- I. Phật Giáo Hòa-Hảo Trong Tiến Trình Đạo Phật
- II. Nhân Sinh Quan Phật-Giáo Hòa-Hảo
- III. Ngăn Ngừa Điều Ác
- IV. Phân Biện Chánh Tà
- V. Phát Triển Hạnh Lành
- VI. Luận Giải Về Tứ Ân Hiếu Nghĩa
- VII. Hành Sử Tứ Ân
- VIII. Phương Tiện Quân Sự
- IX. Phương Tiện Chánh Trị
- X. Lập Công Bồi Đức
- Phụ Lục - Trường Hợp Vắng Mặt Của Đức Thầy
Gần đây danh từ chính rị không được người đời trọng thị. Nói đến chính trị, người ta liền có ý nghĩ khinh khi, vì sanh từ chính trị đã bị một số chánh khách làm cho nhân dân khinh miệt, bởi nó có ý nghĩa hạ tiện,những thủ đoạn bất chánh. Đó chẳng qua danh từ chánh trị đã bị những trào lưu phản động lợi dụng vào những hành động phi dân, bất nghĩa. Thành thử người đời hiểu chánh trị qua những chánh khách hoạt đầu, lưu manh, đầu cơ, xôi thịt...
Thật ra, danh từ chính trị ngay trong định nghĩa xác thực của nó, không phải như thế.
Theo Tôn Văn, nhà cách mạng dân quyền Trung-Hoa thì CHÁNH có nghĩa là việc chung của mọi người, còn TRỊ là quản lý. thế nên quản lý việc chung của mọi người là công việc của chánh trị vậy.
Còn theo quanniệm Nho gia thì chánh trị được định nghĩa như vầy: “Chánh giả chánh dã”. Có nghĩa: Chánh trị là sửa lại cho ngay thẳng cái gì chưa được ngay thẳng. Đó chẳng qua vịn theo tự nghĩa Hán văn mà giải thích, bởi chữ CHÁNH có nghĩa là đánh, hành động và TRỊ có nghĩa là sửa đổi, hành phạt. Nhưng dầu với định nghĩa nào chính trị cũng không ngoài nghĩa cai trị hay quản trị việc công.
Đến như Aristote, nhà hiền triết Hy-Lạp thì quan niệm chính trị có ý rộng hơn. Ông nói: “Con người là một động vật chánh trị” (L’homme est un animal politique). Một điểm đáng lưu ý trong câu nói của Aristote là
điểm để phân biệt ấy là chánh trị. Nếu gở chánh trị ra khỏi đời sống con người thì con người trở thành là con vật. Chỗ cao quí có con người khác hơn là loài vật là chính trị. Loài vật đều hoàn toàn bị hoàn cảnh chi phối. Chúng sống trong hoàn cảnh do thiên nhiên tạo ra mà chúng không thể sửa đổi, sống một cách không mục đích giác ngộ, do hoàn cảnh tự nhiên sai khiến và lôi cuốn, vì chúng vô năng lực hoán cải tự nhiên.
Đến như loài người thì khác hẳn. Lúc sơ khởi, loài người còn bị hoàn cảnh tự nhiên chi phối, nhưng về sau nhờ có trí thức con người dần dần giác ngộ dùng lý trí giải thích sự vật và mưu toan cải thiện hoàn cảnh cho phù hợp với đời sống một ngày một tiến bộ của mình. Ngoài ra còn tìm ra những phép tắc để quản trị đời sống xã hội, giữa con người với con người, sắp xếp cho có trật tự, có chế độ. Tư tưởng chánh trị phát sinh, chánh phủ và pháp luật cũng do đó xuất hiện. Với sự tiến hóa xã hội, con người cải sửa chế độ cho được công bình và hợp lý hơn để cho mọi người trong xã hội được hưởng thụ về tinh thần cũng như vật chất đủ đầy hạnh phúc.
