- I. Phật Giáo Hòa-Hảo Trong Tiến Trình Đạo Phật
- II. Nhân Sinh Quan Phật-Giáo Hòa-Hảo
- III. Ngăn Ngừa Điều Ác
- IV. Phân Biện Chánh Tà
- V. Phát Triển Hạnh Lành
- VI. Luận Giải Về Tứ Ân Hiếu Nghĩa
- VII. Hành Sử Tứ Ân
- VIII. Phương Tiện Quân Sự
- IX. Phương Tiện Chánh Trị
- X. Lập Công Bồi Đức
- Phụ Lục - Trường Hợp Vắng Mặt Của Đức Thầy
CHÁNH. – Một vị siêu phàm ra đời, nếu quả thật chơn chánh, có lòng cứu dân độ thế thì luôn luôn trong những lời cảnh tỉnh hay kêu gọi người làm lành lánh dũ,có chỉ pháp môn cho chúng sanh nương theo đó mà tu học. Một tôn giáo mà không có pháp môn thì không thành tôn-giáo. Pháp môn là những pháp chỉ cách thức tu hành để đạt đến cứu cánh. Ở đạo Phật cứu cánh là đi đến bờ bên kia (đáo bỉ ngạn), tức cảnh Niết Bàn hay Tây Phương Cực lạc.
Như Đức Thầy khi ra mở đạo cứu đời đã chỉ cho chúng ta pháp-môn Học Phật Tu Nhân. Về Tu Nhân Ngài dạy hiếu nghĩa Tứ Ân, còn về Học Phật thì Ngài dạy niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà để cầu vãng sanh về Cực lạc và hằng ngày tự tu sửa thân tâm để được thấy bản lai diện mục.
TÀ. – Đến như tà đạo thì không bao giờ thấy có pháp môn. Họ chỉ nói tầm ruồng lượm lặt trong Sám giảng những đoạn nói thiên cơ là để nói bắt quàng. Sám giảng nói thiên cơ là để cảnhtỉnh người đời có lo tu niệm, còn họ nói thiên cơ là để hăm dọa hay gạt gẫm cho đời nhẹ dạ nghe theo.
Thế nên, muốn biết một vị nào chơn chánh hay không thì hảy tìm coi họ có pháp môn hành đạo và hành pháp môn ấy có chơn chánh không? Nếu họ không có hay có pháp môn mà không giống những pháp môn của Đức Phật đã khai thị thì đó là kẻ tà đạo.