(Bài nói chuyện trong Ngày Đại Lễ 18-5 năm 2002)
Trong những năm trước, mỗi lần tổ chức Đại Lễ mừng ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng nền Đạo PGHH, ngay tại bục nầy, các đồng đạo được phân công phụ trách nói về Ý Nghĩa ngày Đại Lễ 18/5, thường đề cập một cách tổng quát về sứ mạng của Đức Huỳnh Giáo Chủ qua những câu Kinh tiếng Kệ của Ngài như:
Ta thừa vưng sắc lịnh Thế Tôn,
Khắp hạ giái truyền khai đạo pháp,
Hoặc: Cúi đầu tâu lại cửu trùng,
Ngọc Hoàng ban chiếu Lão Khùng giáo dân.
Hay: Muốn tu tỉnh nay đà gặp cuộc,
Đức Di Đà truyền mở đạo lành,
Bởi vì Ngài thương xót chúng sanh,
Ra sắc lịnh bảo Ta truyền dạy.
Để chứng minh rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là một hóa thân Bồ Tát, vâng lịnh Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, Đức Ngọc Đế và Đức Phật A Di Đà lâm phàm hóa độ chúng sanh trong thời Hạ Nguơn mạt pháp mà Thánh địa được chọn để Ngài đản sanh là làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, thuộc Miển Nam nước Việt:
Khùng vâng kịnh Tây Phương Phật Tổ
Nên giáo truyền khắp cả Nam Kỳ.
Ngoài ra khi đề cập đến giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ các vị thường lướt qua một cách tổng quát về Pháp môn Học Phật Tu Nhân, về Tứ Ân, về Bát Chánh Đạo hay Tứ Diệu Đề v..v...
Trước ngày Đại lễ có một số anh chị em đồng đạo có đề nghị, năm nay nên có một đề tài nào cho cụ thể thiết thực, đưa ra để anh em đồng đạo cùng trao đổi thảo luận và ứng dụng ngay vào cuộc sống hằng ngày của mình, để chứng minh PGHH là một tôn giáo tích cực nhập thế, đời đạo liên quan Đời không đạo đời vô liêm sỉ, Đạo không đời đạo biết dạy ai.
Thế nên hôm nay chúng tôi xin mạo muội đề cập đến một sự việc mà rất nhiều người trong chúng ta đã từng làm, thế nhưng có thể còn có người chưa biết rằng mình đã thực hành một pháp môn tu hành có thể độ mình và độ người ra khỏi biển sanh tử luân hồi và đến bờ giác ngộ.
Chắc quý vị còn nhớ mấy năm trước đây, một số tỉnh tại miền đồng bằng sông Cửu Long bị một trận lụt lớn nhứt từ 40 năm qua, trong đó nặng nhất là Châu Đốc, Long Xuyên, Đồng Tháp và Long An mà số người chết đã lên hơn 240 người, đa số là trẻ em.
Hằng trăm ngàn ngôi nhà bị ngập, hàng trăm ngàn đồng bào gặp rất nhiều khó khăn, họ chen chúc sống trên những đồi gò, bờ đê, chung quanh toàn là nước, trên thì không mái che, dưới thì không lương thực, không củi không lửa, không thuốc, lại thêm các chứng bịnh về đường tiêu hóa làm cho số người chết ngày càng lên cao.
Trước thảm trạng nầy, PGHH đã cùng với các tôn giáo bạn ra lời kêu gọi các tín hữu mở lòng từ bi, kẻ ít người nhiều, ra tay bố thí để cứu giúp đồng bào trong cơn hoạn nạn, vì miếng khi đói bằng gói khi no, Của chi tơ tóc nghĩa so nghìn trùng Lời kêu gọi đó đã được đồng hương và các hội đoàn hưởng ứng rất tích cực với những cuộc lạc quyên, đóng góp tiền bạc và phẩm vật để cứu trợ đồng bào, tất cả mọi người đã thể hiện tinh thần tình dân tộc, nghĩa đồng bào, máu chảy ruột mềm và lá lành đùm là rách Trong giáo lý Đạo Phật gọi đây là hạnh Bố thí.
Trong Sấm Giảng và Thi Văn Giáo Lý của PGHH, Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng từng kêu gọi mọi người hãy thực hành hạnh Bố thí:
Nếu đã xả thân tầm đạo đức,
Mở lòng Bố thí ngộ thần ca.