Nói tóm lại, chính trị có thể định nghĩa là những hoạt động đi đến sự thực hiện, bằng phương tiện chánh quyền, những chương trình tổ chức quốc gia cho được công bằng và hợp lý đem lại phúc lợi cho tất cả mọi người dân trong nước.
Xem đó danh từ chính trị có ý nghĩa rất cao đẹp; người mà thiếu chánh trị hay xã hội mà không có tổ chức chánh trị thì con người không khác loài thú hay xã hội loài vật.
Nhưng với xã hội máy móc ngày nay, con người mãi mê tranh danh đoạt lợi, dùng mọi thủ đoạn xảo trá để thỏa mãn dục vọng của mình không sao tránh khỏi chẳng dùng đến những mưu mô chánh trị đen tối; do đó chánh trị đã biến thành một lợi khí thấp hèn, vì nó mất hẳn căn bản đạo đức tốt đẹp của nó là chánh trị phụng sự và nâng cao đời sống nhơn loại.
Thánh Cam Địa đã phải than trách: “Nếu tôi có vẻ tham gia chánh trị, chỉ là chánh trị ngày nay quấn quít chúng ta khác nào con rắn nó quấn khúc lấy ta vậy; người ta không thể tránh thoát bất cứ bằng cách nào. Vậy tôi muốn phấn đấu với con rắn... Tôi thử đem áp dụng đạo học vào chánh trị” (1)
Xem đó đủ thấy chính trị mà mất căn bản đạo đức thì nó trở thành con rắn độc. Trong trường hợp phải dùng chánh trị làm phương tiện để đạt mục đích thì ít nhứt không nên rời khỏi căn bản đạo đức, như thế mới hữu ích và cần thiết, vì nó giữ được tánh chất cao đẹp và hướng thượng của nó.
Trong mục “Hành sử Tứ Ân” chúng tôi có kể lại câu chuyện Đức Thầy quan niệm việc giáo hóa mà Ngài ví như lớp hàng rào thật cao trong đó Ngài cầm giữ tín đồ của Ngài rồi đào luyện họ với những giáo lý của Đạo Phật. Khi nào Ngài thấy họ thắm nhuần đạo lý, Ngài mới cắt bớt hàng rào xuống để cuối cùng khi nào Ngài nhận thấy nhổ hết hàng rào thì chừng đó Ngài mới hoạt động chánh trị và cách mạng.
Câu chuyện này đủ cho ta thấy Đức Thầy cũng như Thánh Cam-Địa luôn luôn đặt nặng căn bản đạo đức trong chánh trị.
Chánh trị Tây phương vì đi xa căn bản đạo đức đặt nặng vào xảo thậut hơn tâm thuật nên bị lợi dụng để biến thành một lợi khí tranh danh đoạt lợi. Trái lại chánh trị Đông phương thời xưa đặt nặng vào tâm thuật và được sử dụng như một phương tiện để biến thành để thi thiết những điều đạo nghĩa. Cho nên mục đích chánh trị của Đông phương thời xưa là cứu đời, xây dựng xã hội theo đạo nghĩa chớ không với mục đích đoạt thủ chánh quyền. Dù phải bằng con đường chánh trị để đoạt thủ chánh quyền thì cũng để thi thiết những điều đạo nghĩa mà thôi, chớ không xem chánh quyền là cứu cánh để tranh danh đoạt lợi.
Như trường hợp Đức Khổng-Tử làm đại-phu nước Lỗ là một tấm gương sáng chói dùng chánh quyền làm phương tiện thi thiết những điều đạo nghĩa.
Có người hỏi một môn đệ của Khổng Tử rằng: Khổng Tử là một bực Thánh, vượt ngoài vògn danh lợi thế tục, tại sao Ngài còn hạ mình làm đại phu nước Lỗ. Chẳng hóa ra Ngài còn trước nhiễm lợi danh đấy ư!
Môn đệ của Khổng Tử đáp: Sở dĩ Thầy tôi tham chánh, làm đại phu nước Lỗ là vì muốn đem đạo lý của Ngài ra thi thiết trong đời.
Trong ba năm chấp chánh, nhờ chánh sách nhân ái của Ngài mà thiên hạ thái bình, nhà ngủ không đóng cửa, của rơi không người lượm. Đến khi thấy vua Lỗ đam mê tửu sắc thì Ngài bỏ đi. Ngài đợi khi nhà vua thất lễ với Ngài vì biếu một miếng thịt không đúng lễ. Ngài bèn lấy cớ đó mà bỏ đi.
Mục đích tham chánh hay làm chánh trị, xem đó đủ thấy là vì mục đích thi thiết đạo nghĩa, vì đạo nghĩa chớ không vì địa vị hay danh lợi.
Trường hợp Đức Thầy tham chánh cũng thế.
Mặc dầu Cộng sản lúc nào cũng mưu hại Ngài, nhưng vì đặt quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc lên trên, nên Ngài không từ chối tham chánh, hiệp với Việt Minh chiến đấu chống xâm lăng Pháp.
Có lần Ngài tuyên bố: “Tôi, một đệ tử trung thành của Đạo Phật, một chiến sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, sẵn sàng cùng đoàn thể mình cương quyết đứng dậy đáp lại tiếng gọi của non sông, cương quyết tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chung của nói giống”.
Chẳng những tranh đấu chung hàng ngũ, Ngài còn tham gia vào Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ và sau đây là những lý do Ngài tham chánh:
“Hôm nay, nhận rõ cuộc tranh đấu cho tổ quốc còn dài và cần nhiều nỗ lực, hưởng ứng với tiếng gọi đại đoàn kết của chánh phủ trung ương, tôi quyết định tham gia hành chánh với những mục đích này:
1. – Để tỏ cho quốc dân và chánh phủ thấy rằng chúng tôi chủ trướng thống nhứt lãnh thổ và độc lập quốc gia.
2. – Để biểu dương tinh thần đoàn kết của dân tộc hầu mau đem thắgn lợi cuối cùng.
3. – Để tỏ cho các đảng phái thấy rằng chúng tôi không khi nào có những tham vọng cao sang vương bá hay vì hiềm riêng mà hờ hững với phận sự cứu nước.
“Biểu lộ tấm lòng thành thật ấy, tôi chỉ nhận một nhiệm vụ cần thiết, hạp với hoàn cảnh và năng lực mình, cố gắng giàn xếp về hành chánh, quân sự để củng cố và tăng cường lực lượng của quốc gia”.
Khi hỏi Ngài tham chánh có đại biểu cho chánh đảng nào không? Ngài đáp:
“Về dĩ vãng, sự hoạt động của tôi xuất phát trong địa hạt Phật Giáo Hòa Hảo và kết nạp được hơn triệu tín đồ. Thể theo tinh thần đại đoàn kết của toàn dân tôi thay mặt cho đám quần chúng đó mà tham gia hành chánh về mặt tinh thần. Nhưng trong sự hoạt động để kiến thiết quốc gia về mặt chánh trị thì tôi sẽ là đại biểu cho chánh đảng nào có một chương trình dân chủ xã hội”.
Lời tuyên bố này cho ta thấy Đức Thầy đặc biệt đặt giới hạn rõ rệt giữa tôn giao và chánh trị. Tôn giáo đứng về mặt tiêu biểu tinh thần, còn chánh trị thì đứng về mặt tiêu biểu cho hoạt động. Ngài không dứt phân tách để đánh tan mọi sự hiểu lầm về Phật Giáo Hòa Hỏao và Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, gọi tắt Đảng Dân Xã do Ngài sáng lập, là hai tổ chức riêng biệt và địa vị của Ngài trong hai tổ chức ấy.
Ngài giải thích trên báo Quần Chúng ra ngày 15-11-1946 như sau:
- – Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội là một đảng chánh trị, có tuyên ngôn, chương trình, điều lệ rõ ràng do mấy nhóm chánh trị, đoàn thể kháng chiến hay anh em trong các tôn giáo mà hoạt động chánh trị hợp lại thành lập. Thế thì không phải Phật Giáo Hòa Hảo đổi tên.
- – Sở dĩ tôi nhân danh mà kêu gọi anh em Hậu giang là vì về dĩ vãng mặc dầu tôi rồi ở trong địa hạt Phật Giáo nhưng có quyền riêng là gia nhập Việt-Nam Dân Xã, nó hợp với quan niệm tranh đấu chánh trị của tôi. Cái quyền nhập đảng ấy, anh em Công giáo, Cao Đài, Tịnh độ cư sĩ vẫn có cũng như tôi. Hiện nay tôi là đảng viên của Đảgn Dân-Chủ Xã-Hội và có rất nhiều anh em trí thức đã chọn lọc trong Phật-Giáo Hòa-Hảo ở Hậu giang cũng đã vào Đảng Dân-Xã. Khi đã vào đảgn đều tuân kỷ-luật của Đảng trong sự hoạt độgn chánh trị. Như vậy cũng rõ rệt rằng Phật Giáo Hòa Hảo và Đảng Dân-Xã là hai tổ chức khác nhau. Tôn giáo là tôn giáo mà chánh trị là chánh trị”.
Và rõ hơn nữa: “Đạo là đễ tu hành còn Đảng là để tranh đấu”.
Lời tuyên bố của Đức Thầy đủ giải tỏa mọi thắc mắc tại đâu Ngài không đứng trên địa hạt tôn giáo mà lại đứng trên địa hạt của một chánh đảng để hoạt động chính trị.
Đạo là để tu hành thì phải hoạt động thuần túy trên địa hạt tôn giáo, đứng ngoài thế tục tranh chấp lợi danh.
Huống chi tôn giáo tổ chức hàng ngũ như tổ chức của chánh đảng, có chánh cương, điều lệ, chương trình, tổ chức tình báo, mở rộng ngoại giao. Mỗi mỗi đều sắp xếp có đội ngũ chỉnh tề và hết sức khoa học. Đem tôn giáo ra làm phương tiện tranh đấu thì chẳng những trái với luật ghi của nhà Phật mà hiệu năng cũng không bằng chánh đảng, vì rằng tranh đấu của một chánh đảng thì có lúc công khai, có lúc bí mật, có lúc chánh trị, có lúc cách mạng, điều mà tôn giáo không thể làm được vì vượt ngoài vòng giới luật.
Hơn nữa, công cuộc bảo vệ quốc gia dân tộc, cứu dân dựng nước đòi hỏi nhiều kỹ thuật đấu tranh dựa trên những chương trình qui mô hoằng đại của những trí thức thâu nhập ở những kế hoạch cứu quốc và kiến quốc của nhiều quốc gia văn minh và tiến bộ về mọi mặt văn hóa, kinh tế, xã hội, chánh trị. Phi hạng người có quá trình và kinh nghiệm đấu tranh gian khổ về chánh trị cách mạng thì không thể đảm đương nổi.
Ngoài ra Đức Thầy cũng đã giải thích cho Ông Huỳnh-Hữu-Phỉ rõ lý do tại đâu Ngài đứng ra lập Đảng, hoạt động chánh trị mà không dùng tôn giáo.
Sau đây là lời tường thuật của Ông Phỉ:
“Năm 1946, vào lúc 8 giờ sáng ngày 29 âm lịch tháng 7 hay tháng 8 gì đó, tôi được Đức Thầy cho gặp tại một tiệm nước ở Chợ Lớn. Sau lời dặn dò và ra lịnh về hoạt động các tỉnh miền Tây, Đức Thầy bảo tôi ở lại chờ vài hôm để mang chương trình về cho tổ chức một Đảng chánh trị.
