PGHH xuất thế hay nhập thế

11 Tháng Mười Một 200512:00 SA(Xem: 41166)
PGHH xuất thế hay nhập thế

 

Whitehead, có lẽ trong một phút suy nghĩ hời hợt, đã viết: “Tôn giáo là sự sinh hoạt của cá nhân trong đơn độc vắng lặng. Nếu anh không sinh hoạt trong đơn độc vắng lặng thì anh không phải là người có tôn giáo”.

 

Đối với tôn giáo nhà Phật, tư tưởng đó không sát nghĩa chút nào. Đạo Phật đâu có chủ trương nhất định đơn độc! Đức Phật Tổ, mặc dù có lúc lìa đời tìm đạo, nhưng sau khi đắc đạo thì lại mang đạo nhập thế gian. Những bậc tăng thống, đại sư thời Đinh, Lê như Khuôn Việt, Đỗ Thuận, hoặc những vị được coi là hoạt Phật đời trần như Trúc lâm tam tổ, đều đã hòa mình hẳn vào quần chúng để xây dựng cuộc đời. Họ nào đâu có xa lìa quần chúng!

 

Tuy nhập thế, những bậc tu hành chân chánh tiêu biểu đứng đắn cho đạo Phật, không hề để lợi danh cám dỗ. Bởi vì trước khi vào đời họ đã đều đi sâu vào cuộc sống tâm linh, đã có một dạo lìa thế gian để lắng lòng ngộ đạo. Lìa đây không có nghĩa lìa xa hết mọi bận bịu trần ai. Có thể ví họ là những kẻ bấu víu với chiếc phù phao để “tập tầm vũng” trên mặt nước một thời gian, trước khi họ cứu người chết đuối. Bao nhiêu những chấp trước, những thiên vị, những dục vọng làm đen lòng người, họ đã đều có cơ duyên đẹp được tất cả. Cho nên khi lăn xả vào đời để cải thiện xã hội, thì tâm họ là tâm không, trí họ là trí giác.

 

Những bậc chân tu đó, nếu họ có làm cách mạng, làm chính trị, thì không phải vì danh vọng hão huyền mà mục đích là muốn đem phúc lợi cho toàn thể chúng sanh mà thôi. vua Trần Nhân Tông, hiền sư Vạn Hạnh đã là chứng tích điển hình về điều này. Đó là trạng thái vô vi nhi vô bất vi (1) vậy.

 

Đức Giáo Chủ P.G.H.H. trong một cuộc phỏng vấn của báo Nam Kỳ ngày 29-11-1946, khi ký giả Hồn Quyên hỏi về sinh hoạt chính trị của Ngàitại bưng biền có ảnh hưởng gì đến sự hành đạo của Ngài chăng, thì Ngài đã trả lời cặn kẻ:

 

“Với sự hành đạo của tôi, cảnh sống nào tôi cũng có thể sống được. Cái hành đạo đúng theo ý tưởng xác thực của nó là làm thế nào phát hiện được những đức tánh cao cả và thực hành trên thực tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh, thì đó là sự thỏa mãn trong đời hành đạo của mình, chớ những sự tùy tiện về vật chất đối với tôi không có nghĩa lý gì hết”.

 

Qua câu đáp, Đức Giáo Chủ đã tỏ rõ chủ trương và Ngài không bao giờ để cho vật chất chi phối cuộc đời hành đạo. Tất nhiên đạo Ngài là đạo nhập thế, Ngài chỉ vì đời mà mở đạo để tế vật lợi sanh. Cho nên, mặc dù:

 

Bể trần sóng cuộn lao xao

 

Ngài cũng đã hơn một lần:

 

Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn