- MỤC LỤC
- 1- Tìm hiểu Ý nghĩa chữ THIỆN CĂN
- 2- Tìm hiểu về bài thơ Bát Nhẫn
- 3- NHẪN
- 4- VÔ VI
- 5- PHÁP THÂN và PHÁP THÍ
- 6- TU KHÔNG TU
- 7- Ý NGHIỆP
- 8- Tứ Cú Kệ
- 9- Quy y thì phải làm y
- 10- Chánh pháp tà pháp
- 11- Tướng và vô tướng
- 12- Tự Tánh
- 13- Đạo
- 14- Tìm hiểu tám mươi bốn ngàn pháp môn
- 15- Gài then mở then
- 16- Niết bàn
- 17- Tìm hiểu nghĩa chữ GIÁC MÊ
- 18- Thuyết Pháp
- 19- Chớ lìa NHÂN NGÃ, SẮC KHÔNG
- 20- 2013 Xuân Quí Tỵ
- 21- Mười món MA về sắc ấm
- 23- Xuất Gia Tại Gia
- 24- Vũ Trụ Quan, Nhân Sinh Quan PGHH
- 24- Niết Bàn
- 25. Tìm hiểu Ý nghĩa chữ QUANG MINH
Người tu học theo Giáo Lý của Đức Phật, hầu hết ai cũng nghe biết về NIẾT BÀN.
Nhưng muốn tu học để đạt đến cứu cánh Niết Bàn chắc khó người đến đặng.! Phải chi có phương tiện như Xe, Tàu, Phi thuyền…dầu có tốn tiền chúng ta cũng dành tiền để mà đi, (nhưng đâu có !).
Vậy ai muốn cầu đến Niết Bàn chỉ có thuyền Bát Nhã, Tịnh Độ Tông và Thiền Tông mới có thể đưa người đến bến mà thôi.
Sau đây, chúng ta thử tìm hiểu nghĩa chữ NIẾT BÀN (trong Phật Học Từ Điển)
NIẾT BÀN: Niết bàn na. Cũng viết: Nê hoàn, Nê bạn. Là cảnh trí của nhà tu hành khi dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái.
NIẾT (Nir): Ra khỏi.
BÀN hay Bàn na (Vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
Kinh chữ Hán dịch chữ Niết Bàn ra những nghĩa sau đây:
Diệt: Dứt nhơn quả sanh tử, dứt Nghiệp luân hồi.
Diệt độ: Dứt nhơn quả sanh tử, qua khỏi dòng nước mạnh.
Tịch diệt: Tịch là vô vi, trống không lặng lẽ, an ổn. Diệt là cái tai hại lớn của sanh tử đã dứt.
Bất sanh: Những khổ quả sanh tử chẳng còn nữa, tức chẳng sanh ra nữa.
Vô vi: Không nhơn duyên tạo tác nghiệp lầm.
An lạc: An ổn khoái lạc, hết khổ.
Giải thoát: Lià khỏi các phiền não.
Đối với phái Nam tông, nhập Niết bàn là được vào nơi ngơi nghỉ trọn vẹn, dứt tất cả vừa thể chất, vừa tinh thần.
Đối với phái Bắc tông, nhập Niết Bàn là vào cõi cao rốt, sau khi linh hồn đã qua các cuộc từng trải và tấn bộ.
Hồi đức Thế Tôn thành Đạo và giáo độ chư đệ tử, pháp môn của Ngài chia ra làm hai thời kỳ: Thời kỳ đầu về Tiểu thừa, thời kỳ sau về Đại thừa.
Trong thời kỳ Tiểu thừa, Ngài khuyên chư đệ tử diệt phiền não để đắc quả La hán, đắc Niết Bàn tại thế (Hữu dư Niết Bàn) và đến chừng tịch thì nhập hẳn Niết Bàn trọn vẹn (Vô dư Niết Bàn).
Những đệ tử nghe theo Ngài, cố diệt các sự luyến ái, đắc và nhập Niết Bàn, đó là nhập Niết Bàn tạm mà thôi. Phải lo đắc Đại Niết Bàn, tức là Niết Bàn của Phật Thế Tôn, Như lai.
La Hán tuy đã đắc Đạo và nhập Niết Bàn, vào nơi yên nghỉ, nhưng là cảnh yên nghỉ tạm thời mà thôi. Rồi đây, các vị La Hán ấy còn phải tu học nữa đặng về sau thành Phật Thế Tôn. Những vị La Hán hoan nghênh, bèn thi hành chủ nghĩa Đại thừa, các Ngài bèn thành bực Bồ tát Ma ha tát.