Tôi hỏi: Bạch Thầy! Ban trị sự Phật-Giáo Hòa-Hảo còn đó, sao không hoạt động lại tổ chức một Đảng chánh trị làm chi?
Đức Thầy đáp: Vì Thầy đang hợp cùng vài vị chánh trị gia soạn thảo chương trình và điều lệ để tổ chức một Đảng chánh trị. Sở dĩ Thầy lập Đảng chánh trị vì ba lý do sau đây:
- – Việt Minh tranh đấu chánh trị. Nếu Thầy đem Đạo ra tranh đấu thì không thể được, vì Đạo chỉ lo tu hành chơn chất, nên Thầy phải tổ chức Đảng chánh trị mới đủ điều kiện để tranh đương kịp.
- – Các nhà ái quốc chơn chánh trong nước mặc dù nhìn nhận Thầy là nhà ái quốc chơn chánh nhưng không thể hiệp chung với Thầy lo việc quốc gia bởi lẽ anh em ấy không thể tu hành như mình, hoặc giả đã có đạo rồi thì không lẽ bỏ đạo mà qui y theo Phật-Giáo Hòa-Hảo. Vì vậy Thầy phải tổ chức Đảng chánh trị để anh em ấy có điều kiện tham gia vì rằng tham gia, họ chỉ giữ kỷ luật của Đảng mà thôi, còn tôn giáo thì của ai nấy giữ.
- – Tất cả anh em tín đồ nếu thấy mình còn nặng nợ với non sông tổ quốc, thương nước thương dân hãy tham gia mà tranh đấu. Đây là phương tiện để anh em tín đồ hành sử Tứ-Ân.
Vậy Hương Hào (chỉ ông Phỉ) về Hậu giang một mặt lo tổ chức Đảng, một mặt lo chỉnh đốn các Ban trị sự Phật-Giáo Hòa-Hảo lại chọn những người lớn tuổi có khả năng làm chánh trị và hiểu chút ít thủ tục hành chánh đem vào Ban trị sự để lo cho Đạo. Khi chỉnh đốn xong, lên cho Thầy hay đặng Thầy công bố trên báo chí giải tán Ban trị sự Phật-Giáo Hòa-Hảo.
Bạch Thầy! Thầy định giải tán Ban trị sự sao còn chỉnh đốn làm chi?
Khi Đảng hoạt động mạnh quân Pháp sẽ khủng bố; nó chỉ khủng bố Đảng chớ Đạo thì không dính dán gì với bên chánh trị nên không bị khủng bố”
Với ba lý do về sự thành lập chánh đảng và hoạt động chánh trị như đã trình bày đủ cho ta thấy Đức thầy nhận định một cách chánh xác vai trò của chánh đảng trong công cuộc đấu tranh cứu nước và đoàn kết quốc gia.
Ngài quả quyết rằng chẳng những giáo lý giải thoát chúng sanh được truyền bá nơi cửa thiền mà còn được thực hiện trên lãnh vực chánh trị, như Ngài đã xác nhận:
“Đối với toàn thể tín đồ Phật-Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca, tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh chẳng những được truyền bá ở thiền lâm mà còn thực hiện trên trường chánh trị.
Đối với đồng chí hiện đang cùng tôi theo đuổi một chương trình Dân-Chủ Xã-Hội, tôi tuyên bố luôn luôn sát cánh với họ để chung lo gây dựng một nước Việt-Nam tương xứng với các nước dân chủ tiên tiến trên toàn cầu”.
Nói tóm lại, Đức Thầy thành lập Đảng chánh trị và kêu gọi tín đồ cùng tham gia hoạt động là muốn cho tín đồ có phương tiện hành sử Tứ Ân, đáp đền ơn đất nước và thi thiết hạnh vô úy thí.
Mục đích đấu tranh của Đảng Dân Xã là:
- Tranh thủ sự tự chủ hoàn toàn của dân tộc bằng cuộc tranh đấu giải phóng dân tộc.
