Đtb 58: Chữ Hiếu Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo

31 Tháng Bảy 200212:00 SA(Xem: 15407)
Đtb 58: Chữ Hiếu Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
Để nối tiếp truyền thống của cha ông, những tín đồ thuần thành của đạo, Thanh Niên Đoàn Phật Giáo Hòa Hảo đứng ra nhận lãnh trách nhiệm tổ chức ngày Lễ Vu Lan năm nay tại Hội Quán PGHH Miền Nam California vào ngày 22 tháng 8, 1999 tức ngày 12 tháng 7 âm lịch năm Kỷ Mão.

Người Việt Nam sống nơi hải ngoại, hàng năm ngoài hai ngày lễ Mẹ và Cha theo truyền thống Tây phương , còn có lễ Vu Lan, Mùa Báo Hiếu để tưởng nhớ đến công dưỡng dục sinh thành của cha mẹ.Đây cũng là dịp cho chúng ta cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như các bậc tiền nhân, anh hùng tử sĩ đã hy sinh vì tổ quốc.

Cũng nhân dịp này chúng ta cùng nhau suy nghiệm những lời giáo huấn của Đức Huỳnh Giáo Chủ về chữ Hiếu qua giáo lý của Ngài.

Trong quyển Cách tu hiền và sự ăn ở của một người bổn đạo, Đức Huỳnh Giáo Chủ có dạy:
Muốn làm xong hiếu nghĩa, có 4 điều ân ta cần phải hy sinh gắng gổ mới mong làm trọn. Bốn điều ân đó là : ân Tổ Tiên cha mẹ, ân Đất Nước, ân Tam Bảo và ân Đồng Bào Nhân Loại. Và Aân Tổ Tiên Cha Mẹ là điều ân mà chúng ta phải thực hiện trước tiên.

Ngài đã dạy:Ta sanh ra cõi đời được có hình hài để hoạt động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ ta chịu biết bao khổ nhọc; nhưng sanh ra cha mẹ là nhờ có tổ tiên nên khi biết ơn cha mẹ, ta cũng có bổn phận phải biết ơn tổ tiên nữa.

Muốn đền ơn cha mẹ, lúc cha mẹ còn sanh tiền, cóï dạy ta những điều hay lẽ phải, ta rán chăm chỉ nghe lời, chớ nên xao lãng, làm phiền lòng cha mẹ. Nếu cha mẹ có làm điều gì lầm lẫn trái với nhân đạo, ta rán hết sức tìm cách khuyên lơn ngăn cản. Chẳng thế ta cần phải lo nuôi dưỡng báo đền, lo cho cha mẹ khỏi đói rách, khỏi bịnh hoạn ốm đau, gây sự hòa hảo trong đệ huynh, tạo hạnh phúc cho gia đình, cho cha mẹ vui lòng thỏa mãn. Rán cầu cho cha mẹ được hưởng điều phước thọ. Lúc cha mẹ quá vãng, hãy tu cầu cho linh hồn được siêu thăng nơi miền Phật cảnh.

Trong bài thơ Dặn Dò Bổn Đạo, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã dạy:
Con người có Tổ có Tông,
Học hay chữ nghĩa sao không phượng thờ?
Hiếu trung chuyện tích sờ sờ,
Người đời phải biết phượng thờ Mẹ Cha.
Hay trong Sám Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm, Ngài nói:
Phật Trời thương kẻ nhu mì,
Trọng Cha Yêu Chúa kính vì Tổ Tông

Ngài đã khuyên con cái phải biết kính trọng cha mẹ qua Kệ Dân của Người Khùng như sau:
Thấy bá tánh nghinh tân yểm cựu,
Học ai mà ngang ngược nhiều lời.
Phụ Mẹ Cha khinh dễ Phật Trời,
Chẳng có kể công sanh dưỡng dục

Ngoài việc phụng dưỡng mẹ cha lúc sinh thành, Đức Huỳnh Giáo Chủ còn khuyên chúng ta nên lo tu hành để cứu ông bà cha mẹ. Trong bài Giải Thoát Cửu Huyền, Ngài viết:
Rán tu đắc đạo cứu Cửu Huyền,
Thoát chốn mê đồ đến cảnh tiên.
Ngỏ đáp ơn dày công sáng tạo,
Cho ta hình vóc học cơ huyền.

Hoặc trong Sấm Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm, Ngài viết:
Tưởng nhớ Phật như ăn cơm bữa,
Vọng Cửu Huyền sớm tối mới mầu.
Chữ Nam Mô dẹp bớt lòng sầu,
Sau thấy được nhà Tiên cửa Thánh.

Trong bài Cho Ông Cò Tàu Hảo, Ngài khuyên dạy như sau:
Ngày nào đắc được lục thông,
Vớt hồn Cha Mẹ, Tổ Tông bảy đời.
Về cực lạc thảnh thơi an dưỡng,
Aáy là ngày ban thưởng công tu.
Chúc cho đó vẹt mây mù,
Vững vàng bất thối công phu vuông tròn.
Đến ngày biển cạn non mòn,
TỨ ÂN đã trả chẳng còn tội căn.

Trong Sấm Giảng Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ, ngoài việc khuyên sanh chúng tu hành, thực hiện Tứ Aân, Ngài luôn luôn khuyên người Việt Nam chúng ta nên nhớ và trở về nguồn cội con Rồng cháu Tiên của mình. Trong Nang Thơ Cẩm Tú, Ngài viết:
Đừng chia lìa Bắc Tổ Nam Tông,
Chỉ biết giống Lạc Hồng Thượng Cổ

Và trong bài Bóng Hồng, Ngài đã nhấn mạnh về nguồn cội của chúng ta như sau:
Cốt xưa thiệt giống Lạc Hồng,
Trên hòa dưới thuận một lòng mến yêu.

Nguyễn Huỳnh Mai
Vu Lan 1999
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn