Sở dĩ Bửu- Sơn Kỳ- Hương gây được lòng sùng mộ trong dân chúng, phát động mạnh phong trào chấn hưng đạo Phật, phải nhận là nhờ giáo pháp thích hợp và hàm súc đủ ba tính chất: Dân tộc tinh, Đối cơ và Hoàn cảnh. Đây chúng ta thử xét ba yếu tố ấy.
Dân tộc tính: cũng như phái Trúc Lâm Yên Tử, Bửu- Sơn Kỳ- Hương là một danh phái hoàn toàn Việt Nam không trùng một danh phái nào khác. Chẳng những nó Việt Nam ở danh từ mà còn phù hợp với tinh thần dân tộc về pháp môn hành đạo.
Việt Nam từ ngàn xưa là một nước sống về nông nghiệp, đương nhiên lấy gia tộc làm bản vị của xã hội. Trong gia đình chữ hiếu là giềng mối của đạo nhân, Từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhờ có đạo hiếu, cụ thể hóa bởi sự thờ phượng tổ tiên mà sợi dây truyền thống không dứt.
Sự bền chặt của gia tộc Việt Nam còn được củng cố bởi một tập tục mà Trung Hoa là nơi Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng về văn hóa, vẫn không có. Đó là luật lệ về quyền thừa kế và phần đất hương hỏa. Đại phàm di sản thuộc về gia tộc mà muốn phân tán cho những người thừa hưởng thì trong di sản ấy có một phần không ai được chia mà chỉ có người tộc trường mới được quyền giữ để thờ cúng tổ tiên. Nhờ vậy mà gia tộc, mặc dù cósư ly tán đi nữa vần tồn tại với sự thờ phượng ông bà cha mẹ.
Thế nên, đối với dân tộc Việt Nam, sự sùng bái tổ tiên chẳng chỉ là một tập tục mà còn là mối tình thiêng liêng giữa thế hệ người sau với thế hệ người trước. Nhờ tinh thần gia tộc ấy ràng buộc mà dân tộc Việt Nam trải qua bao nhiêu cuộc biến thiên vẫn không bị đồng hóa hay mất gốc trong những thời kỳ ngoại thuộc.
Lịch sử đã chứng minh rằng một nền đạo giáo hay tín ngưỡng nào muốn Đức Phật Thầy Tây An nhập vào Việt Nam mà không thể dung hợp với tinh thần dân tộc nhất là sự thờ cúng tổ tiên nếu không gặp sự chống đối mãnh liệt cũng rước lấy thái độ thờ ơ lạnh nhạt của dân chúng.
Chỗ diệu dụng của Bửu- Sơn Kỳ- Hương là biết dung hợp với sự sùng bái tổ tiên khi chủ trương thuyết Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Với điều ân mà con cháu có bổn phần đối với tổ tiên cha mẹ, đạo hiếu được đề cao và tinh thần dân tộc được phát huy hơn trước. Tinh thần gia tộc ấy còn được cụ thể hóa bằng sự sừng bái Cửu huyền Thất tổ, một hình thức thắt chặt tính gia tộc hơn bao giờ hết. Từ lâu lòng sùng kính tổ tiên chỉ biểu lộ trong những dịp lễ Tết hay lễ kỵ, lâu lâu mới kỷ niệm nhắc nhở một lần, nhưng nay với nghi thức sùng bái tổ tiên mà các tín đồ Bửu- Sơn Kỳ- Hương thường hành hằng nhựt, sự liên hệ giữa người hiện sinh với người quá vãng càng thêm nhâm thiết.
Bởi có bổn phận lo đền đáp ân tổ phụ, kẻ hậu sinh chẳng lúc nào xao lãng trách nhiệm của mình đối với gia tộc; phải hành động cách nào để khỏi hổ với những di sản của tiền nhân để lại; phải vun trồng công đức thế nào để sớm đắc quả chứng chơn hầu cứu vớt những vong linh của thân nhân đọa lạc. Đó là hai nghĩa vụ mà Bửu- Sơn Kỳ- Hương đã đặt cho tín đồ của mình phải thực hành trong pháp môn Tu Nhân Học Phật.
Nếu hoàn thành hai nghĩa vụ ấy, chẳng những đền được Ân Tổ tiên và Tam bảo mà còn đáp xong Ân Đất nước và Đồng bào nhân loại; vì rằng khi đề ra nghĩa vụ bảo vệ di sản tiền nhân là đặt cá nhân trước nghĩa vụ đối với Đồng bào và Đất nước.
