa đã nói hết rồi. Vả lại Ngài có viết:
Làm “Vô vi” chánh đạo mới mầu
Đạo Thích Ca nhiều nẻo cao sâu
Hãy tầm kiếm cái không mới có
Câu này đã xác nhận rằng Ngài không làm khác hơn Đức Thích Ca, nhưng vì Đạo Phật quá cao sâu phong phú mà nhân sanh thì phước huệ mỏnh manh, nếu không ai khuyết khích dắt dìu thì rất dễ sai lầm mất gốc. Bởi lẽ ấy nên Ngài phải ra công chỉ nẻo vô vi (cái không) cho những ai muốn tìm chánh đạo (cái có).
Cái “không” ở đây không thể lầm lẫn với cái “không” của Lão Tử, mà là cái “chán không diệt hữu” của Phật vậy.
Cứ như câu:
Đạo “vô vi” của Phật ân cần
Nối theo chí Thích Ca ngày trước
thiết tưởng không còn gì rõ rệt hơn cho chúng ta xác định nguồn gốc chữ vô vi trong đạo của Ngài.
Xưa, sau 49 năm thuyết pháp, Phật không muốn dùng tới kinh văn giáo điển, Phật chỉ đưa tay cầm lấy hoa sen rồi im lặng, thế mà ông Ma Ha Ca Diếp liền đắc đạo vô vi.
Ngày nay, Đức Giáo Chủ cũng dạy cho tín đồ không nên bày biện ra sắc tướng thinh âm, mà chỉ cần quay trở về với bản tâm thanh tịnh. Vì có câu: “Phật tức tâm, tâm tức Phật”. Mà trong mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, bình đẳng như nhau, ai cũng có thể tự mình đắc quả. Đức Giáo Chủ há chẳng nói:
Phật tại tâm chớ có đâu xa
Mà tìm kiếm ở trên non núi
Rốt lại, người hành đạo chỉ cần có cái tâm. Hễ giữ tâm cho thanh tịnh thì chẳng đdợi gì phải tìm kiếm ở bên ngoài, Phật sẽ hiện ra ngay ở trong tâm.
Đi đôi với việc hướng về bản tâm thanh tịnh, Đức Giáo Chủ cũng không ngớt kêu gọi tín đồ cùng hàng tu sĩ sớm dứt bỏ mọi việc làm có tánh cách dị đoan mê tín, giải trừ tà kiến, diệt lòng ái thủ ngã chấp. Ngài nói:
Tu “vô vi” chẳng cúng chè xôi
Phật chẳng muốn chúng sanh lo lót