Vào khoản năm Tân sửu (1909) và năm Nhâm dần (1902) người ta thường thấy một nhà sư, hình dáng nhỏ thó như một người đàn bà, thường lai vãng bán khoai miệt kinh Vĩnh Tế, nhứt là ở Cao Miên. Trong Sám giảng của ông Sư Vãi Bán Khoai có kể lại rằng:
Nào khi Sư Vãi Bán Khoai,
Trong kinh Vĩnh Tế ai ai cũng lầm.
Mặt cân tôi chẳng biết cầm,
Quê mùa già cả âm thầm biết chi.
Chị em đừng có hồ nghi,
Cân ngang lớn nhỏ vậy thì mười quan.
Bạn hàng nghe nói sữa sang,
Rũ nhau xách thúng nhảy ngay xuống xuồng.
Bán buôn thời vận gặp luồng,
Đua nhau xúc hết những còn xuồng không.
Sư ngồi bắt mặt ngó mong,
Chị em ai nấy sao không trả tiền.
Hỏi thăm kẻ bộ người thuyền,
Bạn hàng sao chẳng trả tiền cho tôi.
Chiếc xuồng chẳng có cái mui,
Trời nắng vằng vặc thảm thương thân già.
Có người xuống bến thật thà,
Phần tôi tám yến tám tiền trả ông.
Người ta không biết ông tên chi, thấy ông thường xưng sư, hình dạng giống như cô vãi, bởi ông thường mang cái yếm ở trước ngực, cho nên người ta gọi ông là Sư Vãi Bán Khoai.
Hai tiếng Sư Vãi đủ ám chỉ Đức Bổn Sư rồi, vì chỉ có Đức Bổn Sư mới xưng sư và cũng chỉ Đức Bổn Sư mới giả làm vãi, bắt môn đệ gọi Ngài là chị Năm. Thế là Ngài đã hóa hiện đi bán khoai để thức tỉnh người đời, như trong Sám giảng của Ngài thường khuyên:
Ai mà lòng quỉ dạ yêu,
Tham tiên tích ác có siêu bao giờ.
Sư đà có dạ đợi chờ,
Rao cho bá tánh trên bờ dưới sông.
Tu hành như buổi chợ đông,
Lao xao một thuở sao không giữ gìn?
Hoặc giả:
Bây giờ huỡn đãi không lo,
Đến cơn bát loạn nằm co kêu Trời.
Bấy lâu dạy chẳng nghe lời,
Để cho ác thú trên Trời xuống ăn.
Đoái nhìn lửa cháy tứ giăng,
Trên non chín động binh chằn kéo ra.
Lao xao kẻ khóc người la,
Cong lưng mà chạy biết ra ngả nào?
Bởi vì thiên hạ hổn hào,
Cho nên Trời khiến ào ào như dông.
Kẻ thời chết đói dưới sông,
Người thời rắn cắn đầy đồng làng khang.
Ở đâu chẳng nghĩ xóm làng,
Đua nhau rượu thịt nghinh ngang chơi bời.
Sư đà giáo huấn hết lời,
Đặng cho bá tánh tỏ đời Thượng Nguơn.
Điều đáng ghi nhớ là Ngài đã truyền lại cho đời quyển Sám giảng người đời trong đó Ngài nói rõ những việc biến thiên trong thời kỳ Hạ Nguơn chuyển sang Thượng Nguơn (1)
Cứ theo lời Đức Huỳnh Giáo chủ cho biết thì việc ông Sư Vãi Bán Khoai truyền lại quyển Sám giảng người đời, cũng là một câu chuyện rất lý thú.
Một hôm Ngài bán khoai ở miệt Cao miên, khi bưng khoai vào nhà một người kia, có lẽ Ngài nhận là một người có tâm đạo, thừa lúc người này lui cui đi vào buồng thì Ngài đút quyển Sám giảng người đời dưới khay trầu.
Khi Ngài đi rồi, người ấy lại khai trầu thấy một cuộn giấy dằn dưới khay, mới lấy ra xem. Chừng đọc đến mới biết đó là quyển Sám giảng. Người ấy gạn hỏi người nhà coi của ai thì không
(1)Hãy đọc Tận Thấ và Hội Long Hoa của Vương Kim.
người nào hiểu ở đâu đem đến. Chừng trực nhớ lại khi nãy có người bán khoai lại khay trầu. Lại trong Sám giảng xưng là Sư Vãi Bán Khoai, cả nhà mới chưng hửng, cho người chạy đi kiếm khắp nơi mà không ra tung tích.
Việc ấy xãy ra năm Nhâm Dần (1902) nghĩa là trước ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai đạo 37 năm.
Từ ngày quyển Sám giảng người đời truyền ra thì người ta không còn thấy bóng dạng của ông Sư Vãi Bán Khoai nữa. Ý chừng sứ mạng của Ngài ra đời là để truyền quyển Sám ấy cho người đời, nên chi Ngài chỉ hóa hiện ra trong một thời gian ngắn, chớ không lâu như mấy lần chuyển kiếp khác.