Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo

11 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 37506)
Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo

 

Tranh độc lập tự do cho nước

Cho giống nòi rạng rỡ trước năm châu

 

Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo mà trong Giáo lý có pháp giáo tứ ân. Theo đó thì ngoài các ân tổ tiên cha mẹ, ân tam bảo, ân đồng bào và nhơn loại, ân đất nước được liệt vào hạng bậc thứ hai. Chính Đức Giáo Chủ đã giảng về ân đất nước như sau:

 

“Sanh ra, ta phải nhờ tổ tiên cha mẹ, sống ta cũng nhờ đất nước quê hương. Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ, ta cảm thấy bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị xâm lăng giày đạp. Ráng nâng đỡ xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo và làm cho được trở nên cường thạnh. Ráng cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm.

 

Hãy tùy tài tùy sức, nỗ lực hy sinh cho xứ sở. Thảng như không đủ tài lực đảm đương việc lớn, chưa gặp thời cơ giúp đỡ quê hương, ta phải ráng tránh đừng làm việc gì sơ xuất đến đỗi làm cho nước nhà đau khổ, và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại đến đất nước. Đó là ta đền ơn cho đất nước vậy”.

 

Vì quan niệm đất nước liên hệ mật thiết với sự sống còn của công dân bất luận người lương kẻ đạo, nên Đức thầy ngoài việc cải tạo tôn giáo, cải tạo tâm lý, cải tạo xã hội giữa thời kỳ nước Việt đang bị băng hoại mọi mặt, Ngài còn chủ trương tích cực bảo vệ đất nước giữa lúc đất nước bị xâm lăng thống trị và gây tin tưởng về tương lai trong sự cải tạo một quốc gia độc lập hùng cường, để cho mọi người đều hưởng được mọi công bằng và hạnh phúc.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn