ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI CHÚNG-SANH
Một ông cha ở trong gia-đình vẫn có lòng thương xót hết các con, dù lớn nhỏ, khôn dại gì cũng vậy. Tại sao? Vì xét ra lớn nhỏ là tại đứa sanh ra trước, đứa sanh sau; khôn dại là tại đứa chăm học cùng biếng trễ, chớ cũng đồng là con đều do huyết nhục sanh ra. Vậy bổn-phận ông cha thì hết lòng lo dạy-dỗ các con , lo-lắng cho có gia-cư, nghiệp-nghệ, tài-sản để cho con, ruộng đất cho con. Vậy thì tình thương vẫn đồng, mà cái chỗ âu-yếm ban thưởng nhiều khi có khác, ấy là phải tùy theo mỗi đứa. Tại sao vậy? Vì đứa nào hiếu thuận từ-hòa, dễ dạy, dễ hiểu, thì ông cha âu yếm hơn đứa ngỗ-nghịch, bạo tàn. Với đứa khó dạy thì ông chỉ biết than-thở mà thôi, chớ không thể âu-yếm đặng. Còn đứa nào cần-kiệm, lo giữ-gìn gia-sản của cha nó, chẳng cho hư-hoại, cẩn thận từ ly, dầu lời nói hay việc làm để bảo tồn danh-giá của cha nó, thì cha nó hằng ngày ban thưởng cho nó luôn, chớ không thể ban thưởng cho những đứa hoang chơi, tàn phá sự-nghiệp, làm những điều điếm-nhục gia môn! Những đứa ấy, ông cho có thể nén lòng mà rước lấy sự chế-nhạo, trách-cứ là nhiều lắm rồi, chớ làm saomà ban thưởng đặng.
Cũng mường tượng như trên, hỡi các người! Đức Phật đối với chúng-sanh và môn-đồ như người cha đối vói các hạng con trên đây vậy. Phật cũng yêu hết chúng sanh, dầu kẻ ngu người trí, yêu tất cả môn-đồ (dầu kẻ biếng-nhác với kẻ siêng-năng). Bởi tại duyên-nghiệp mỗi chúng-sanh chẳng đồng nhau, tu cao thấp khác nhau. nhưng mỗi chúng-sanh đều có Phật tánh. Vậy lòng từ-bi của Phật là vì thương xót chúng-sanh, lo dạy-dỗ chúng-sanh, nhưng mà sự gần gũi và ban phước-huệ vẫn có khác, vì phải tuỳ theo mỗi kẻ tín-đồ. Người tín-đồ nào hằng ngày vâng lời Phật dạy, rán lo học hỏi, tìm kiếm đạo mầu, quí trộng chuyện lành thì Phật thường gần-gũi hơn đứa đã dạy nhiều lần mà chẳng chịu nghe theo, và thường ban thưởng cho kẻ tín-đồ nào quí trọng kinh luật của Phật, chăm lòng giữ theo giới-luật, cẩn thận từ lời nói việc làm, đừng để cho người ta nhạo-báng Phật hay chê-bai Thầy của mình. Còn những kẻ tín-đồ dối tu, chẳng vâng lời dạy, chẳng giữ giới-luật thì trên là Đức Phật và dưới là ông Thầy của kẻ ấy chỉ lấy lòng từ-bi mà nhận sự trách-cứ của kẻ ngoại đạo, chớ không thế nào mà gần-gũi và ban phước-huệ cho kẻ chẳng thành-tín kia đặng.
Bạc-liêu, ngày 24-8 Nhâm-Ngũ (1942)
LỜI KHUYÊN BỒN-ĐẠO
Trong khi các trò còn ở trong biển mê sông khổ, thường bị những chướng-nghiệp nhiều đời mà làm cho linh-hồn chìm đắm trong ba cõi sáu đường, xuống xuống lên lên, luân-hồi chuyển kiếp, ấy cũng tại sự mê lầm của lục căn mà say đắm lục trần; ý-thức lầm-lạc ấy khiến các trò nhận lấy cái thân ô-trược nấy là thật, cái cảnh phú-quí cùng cuộc tình duyên tồn tại vui say. Nào hay thân vô thường tạm mượn do tứ đại hiệp thành. Cuộc phú-quí tựa đám phù vân, cái sắc nước hương trời ấy của các trò có khác chi cành hoa sớm nở chiều tàn, không chi bền chắc, còn tội-chướng thì linh-hồn phải chịu luân chuyển báo đền.
Ngày nay đã tỉnh ngộ qui y cùng Phật-pháp. Như vậy cửa trường-sanh bất diệt các trò đã gặp nẽo, nương đèn trí-huệ, ly xuất phàm-trần, chán cảnh phồn hoa tìm nơi tịch tịnh. Nhưng các trò tuy lòng mộ Đạo, chớ chưa hiểu rành nẻo bước đường đi. Hãy tạm xét chữ qui y cho thấu đáo: Qui là về, mà về đâu? Về cửa Phật. Y có nghĩa là vâng lời theo khuôn-mẫu.
Vậy qui y đầu Phật là nương nhờ cửa Phật và làm y theo lời Phật dạy, Phật từ-thiện cách nào ta phải từ-thiện theo cách nấy, Phật tu cách nào đắc Đạo rồi dạy ta, ta cũng làm theo cách nấy. Thầy cảnh tỉnh giác-ngộ điều gì chánh đáng thì khá vâng lời. Cần nhứt ở chỗ giữ giới-luật hằng ngày. Còn sự lễ bái là điều phụ thuộc, là món trợ đạo để nhắc-nhở các trò nhớ phận sự mà làm. Thầy xét trong tam nghiệp, các trò còn mang nặng lắm. Chúng-sanh tịnh được tam nghiệp, thì khổ não lắm. Chúng-sanh tịn được tam nghiệp mới mong về cõi Phật. Tam nghiệp là: Thân nghiệp, khầu nghiệp, ý nghiệp (đọc lại trong cuốn Khuyến-Thiện).
Nhưng Thầy xét lại khẩu nghiệp của các trò nặng-nề hơn hết. Hãy lấy gươm trí-huệ mà dọn sạch ma lòng, hãy lấy lòng khoan-dung mà đối-đãi lẫn nhau, hãy lấy lòng bác-ái nhân-đạo mà cư-xử với mọi người. Cần hiểu cái lý vô ngã của nhà Phật. Hãy rán sức thi hành sẽ có Thầy ủng-hộ,
KỆ RẰNG:
Đạo-pháp thường hay dung với hòa,
Xét người cho tột xét thân ta.
Nếu người rõ phận vui lòng thứ,
Ta thứ được người, người thứ ta.
Bạc-liêu, năm Nhâm-Ngũ
PHẬT LÀ GÌ?
Phật giả là Giác giả, Giác giả là Tỉnh giả.
Khi Đức Thích-Ca thành Phật thì Ngài nói pháp tứ-đế mà độ đời trước hơn các pháp, và chỉ con đường Trung-Đạo cho người hành theo.
ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO CỦA PHẬT:
- Không trưởng-dưỡng các thịt quá ư sung-sường như: ăn nhiều, ngủ nhiều, chẳng lo làm công chuyện, chẳng học hỏi, vì sung-sướng thái quá thì sanh nhiều dục-vọng mê đắm, làm cho trí-đạo tối tăm, không thể đạt huệ được.
- Không nên hành xác hay ép xác-thịt thái quá như: phơi nắng dầm sương, bỏ ăn, bỏ ngủ, làm lụng quá sức lực của mình, vì ép xác quá độ thì hay sanh bịnh-hoạn nhiều, người mà đa mang bịnh tật rồi, tinh-thần kém-cõi, nhọc-mệt, trí-hóa lu lờ, không đủ sức mà học Đạo đặng.
Nên người biết Đạo chẳng ép xác thái quá mà cũng chăgn để nó sung-sướng quá độ, chỉ ăn ngủ có chừng mực, làm việc vừa với sức mình, gìn-giữ sức khỏe mới mong học được đạo-pháp.
Vậy Phật chẳng buộc ai phải ăn ở khỗ hạnh và cũng chẳng biểu ai ăn ở sung-sướng, chẳng ép ai ăn chay, chẳng xúi ai ăn mặn, tùy theo trình-độ và lòng nhơn của mình.
Điều cấn yếu là phải:
Làm hết các việc từ-thiện,
Tránh tất cả điều độc-ác,
Quyết rửa tấm lòng cho trong sạch.
Bạc-liêu, năm Nhâm-Ngũ
CHƯ PHẬT CÓ BỐN ĐẠI-ĐỨC
Chư Phật có bốn đại-đức. Vậy ta niệm danh-hiệu Phật để nhớ Phật và rán sức làm theo bốn đại-đức của Phật đặng ngày sau chứng quả như Ngài. Bốn đức ấy là:
- Đức từ: Phật đối với chúng-sanh như mẹ với con, lúc nào cũng lo-lắng đến, hết lòng dìu-dắt, dạy-dỗ, không nỡ để chúng-sanh sa vào đường tội lỗi mà chịu khổ não;
- Đức bi: Nếu chúng-sanh nào dạy-dỗ chẵng nghe, làm điều độc-ác để phải tội thì Phật chẳng vì thế mà ghét bỏ, lại thương xót không cùng;
- Đức hỉ: Thường thường an vui mà làm những việc lành. Dầu gặp hoàn-cảnh trái-nghịch cũng chẳng vì thế mà sanh lòng buồn-bã;
- Đức xả: Ngài chẳng chấp một pháp nào trong thế-gian, sẳn lòng lìa xa các nghiệp tiền-trần, tha-thứ hết thảy những ai tối-tăm lầm-lỗi, chẳng còn vướng-víu chi với cuộc lợi-danh, tài-sắc, nhìn cõi dời chẳng bao giờ sanh lòng luyến ái.
Vậy ta niệm Phật, phải biết đại đức của chư Phật và làm sao cho ta có thể đắc được bốn đức ầy.
Ta cũng nên bố-thí, nhẫn-nhục, trì-giới (để độ tham, sân, si).
Còn phương-pháp niệm Phật là để trừ cái vọng- niệm của chúng-sanh, vì trong tâm của chúng-sanh niệm niệm mệ-lầm chẳng dứt; vì cái vọng-niệm về việc thế-trần ấy mà không cho cõi lòng an-lạc, phiền não ngăn che, chơn tậm mờ ám. Nên nay, hễ thành tâm niệm Phật thì nếu được mộ niệm Phật ắt lìa được một niệm chúng-sanh, mà niệm niệm Phật thì lìa tất cả niệm chúng-sanh. Cho đến khi nhứt tâm bất loạn, chùng ấy vọng niệm chúng-sanh đã dứt thì lòng ham muốn và các tình-dục còn đâu mà nảy sanh ra được?
Nên niệm Phật là niệm cái bản-lai thanh-tịnh của Phật cho lòng của mình nương theo đó mà được thanh-tịnh và chẳng còn trược nhiễm tràn-ai.
Cần tu thập thiện thì sự niệm mới có hiệu quả. Tu thập thiện, dứt được thập ác (cũng gọi là tịnh tam nghiệp).
Bạc-liêu, năm Nhâm-Ngũ
SƠ GIẢI VỀ TỨ DIỆU-ĐỀ
- Khổ đề: Gồm các sụ khổ trong đời.
- Tập đề: Gồm có các tập-nhơn sanh ra quả-khổ.
- Đạo đề: Gỏm có tám đường chánh.
- Diệt đề: Phương-pháp diệt khổ, hưởng quả Niết-Bàn.
SƠ GIẢI:
A) Khổ đề: Đức Phật nói rằng tất cả chúng-sanh trong cõi trần nầy chịu muôn ngàn đều khổ não, kể chẳng xiết, nhưng có thể tóm tắt lại làm tám điều, vì trong tám điều khổ ấy nó có thể nảy ra muôn ngàn sự khổ-não kia.
1/ Sự sanh khổ-Vì linh-hồn chưa được hoàn-toàn tròn đạo hạnh mà đắc quả vị nên còn phải đầu thai làm con người thế-gian. Khi nhập vào thai trong bụng người đàn-bà thì phải chịu sự tối-tăm tồi-túng, chẳng thấy trời trăng. Bị bao-bọc ràng-rịt, thai nhi bị sự nuôi dưỡng bằng tinh-huyết của mẹ, lúc mẹ đau ốm thì thai nhi yếu-ớt; lúc mẹ làm-lụng mệt-nhọc, thai-nhi chẳng yên; lúc mẹ đói cơm, thai nhi dường như cái túi bị treo chẳng vững; lúc mẹ ăn uống no bụng, thai nhi bị sự lấn-ép của bao-tử và ruột rất nhọc-nhằn. Khi đúng ngày giờ phải chun ra cửa sản-môn ô-uế như hai viên đá ép mình. khi ra khỏi mình mẹ, cảm thấy hơi gió cắt da, đau nhức khó chịu nên cát lên tiếng khóc để tỏ ý chẳng bằng lòng với cảnh cực nhọc.
Xét như vậy nên Phật mới cho sanh là khổ; mà chúng ta là người học đạo, xét cho chí lý đều cũng phải công-nhận sự nhận xét của Phật rất đúng vậy.