Đức Phật có tóm tắt cảnh trí của bực đắc Niết Bàn của Phật Thế tôn như dưới đây:
Cái tâm giác ngộ và trong sạch hoàn toàn, nhà Đạo thành Phật, đến Niết Bàn. Người lướt tới cảnh tuyệt cao, cũng như kẻ lên tới đỉnh núi tuyết, ở trên còn có mênh mông một bầu trời xanh mà thôi. Thần Tiên quả vị thấp hơn, ước được như người. Cảnh tang thương trong Tam giới không làm cho người nghiêng ngã được. Người sống đủ các đời: chết đủ các thuở, cái nghiệp không tạo chỗ cho người nữa. Không cần cái gì nữa, người có đủ tất cả. Còn cái bổn ngã của người biến mất trong Vũ trụ.
Những ai dạy rằng nhập Niết Bàn là không còn, những kẻ ấy cũng lầm. Những ai dạy rằng nhập Niết Bàn là còn, những kẻ ấy cũng lầm. Vì họ đâu có biết gì đến Niết Bàn, họ đâu có hiểu rằng cao hơn những cây đèn bể của họ, có cái ánh sáng mạnh là thế nào; họ đâu có hiểu rằng cảnh cực kỳ sung sướng vẫn ở ngoài vòng sự sống và thời gian.
NIẾT BÀN KINH, quyển 33: Phật có thể dùng nhiều danh từ khác nhau để gọi Niết bàn:
Vô sanh (Không sanh ra),
Vô xuất (Không xuất hiện),
Vô tác (Không tạo tac),
Vô vi (Không có ý làm),
Qui y (Chỗ theo về, chỗ nương dựa),
Quật trạch (Hang động nhà cửa),
Giải thoát, quang minh (Ánh sáng hào quang),
Đăng minh (Đèn sáng, ánh sáng của đèn),
Bỉ ngạn (Bờ bên kia),
Vô úy (Không sợ),
Vô thối (Không lui),
An xử (Ở yên),
Tịch tĩnh, Vô tướng, Vô nhị (Chẳng hai lẽ),
Nhứt hạnh (Chỉ một hạnh mà thôi),
Thanh lương (Trong sạch mát mẽ),
Vô ám (Không tối),
Vô ngại (Chẳng bị ngăn trở),
Vô tranh (Không tranh giành),
Vô trược (Không dơ),
Quãng đại (Rộng lớn),
Cam lộ (Chất thuốc Tiên trường sanh bất tử),
Kiết tường (Điềm lành).
NIẾT BÀN KINH. Đọc trọn vẹn là: Đại Bát Niết Bàn Kinh. Một bộ kinh có danh tiếng về Đại thừa mà Phật thuyết trước khi nhập diệt.
Trong bộ Kinh ấy, Phật dạy phương pháp tu trì rất chu đáo. Như Ngài khuyên chư đệ tử nên ăn ở và tu tập theo BÁT CHÁNH ĐẠO, như vậy còn hơn những cách thờ phụng bề ngoài, còn hơn lễ bái Ngài và chư Phật, Thần, còn hơn thờ tượng ảnh.
Bàn về Niết Bàn, Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng có đề cập và chỉ dạy chúng ta như sau:
1.- ... “Nguyện đem công quả tu hành,
Cứu trong Tông Tổ vãng sanh Liên đài.
Về Phật quốc ngày ngày an lạc,
Cả giống dòng giải thoát luân trầm.
Rồi đem đạo pháp huyền thâm,
Độ trong sanh chúng hết lầm hết mê.
Cả vạn vật đồng về Phật cảnh,
Chẳng luyến trần ảo ảnh gạt lường.
Nguyện cầu chư Phật mười phương,
NIẾT BÀN tịch tịnh là đường vô sanh.”
(Bài Nguyện trước Bàn thờ Cửu Huyền)
2.- “Nhìn Phật Giáo mà tìm cái lý,
Coi tại sao ta phải tu hành.
Vì yêu dân Ta kể ngọn ngành,
Khuyên lê thứ làm lành mà tránh.
Cảnh NIẾT BÀN là nơi cứu cánh,
Về chốn ni xa lánh hồng trần.”
(Giác Mê Tâm Kệ, Quyển 4)
3.- “Điên dẹp gác âm-thinh sắc-tướng,
Tầm vô-vi kiếm cảnh Niết-Bàn.”
(Thầy giáo Xoài xướng - Đức Thầy đáp họa)
4.- “Băng rừng dẹp phá gốc gai,
Đưa người lương-thiện đến ngay Niết-Bàn.”
(Thu đã cuối)
5.- “Trỗi bước tìm cuộc vô sanh,
Đến nơi sáng-suốt tịnh-thanh Niết-Bàn.”
(Những câu chú thường niệm)
Nam Mô A Di Đà Phật !
TRƯƠNG VĂN THẠO
Gửi ý kiến của bạn