Hoặc:
Của dư cho mượn mới là,
Hảo tâm Bố thí ngọc tòa được lên.
Vậy Bố thí là gì ?
Trước khi đi sâu vào đề tài nầy chúng tôi xin minh xác rõ ràng, đây không phải là buổi thuyết pháp, mà chỉ xin phép được thảo luận, trao đổi cùng chư Đồng đạo và quý Thân hữu để cùng dìu nhau trên đường tu tập, nếu có gì thiếu sót xin Quý vị vui lòng chỉ bảo cho, chúng tôi thành thật đa tạ trước.
Bố thí chính là hạnh đứng đầu trong lục độ, Lục độ gồm có: Bố Thí, Trì Giới, Tinh Tấn, Nhẫn Nhục, Thiền Định và Trí Huệ.
Theo định nghĩa, Bố là cùng khắp: Thí là cho, là trao tặng. Bố thí là cho cùng khắp, cho tất cả mọi người, mọi vật, mọi nơi. Thông thường, có 3 loại Bố thí: Tài thí, Pháp thí, và Vô úy thí.
1 /-Tài thí: Tài thí tức là đem tiền bạc, của cải, vật chất của mình ra cho người khác dù trực tiếp hay gián tiếp.Trong Tài thí có 2 loại: Nội tài và Ngoại tài.
Nội tài là những vật thuộc về thân mạng, gồm các bộ phận của cơ thể con người như mắt, mũi, tay, chân, v..v... Thí nội tài là một cử chỉ hy sinh cao đẹp nhứt mà chỉ có những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được, như chúng ta thường nghe những chuyện về tiền thân Đức Phật Thich Ca, trong nhiều tiền kiếp Ngài đã bố thí thân mạng mình để cứu kẻ khác.
Ngoại tài là những vật ngoại thân như tiền bạc, nhà cửa, quần áo, vườn ruộng v..v...Tại quê nhà trước đây, hình ảnh chúng ta thường thấy là trong các ngày Rằm hay trong các dịp lễ lớn như Phật Đản, ngày Đại Lễ 18/5 hoặc Vía Bà núi Sam tại Châu Đốc là cơ hội có rất nhiều người ăn xin tập trung để xin ăn nhờ vào lòng bố thí của người hảo tâm. Mở phòng thuốc nam để hốt thuốc miễn phí, lập tổ từ thiện để nấu cơm, nấu cháo hoặc cung cấp nước sôi miễn phí cho đồng bào nghèo tại các bịnh viện, hoặc khi có người chết thì cùng cấp hòm rương, thấy chùa hư miếu sập xúc động lòng tôn kính Trời Phật liền mua sắm vật liệu để tu bổ cho kín đáo, khi thấy đường sá hư hao cầu kỳ gián đoạn thì ra tay sửa sang bắt lại cho mọi người dễ bề lưu thông, tất cả những việc làm đó đều là Bố thí.
Tại hải ngoại, những việc làm nhỏ nhặt như giúp đỡ bạn bè, đồng hương mới đến định cư làm giấy tờ, hoặc cho giường nệm, quần áo, xe cộ hoặc cộng đồng chúng ta thường tồ chức những cuộc đi bộ tại Milesquare Park để gây quỹ cứu trợ đồng bào trước đây, tất cả nghĩa cử thiết thực nầy đều là thực hành hạnh Bố thí. Như Đức Huỳnh Giáo Chủ từng khuyên:
Gặp cơn mưa ta hãy cho tơi,
Lúc hạn nắng Từ Bi giúp nón.
Hoặc là:
Những người có của tiền dư,
Hãy nên Bố thí dành tư làm gì.
Ngày nay tốt phước sang giàu,
Xin thương kẻ khó giúp hào một khi.
Đối với người hiểu Đạo, Ngài khuyên họ càng nên thực hành Bố thí:
Nếu đã xả thân tầm đạo đức,
Mở lòng Bố thí ngộ thần ca.
Cậu Hai Thanh Sĩ, một đệ tử của Đức Huỳnh Giáo Chủ, cũng cho biết bố thí mang lại công đức to tát như:
Bởi kiếp trước mở hồ bao thí,
Nên kiếp nầy địa vị sang giàu,
Kiếp nầy bỏn xẻn tham gian,
Kiếp sau đói khó nghèo nàn tả tơi.