2/ Sự đau khổ - Nghĩ vì thân thể con người sanh ra cõi trần, có lớn già thì tất nhiên yếu đuối; nếu đã yếu đuối ắt ăn ngủ chẳng được điều-hòa, thêm ngoài thì bốn mùa thay đổi tám tiết xây vần, do nơi thân già yếu đuối, cảm những tà khí mà sanh ra bịnh tật. Ôi! Hễ thân huyễn giả nầy mang lấy bịnh tật rồi, nào là cơn tỉnh, cơn mê, tay chơn nhức-nhối gan ruộrt quặn đau, phổi héo tim khô, da teo huyết cạn, kẻ mang lao mang tổn, phương đàm ho suyễn, người thì đui cùi lở-lói, bại xuội sưng tê, thang-thuốc chẳng an, khẩn-nguyền chẳng giảm, cầu sống chẳng đặng, cầu chết chẳng xong.
Vậy thử hỏi khách trần-gian ai mà không muốn xa muốn tránh, mà nào ai được khỏi? Muốn tránh, tránh chẳng được, lại đa mang; như còn khổ não về bịnh tật, bút nào mà tỏ ra cho hết.
3/ Sự chdt khổ -Vật chi mà sanh trong cõi trần-gian theo các công-lệ tự-nhiên, hễ có sanh ra thì phải có ngày tiêu-diệt. Còn cái thân con người của ta đã do nơi tứ đại (đất, nước, gió,lửa) mà hiệp thành, có bền chắc chi đâu mà tránh khỏi ngày tan rã?
Tại sao mà gọi thân tứ hiệp thành? Xét rằng tuy là ta thấy có sự cấu tạo của cha mẹ mà thành thân của ta, nhưng mà cái thân năỳ suy gẫm cho kỹ lại: thịt và xương cốt là chắt đặc nên thuộc đất; máu huyết chất lỏng nên thuộc nước; hơi thở của ta thuộc về gió; sự ấm áp của ta thuộc về lửa.
Nhờ 4 món ấy chung hợp lại mới thành cái xác thịt của ta. Nếu hễ đến ngày tàn hạ rồi thì xương thịt rã ra huờn lại đất, máu huyết chảy ra huờn lại nước, hơi thở dứt đi thì trở lại với gió, sự ấm áp dứt đi thì nó trở lại cái nóng của mặt trơi. Như vậy tại làm sao gọi rằng khổ? Vì lúc sống linh hồn nhờ xác thịt mà học hỏi, kinh-nghiệm việc đời, xử sự tiếp vật, đeo-đắm theo lợi lợi, danh danh, tài tài, sắc sắc, không có chịu tra cứu phân biệt cho rõ giã chơn, ý-thức sai lầm, nhận không rằng có, nhận có rằng không, thấy tà nói chánh, gặp chánh tưởng tà, rồi cũng do sự sai lầm ấy mà nhận huyễn thân nầy làm thiệt thân của mình, mãi lo o-bế sửa-sang, dồi mài cạo gọt, cưng nó dưỡng nó như : tích trữ cơm tiền, dành cho nó ăn, dành để thuốc-thang cho nó uống, kiếm tìm thanh sắc để cho nó vui, xây-dựng cửanhà cho nó ở (vẫn biết rằng ở trong đời ai củng phải lo thân, nhưng mà người hiểu Đạo, biết rõ cái thân của mình tạm mượn trong thời-gian để học-hỏi nên lo vừa chừng, chẳng có ích-kỷ mà lo cho mình vừa giúp-ích cho đời, chừng bỏ xác thì có cái khác, còn người không hiểu Đạo thì bo-bo giữ nó bằng lối ích-kỷ mê lầm) ấy là muốn cho nó được trường-tồn; kịp đến khi tử-thần gõ cửa, số vô-thường đã tới, sanh ra muôn ngàn kinh-hãi, thần-trí hôn-mê rất triếu mến cõi đời, cửa nhà con vợ, mà không làm sao sống được nữa, nên lúc ấy kẻ phùn mang, trợn mắt, người chắt lưỡi, nghiến răng, lăn lộn giật mình kêu than thảm-thiết. Xét xoi lúc ấy khổ sở là dường nào.
- Mưu cầu bất đắc...
- Biệt ly...
- Oan tắng hội...
- Lo ngại...
Bạc-liêu, năm Nhâm-Ngũ
"TRONG VIỆC TU THÂN XỬ T KỶ"
Sự lễ bái không đủ cho ta tỏ ra một tín-đồ chân thành của đạo Phật được. Tai sao vậy?
Vì Đức Phật chẳng bao giờ ngỏ ý rằng "các người hãy lạy thờ ta cho nhiều rồi ta sẽ độ giúp các người" mà trái lại, Ngài dạy rằng: "Các người nên hiểu biết phận-sự con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh của mình". Thiệt-hành theo giáo-lý của Ngài thì Ngài sẽ hướng-dẫn và ủng-hộ vậy.