Phương chi Đức Phật Thầy Tây An là một bực thông đạt huyền cơ, biết rằng vận nước sắp đến hồi quốc phá, dân tình rấp nạn gia vong, thế nên ngoài điều Hiếu đối với gia đình, Ngài còn đề ra điều Nghĩa đối với quê hương xứ sở.
Chính nhờ đào luyện trong đạo Hiếu Nghĩa Tứ Ân mà tín đồ Bửu- Sơn Kỳ- Hương giữ tròn khí tiết trong hồi nước nhà thuộc quyền ngoại tri, Ông Trần Văn Thành tục gọi là Đức cố Quản và con là Trần VĂn Nhu cùng bao nhiêu liệt sĩ đều là tín đồ Bửu- Sơn Kỳ- Hương đã nêu cao chánh khí trong những trận kháng chiến chống Pháp. Ông Nguyễn Trung Trục cũng là một môn nhơn của phái Phật Thầy đã để lại trên lịch sử Việt Nam những trang kháng Pháp vẻ vang trong những trận KiênGiang và Nhựt Tảo.
Đó là về phương diện tích cực; đến như về phương diện tiêu cực thì hầu hết tín đồ Bửu- Sơn Kỳ- Hương đều tỏ ra thái độ bất hợp tác với giặc Pháp trong suốt thời kỳ bị đô hộ.
Thế là với pháp môn Hiếu Nghĩa Tứ Ân phái Bửu- Sơn Kỳ- Hương đã làm sống lại tinh thần dân tộc trong môn nhân đệ tử của mình. Đó là yếu tố thứ nhất giúp Bửu- Sơn Kỳ- Hương gây được lòng sùng mộ của đồng bào.
Đối cơ : Nhưng ngoài yếu tố dân tộc tinh Bửu- Sơn Kỳ- Hương còn thắng diệu ở yếu tố đối cơ.
Là một bậc thông hiểu mây huyền, Đức Phật Thầy nhận rõ căn tính của chúng sinh trong thời kỳ mạt pháp phần nhiều thiểu căn thiểu trí, mất cả đức tin đối với chánh pháp, nên chỉ muốn gây lại lòng tin tưởng và cho được phù hợp với trình độ cơ cảm của chúng sinh. Ngài đã đưa ra phép Tu Mật, Tịnh, Thiền.
Đặc biệt nhất là với phép nhiệm của Mật tông, các Ngài trong giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương đã hiền thị trong sự chữa trị mạnh lành nhiều bịnh nan y một cách thần diệu. Nhờ vậy mà những tâm trạng cơ hồ xiêu ngã theo làn sóng vật dục và vô thần bừng tỉnh lại. Họ bắt đầu khôi phục đức tin, Đó là cơ hội giúp cho các Ngài trong giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương dìu dắt họ bước vào cửa chánh pháp. Nhưng giáo pháp của Phật mặc dù có nhiều và rất kỳ diệu, song việc hoằng dương không thể thi hành một cách máy móc được. Chỗ thắng diệu của Phật-pháp là nó luôn luôn đối cơ.
Với những người phải nhờ có huyền diệu mới thức tỉnh được thì dễ thường những giáo pháp cao siêu có thể lãnh hội nổi. Phương chi, người sanh vào thời kỳ Hạ nguơn mạt pháp này, theo như lời di chúc chúc của Phật và các kinh luận thì hầu hết là người hạ trí hạ căn.
Một pháp môn đối cơ trong thời kỳ này phải là một pháp môn ai ai cũng có thể hành được. Mà pháp môn được các Tổ thừa nhận là "dị hành đạo" (đạo dễ hành), siêu thắng trong thời kỳ này chỉ có phép Tu Tịnh độ tức phép tu niệm danh hiệu Đức Phật A di đà cầu vãng sanh về cõi Cực lạc.
Đức Phật Thầy nhận rõ thời cơ và căn khí của chúng sinh, nên sau khi dùng huyền diệu của Mật tông để gây lòng tin tưởng đối với chánh pháp, chẳng ngại khai thị pháp môn tu Tịnh nghiệp. Vì là một pháp môn đối cơ, lại phù hợp với trình độ của tất cả chúng sinh trong thời kỳ mạt pháp cho nên số người qui ngưỡng theo Bửu- Sơn Kỳ- Hương càng lúc càng nhiều, gây thành một thịnh huống tu hành chưa từng thấy, Nhưng ngoài phép tu Tịnh độ phổ cập cho tất cả các hạng người, Đức Phật Thầy còn khai thị phép tu Thiền tông cho hạng đại căn đại trí, và cũng là phương pháp trang nghiêm và trợ tưởng phép tu Tịnh độ. Thành thử với pháp mộn Mật, Tịnh Thiền, gồm cả tha lực và tự lực, Bửu- Sơn Kỳ- Hương đã đáp ứng với căn cơ của tất cả chúng sinh. Chính đó là yếu tố thứ hai giúp cho Bửu- Sơn Kỳ- Hương truyền bá sâu rộng trong dân gian và phát động mạnh phong trào chấn hưng đạo Phật.
Hoàn cảnh: Nhưng trợ tưởng cho Bửu- Sơn Kỳ- Hương phát triển mạnh mẽ, còn phải kể đến yếu tố thứ ba; Hoàn cảnh. Dù cho giáo pháp hàm dung tinh thần dân tộc, phù hợp với truyền thống và phong tục thích ứng với căn cơ chúng sinh mà không dung hòa với hoàn cảnh thì chẳng khác người có hột giống tốt mà khi gieo trồng không hợp thời hợp tiết thì thế nào cũng ung thúi, hay có lên được cũng uột èo cằn cỗi.
Việc hoằng dương giáo pháp cũng thế. Nếu không thể dung hòa với hoàn cảnh xã hội để nhiếp hóa thì giáo pháp ấy sẽ khó mà được sự tiếp đón nồng nhiệt của nhân dân.
Xã hội Việt Nam sau cuộc phân tranh Nguyễn Trịnh và Nguyễn, Tây Sơn là một xã hội mất cả tin tưởng người chân đời thì mượn lối tu tiêu cực tìm nơi âm thanh non vắng để lánh thân, không còn thiết gì đến thế sự. Còn kẻ hoang mang thì đâm ra tinh thần trụy lạc, vùi mình trong cuộc trác táng truy hoan, tìm đủ cách tận hưởng cuộc đời vật dục, bất kể đạo lý luân thường.
Đó là hai não trạng suy đồi triệu trẫm của một xã hội sắp bước đến con đường cùng tắc, diệt vong. Trong lúc tinh thần dân chúng đang xuống dốc đường ấy, một đàng quyết trốn đời và một đàng chẳng thiết gì đạo nghĩa, nếu xướng xuất một phép tu tiêu cực, độc thiện kỳ thân, thì chẳng những vô tình trợ trưởng lối tu yếm thế mà còn thúc đẩy hạng người hoang mang cùng tiến mạnh trên con đường trụy lạc.
Sở dĩ đạo Phật Nam Bắc phân tranh, mất dần sự qui ngưỡng của thiện tín là vì lối tu yếm thế làm cho Đời và Đạo không liên quan nhau. Đứng trước giữa hai thái cực; yếm thế và trục thế, với chủ trương "Đời Đạo liên quan" trong pháp môn Tu Nhân Học Phật, Đức Phật Thầy Tây An đã mở ra một con đường thoát: con đường Trung đạo, điều hòa và nhiếp hóa được cả hai hạng người rơi lạc trong hai thái cực kia.
Với điều Tu Nhân Học Phật Nhân, Đời là một lẽ sống hướng thượng, nơi đó con người trang nghiêm hạnh đức và hoàn thành đạo Nhân. Khi nhận rõ nghĩa vụ của mình đối với gia đình và đất nước, con người thấy mình có những trách nhiệm cần phải hoàn thành.
Với điều Học Phật, Đạo không còn là một nơi ẩn thân của người yếm thế mà là một con đường đắt người đến chỗ thanh cao thoát tục. Người học Đạo không còn là kẻ trốn Đời mà trái lại xem Đời là một phương tiện cho mình trang nghiêm đạo hạnh.
Nhờ dung hòa được Đời và Đạo trong pháp môn Tu Nhân Học Phật mà Bửu- Sơn Kỳ- Hương gây thành phong trào sùng mộ đạo đức trong dân gian, cũng như trước kia phái Trung Hoa gây thịnh huống trong đạo Phật đời Trần với chủ trương Nhập thế và Xuất thế.
Nói tóm lại, Bửu- Sơn Kỳ- Hương sở dĩ hoàn thành được vai trò của Trúc Lâm Yên Tử là nhờ các nhà hoằng dương Phật pháp biết nắm lấy ba yếu tố: Dân tộc tính, Đối cơ, và thích ứng Hoàn cảnh, khi phát động phong trào chấn hưng đạo Phật.
Pháp môn Tu Nhân Học Phật xem đó quả là một pháp môn thích ứng với Dân tộc tinh Việt nam, phù hợp với căn cơ chúng sinh và hoàn cảnh xã hội trong thời kỳ Hạ ngươn mạt pháp.