Xã hội Việt Nam hình thành một phần do sự kết tục của tôn giáo, từ những tục Bái Vật (Thái Cổ) đến thờ Đa Thần Giáo (Thượng Cổ) rồi nối tiếp đạo Lão, đạo Phật, đạo Khổng, Thiên Chúa Giáo du nhập vào Việt Nam. Và mỗi tôn giáo với giáo thuyết riêng đã hoặc luân phiên, hoặc cùng một lúc chi phối mọi sinh hoạt tư tưởng và vật chất. Bên nguyên tắc “Tam Cương” đã đột ngột trỗi dậy tư tưởng bình quyền; luật tiến hóa “xoáy trôn ốc” của Thích Ca Mâu Ni, luật tiến hóa “gãy khớp”, thuyết cách mạng thường trực, thuyết vô vi của Lão Tử, thuyết Tôn quân của Khổng Tử, thuyết “Nhân Ái” của Jésus (1) chia nhau ngự trị tư tưởng và sinh hoạt xã hội trên mọi bình diện.
Trong khung cảnh đó, Phật Giáo Hòa Hảo dù là một tôn giáo trẻ, hệ thống tổ chức chưa chặt chẽ, phạm vi hoạt động còn hạn hẹp, phương tiện còn thiếu thốn nhưng Phật Giáo Hòa Hảo có giáo thuyết, có nhân sinh quan, có lực lượng … và vì vậy, sẽ tạo được nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội Việt Nam hoặc ngay tại vùng chi phối của Phật Giáo Hòa Hảo hay những dư luận về lực lượng nầy tại các vùng khác.
***Chú thích : (1) Lương Đức Thiệp, Xã Hội Việt Nam, trang 258. Hoa Tiên 1971.