Ta hãy đem đức-tin trong sạch mà thờ kỉnh Phật và hãy đem lòng lành mà hành-động y theo lời phán dạy của Phật.
Nếu ta cứ đem đức-tin thờ-phượng tôn-giáo bằng cách sai-làm thì rất có hại cho đời mạng của ta. Như vậy chỉ tỏ ra một người rất mê-tín (mặc dầu đạo của ta thờ là một đạo rất chánh đáng).
Vậy đồng thời với Đức Tin là Lòng Lành phải để cho nó đi cặp luôn luôn.
Có Dức Tin (Tin về thần quyền) mà thiếu Lòng Lành thì rất dễ bị tà-thần cám dỗ, bọn tăng-đồ lợi-dưỡng gạt-lường. Bởi những kẻ ấy thường bày ra cúng-kiếng để chuộc tội hoặc bắc-buộc ta thờ-kính một cách phiền-phức làm cho lòng u-tối của ta càng ngày càng u-tối thêm.
Cón có lòng lành mà thiếu đức tin vào công việc từ-thiện của mình thì lòng lành ấy thường hay thối chuyển vậy.
Vậy đồng thời với đức tinh là lòng trí lành phải đi cặp luôn luôn.
Có dức tinh và lòng lành rồi thì dùng trí-huệ mà bình-đoán cái đạo của ta đang học hay sẽ học một cách xác-thực, tìm hiểu cho rõ-ràng cái mục-đích ấy, như thế mới mong thoát khỏi tà kiến gạt-gẫm ta đem đức tin, lòng lành cống hiến vào chỗ thấp hèn hay một ông thầy mê dốt.
Người học Đạo muốn mở-mang trí-huệ cần phải tìm phương-pháp diệt cái vô-minh (tối-tăm ngu-muội).
Muốn diệt cái vô-minh trước phải điêu-luyện khối tinh-thần cho mạnh-mẽ đặng tự lập con đường rõ-ràng, duy nhất của mối Đạo mình đang học để lấy đó làm cương-mục mà bài trừ những thành-kiến, cố chấp, thói quen, sự chần chờ, lòng ham muốn, tánh kiêu-ngạo, tật-đố, gièm-siểm, dua-nịch, ích-kỷ tư tâm, sự gây gổ, mê đắm trong bể dục-tình và sự phiền-não nó làm cho náo loạn cõi lòng. Nên bài trừ được nó rồi trí huệ tất mở-mang vậy.
Người có tâm nếu không tập suy-gẫm cho mở trí thì hay dễ bị lường gạt.
Người có trí mà vô tâm thì hay xảo trá. Nên trí và tâm người học Đạo cần tìm cách làm cho nó được phát-triển cả hai để lấy tâm làm chủ trì mọi việc, lấy trí mà phán xét mọi việc trước khi ta sắp đưa cho tâm chủ trì. Được như thế chắc-chắn ta học Đạo mau thành công đắc quả.
Đừng thấy ai theo mối Đạo nào đông-đảo rồi ta cũng vội theo Đạo ấy mà lúc đó ta chưa hiểu giáo-lý ấy như thế nào.
Cũng đừng thấy người ta thờ Phật rồi vội-vã lập bàn thờ Phật, mà chưa hiểu ông Phật thể nào và tại sao phải thờ kính Đức Phật. Nếu tu như thế, thờ Phật như thế, thì càng tu càng thờ bao nhiêu càng tỏ ra cho thiên-hạ thấy rõ ta mê-tín bấy nhiêu. Đó cũng là cái đích để cho người vô Đạo nhắm đó mà bài-bác, nhạo chê hủy-bán và cũng rất uổng cho cái công-trình thành-kính lễ-bái của ta vậy.
Cho được tránh những điều ấy, trước khi thờ, học Đạo nào, hay theo ông thầy nào, ta hãy suy-gẫm phán-đoán kỹ-càng; chừng hiểu biết rõ-ràng ta sẽ hành theo Đạo ấy, Thầy ấy. Chẳng được như vậy, dầu mình theo Đạo rất chánh đáng, ông Thầy rất thông minh cũng chẳng có ích chi cho mình cả.
Sự đầu tiên cuẳ người hành Đạo là cốt sửa những tư-tưởng, tìm cách đánh đổ tư-tưởng xấu-xa, đem thay vào những tư-tưởng ôn-hòa, đạo-đức.
Bạc-liêu, năm Nhâm-Ngũ