- Cũng cố nền độc lập quốc gia và thừa nhận quyền dân tộc tự quyết;
- Cải tạo một xã hội Việt-Nam mới;
- Thống nhứt lãnh thổ;
- Thiệt thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ, chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân tức chủ trương toàn dân chánh trị, thế tất chống lại mọi hình thức độc tài bất cứ từ đâu đến.
Những mục tiêu trên có thể đúc kết vào sự thực hiện:
- Một quốc gia độc lập, tự chủ, thống nhứt, một quốc gia tiến bộ sánh vai cùng các nước dân chủ tiên tiến trên thế giới;
- Một chế độ dân chủ xã hội trong đó con người được hưởng đầy đủ quyền tự do dân chủ: tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do lập đảng, tự do hoạt độgn chánh trị... và một nền kinh tế xã hội;
- Một đời sống công bằng và nhân ái, không còn những bất công xã hội, người bóc lột người, mọi người đều bình đẳng và thụ hưởng cân xứng với tài năng và công tác, không còn những tệ đoan tham nhũng thúi nát...
Cho được thực hiện những mục tiêu nêu trên, người đảng viên và cán bộ Dân-Xã phải tranh đấu trường kỳ và gian khổ, phải đương đầu với bao nhiêu trở ngại và kẻ địch: Thực dân xâm lăng, độc tài đảng trị, quân phiệt phong kiến, buôn dân bán nước, tham nhũng thúi tha.
Đương đầu với bao nhiêu kẻ địch nguy hiểm vừa kể, có thể sát hại, tù đày mà không rủn chí ngã lòng, một mực tranh đấu vì chánh nghĩa dân tộc thì chỉ có hạng chiến sĩ gan lỳ, thiết tha yêu nước, không trước nhiễm lợi danh... mới có thể đảm đương và làm nỗi. Và làm được những việc nguy hiểm đến tánh mạng như thế để đem lại độc lập quốc gia, công bình xã hội, xây dựng một nước tự chủ, một đời sống no ấm tự do không còn sợ ngoại địch xâm chiếm, cửa nát nhà tan, an cư lạc nghiệp... chính đó là công hạnh của hạng người đền đáp nợ Tứ Ân và thực hành hạnh vô úy thí.
Bản hoài của người hoạt động chính trị, theo quan niệm Phật-Giáo Hòa-Hảo là lấy việc cứu dân cứu nước làm mục đích đấu tranh. Thi thiết được công hạnh đền đáp ân đất nước và vô úy thí là lập được công quả bồi đắp cho bước đường tu học tiến lên bực hiền thánh có đủ điều kiện dự vào Hội Long Hoa và sống còn đời Thượng ngươn thánh đức.
Chỉ có chánh trị đạo đức mới thực hiện được bản hoài của người hoạt động chánh trị theo quan niệm Phật-Giáo Hòa-Hảo.
Chánh trị đạo đức là một lối chánh trị lấy đức để cai trị, lấy dân làm căn bản. Phàm chánh trị mà được lòng dân là thuận lý, mất lòng dân là nghịch lý.
Quản tử có nói: “Chánh chi sở hưng tại thuận dân tâm. Chánh chi sở phế tại nghịch dân tâm”.
Có nghĩa: Chánh trị thành công là vì thuận lòng dân chánh trị thất bại là vì trái lòng dân.
Ông Thanh Sĩ cũng nhận yếu tố lòng dân, ý dân là quan trọng, trái ngược ý dân lòng dân là nguy hại nước nhà cũng như Đạo mà không hành từ bi thì đạo quả không thành:
Đạo đừng ngược lối từ bi,
Nước đừng trái những điều gì dân mong.
Ngược từ bi chẳng thành công,
Trái dân mong muốn đừng hòng nên danh.
Đạo muốn thành, nước muốn thành,
Nên theo dân ý, nên hành từ bi,
Từ bi đi, dân ý đi!
Hết mờ đạo pháp khỏi nguy nước nhà.