Một lần nữa Đức Huỳnh Giáo Chủ đoán chắc Trồng bông kiểng giống chi hưởng nấy, Bố thí sẽ được phước báu vô lượng:
Của dư cho mượn mới là,
Hảo tâm bố thí ngọc tòa được lên.
Và:
Muốn cho rắn đặng hóa cù,
Xả thân làm phước Diêm phù được qua.
Trong Phật giáo có câu chuyện Nàng Bạch Tịnh Y như sau:
Thời Đức Phật còn tại thế, tại thành Ca Tì La Vệ, dân chúng khắp nơi đều ngưỡng mộ Đạo Phật. Vào một ngày Rằm sau thời gian kiết hạ của Đức Phật và chư tăng, cả nước từ vua cho đến thần dân đều muốn mở một ngày cúng dường quy mô để tạo phước điền. Sẵn lòng tôn kính, mọi người đua nhau dâng hiến những món ngon vật lạ và nhà Vua ra lịnh ai muốn cúng dường món gì thì cứ để trước nhà, đùng 12 giờ trưa Đức Phật và Chư tăng sẽ đến nhận lấy.
Lúc bấy giờ trong thành có hai vợ chồng người kia rất nghèo, nghèo đến nổi hai người mà chỉ có một cái khăn choàng, vừa để làm chăn vừa để làm quần áo. Khi người chồng mang khăn đi làm kiếm sống thì người vợ phải ở nhà và ngược lại khi vợ dùng thì chồng phải nằm nhà. Tuy nhà nghèo nhưng lại hết lòng cung kính Phật, cho nên khi Đức Phật và Chư Tăng đi ngang qua nhà, từ trong nhà ló ra đôi tay gầy yếu cầm tấm chăn đã cũ đầy mùi hôi đưa ra cúng dường. Chư tăng và quần thần đi theo đều bất mãn lên tiếng bắt lỗi, tại sao cúng dường mà không ra ngoài để dâng lên mà lại ở trong nhà đưa ra qua một lỗ trống như vậy. Từ trong nhà có tiếng người đàn bà trả lời: Xin thưa, vì vợ chồng tôi quá nghèo không có quần áo, nếu ra ngoài thân thể lõa lồ sẽ mang tội bất kính nên chúng tôi không thể ra ngoài để vái chào và đảnh lễ được. Mọi người gom lại các vật cúng dường của Phật tử, khi thấy tấm chăn dơ quá chư tăng đã quăng vào góc xe để đi bỏ.
Khi về đến Tịnh Xá, Đức Phật bảo với các thính chúng rằng, ngày hôm nay có một đại thí chủ cúng dường vô lượng vô biên và Ngài bảo hãy mang vật ấy lên trên bồ đoàn của Phật để Như Lai vào đại định mà chuyển pháp luân. Thế là tất cả lụa là gấm vóc cúng dường được mang lên nhưng Ngài đều bảo không phải, cuối cùng chỉ còn lại chiếc khăn dơ bẩn của vợ chồng nhà nghèo kia được mang lên. Bấy giờ Đức Phật mới hướng về thính chúng bảo rằng, đây là món vật vô cùng quý báu của hai vợ chồng đại thí chủ cúng dường để cầu phước điền trong vị lai. Trong buổi thuyết pháp đó Đức Phật đã hết lời tán dương công đức vô lượng của người ấy và sau buổi thuyết pháp nhà vua cùng mọi người đến nhà hai vợ chồng kia để thăm hỏi thì thấy hai người đã chết vì bị lạnh. Nhà Vua đã cho chôn cất họ tử tế.
Ngay ngày hôm đó, hoàng hậu lâm bồn, sanh ra một nàng công chúa rất kháu khỉnh, đặc biệt lúc sanh ra trên mình công chúa đã choàng sẵn một tấm y, giống như tấm chăn mà vợ chồng kia đã cúng dường. Đức Phật cho nhà Vua biết, công chúa chính là người đàn bà nghèo tốt bụng kia hóa kiếp, và nhà Vua đã đặt cho công chúa tên là Bạch Tịnh.
2 /-Pháp Thí: Pháp thí nghĩa là đem lời hay, lẽ phải, hoặc đem những sự hiểu biết về giáo lý quý báu của chư Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác, khuyên người khác bỏ dữ về lành, cải tà quy chánh hoặc tìm cách phổ biến giáo lý của Phật để chúng sanh biết mà tu, như vậy chúng ta đã làm công việc Pháp thí.
Pháp thí có giá trị cao hơn cả Tài thí, vì Tài thí chỉ giúp cho người đó đở cơn túng thiếu về phương diện vật chất trong khoảng thời gian ngắn hay nhiều nhất chỉ một đời người mà thôi, còn Pháp thí giúp đỡ họ rất nhiều về phương diện tinh thần. Pháp thí không những giúp cho người nghèo mà còn giúp cho cả người giàu có, vua quan và ảnh hưởng không phải chỉ một kiếp nầy mà còn gieo nhân lành cho nhiều kiếp sau nữa. Chính vì vậy, người Phật tử, người tín đồ chân chính không nên bỏ lỡ cơ hội, không để mất một dịp nào để thực hành Pháp thí.
Khi nói đến Pháp thí, thông thường người ta nghĩ ngay đến các nhà sư, đó là những bậc cao tăng đem những giáo lý cao thâm của Đức Phật giảng dạy cho bá tánh thập phương nghe mà hành theo hầu tiến lên con đường giải thoát. Ngoài ra, trong anh chị em đồng đạo chúng ta hay bất cứ người nào đang làm công việc ấn tống kinh sách, phổ biến các tài liệu đạo, sang lại và phân phát các băng giáo lý, hay các độc giảng viên, những người thuyết trình giáo lý, v..v.. đều là đang thực hành Pháp thí, hoặc những vị mạnh thường quân yễm trợ cho chùa, hay bảo trợ cho các chương trình phát thanh về giáo lý đều là Pháp thí. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cho biết:
Ai làm phước in ra mà thí,
Thì được nhiều hạnh phúc sau nầy.
Trong Kinh Hiền Ngu có ghi lại câu chuyện sau đây Thời Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, tại một vùng nọï, vì dân chúng mất mùa nên việc cúng dường chư tăng có phần yếu kém. Có một vị tu sĩ nọ, vì không có dầu đốt để thắp đèn tụng kinh phải dùng lá cây đốt để có ánh sáng đọc kinh, khi ấy có một vị trưởng giả trong vùng biết được bèn phát tâm sẽ cúng dường số dầu cho vị tu sĩ nọ để dùng vào việc Phật pháp trọn đời.
Vị tu sĩ nọ là tiền thân của Đức Phật Thích Ca, còn vị trưởng giả kia là tiền thân của Đức A Nan. Chính nhờ sự cúng dường để cho vị tu sĩ có điều kiện tụng kinh đọc sách mà kiếp sau nầy Ngài A Nan được phước báu vô lượng, đó là trí nhớ siêu việt. Ngài trở thành vị đa văn đệ nhứt thời đó, tất cả lời dạy của Phật trong 49 năm đi thuyết pháp Ngài đều thuộc làu và được truyền tụng cho đến ngày nay.
3/-Vô úy Thí: Vô là không: úy nghĩa là sợ. Vô úy thí tức là làm cho người khác không còn lo sợ để sống trong an nhàn tự tại.
Thí dụ, có một người bị phạm tội, dù vô tình hay cố ý, sự phạm tội đó đã khiến cho anh ta luôn luôn sợ hãi, luôn bị ám ảnh. Làm thế nào chúng ta nói cho anh ta biết rằng, trong Phật giáo có việc Sám hối, nghĩa là dù có tội lỗi nhưng biết thành khẩn ăn năn tội trước và thực tâm lo tu niệm sửa mình, giữ đúng quy điều, cải tà quy chánh thì sẽ được chư Phật hộ trì.
Sau khi thấu triệt chân lý, người ấy sẽ an tâm tu hành không còn phiền não: hoặc ta đem những điều giáo lý của Đức Phật nói cho họ biết vạn pháp trong thế gian đều là giả tạm, từ lợi danh, của cải, gia tài, vàng bạc, cho đến thân bằng quyến thuộc hoặc ngay cả bản thân ta cũng không thể nào giữ được lâu bền huống chi các vật ngoài thân, như vậy còn gì đâu mà phải sợ. Như Đức Huỳnh Giáo Chủ có dạy
Tâm Chánh Niệm thường thường suy nghĩ,
Vật ở trần như bọt nước làn mây.
Thân ta còn rày đó mai đây,
Của ấy cũng khi tan khi hiệp.
Chừng đó, khi đã hiểu rõ lý đạo rồi, tiền của, họ không ham nên không sợ mất: danh lợi, họ không màng nên không sợ thiếu: sanh mạng họ biết là giả tạm nên không sợ chết.
Đó là ta đã hành hạnh Vô úy thí.
Như trên đã nói, Bố thí sẽ mang lại công đức cho người bố thí, nhưng tùy theo sự phát tâm mà công đức nhiều hay ít.
Có nhiều người giàu có đem bạc ngàn bạc vạn ra bố thí, có người đem cả tài sản ra lập nhà thương, trường học, viện cô nhi, hoặc có người dám liều mạng xông vào lửa để cứu kẻ sắp bị chết thiêu, hay nhảy xuống nước cứu người chết đuối, hoặc có những anh hùng đem tài năng sức mạnh của mình ra bảo vệ kẻ thế cô, v..v.. nhìn bề ngoài, thì những hành động ấy đều là bố thí cả, nhưng nếu xét về tâm lý và động lực thúc đẩy bên trong, thì có thể có hai trường hợp khác xa nhau.
Chúng ta biết rằng, bố thí là do từ tâm mà ra, bố thí là pháp môn để tự độ và độ tha. Nhưng nếu bố thí với dụng tâm khác như để cầu danh, cầu lợi hoặc vì ganh đua, hoặc vì muốn làm nhục người chịu ơn, hoặc vì một tâm lý khinh rẻ, thì sự bố thí ấy phước báu mỏng manh như mây nổi giữa hư không.
Còn sự bố thí của một em bé thì công đức rất to tát, vì khi bố thí người cho không mang một ý nghĩ sẽ được lợi lộc gì cả mà chỉ để giúp người trong cơn đói đau hoạn nạn.
Trong 10 điều tâm niệm của Bồ Tát có câu: Giúp người đừng mong lợi mình và sách xưa cũng có câu Thi ân bất cầu báo
Đặc biệt nếu sự bố thí bắt nguồn từ sự tôn kính, từ sự thiết tha thì công đức thật vô lượng như trường hợp nàng Bạch Tịnh vừa nêu trên chỉ một tấm chăn mà đầu thai làm công chúa hay trường hợp của Vua Lương Võ Đế sau đây:
Trong tiền kiếp là người tiều phu nghèo khó, khi đi đốn củi gặp một ngôi chùa bị bỏ phế từ lâu, các tượng Phật bị đứng trơ vơ giữa trời, động lòng trắc ẩn đối với Đức Từ Bi, ông bèn lấy nón của mình đang đội, đội cho bức tượng để tỏ lòng tôn kính chư Phật, nhờ công đức đó mà kiếp sau đã được làm vua.
Một cách cụ thể hơn, chúng ta có thể ví việc bố thí như công việc của một nhà nông. Của cải vật chất chúng ta tạo ra rất cực khổ, đương nhiên chúng ta rất quý trọng nó, giống như những hạt lúa giống của nhà nông. Nếu nhà nông muốn có lúa nhiều hơn thì phải đem số lúa giống đó rải ra, gọi là sạ lúa, thì đến mùa mới có thu hoạch nhiều hơn. Của cải ta làm ra nếu đem bố thí, xin nhấn mạnh là bố thí với tâm ý chân chính, thì cũng giống như nhà nông kia sạ lúa, sẽ được nhiều phước báu. Nếu ta không bố thí, cứ bo bo giữ lấy thì cũng không hại gì cho ai, nhưng cũng giống như nhà nông không đem lúa giống ra sạ, thì lúa chỉ đủ ăn một mùa là hết, mùa sau sẽ không còn lúa để ăn, thế thôi.
Ngoài ra, đối với người tu, bố thí không phải là thi ân mà là một phương pháp để đối trị tánh tham lam của con người, như Đức Huỳnh Giáo Chủ có dạy:
Muốn trừ tham phải liệu cách nào,
Phải bố thí diệt lòng ích kỷ.
Tóm lại, bố thí là một hành động đẹp đẽ nhất mà con người có thể cho con người, là một bổn phận mà hành giã cần phải thực hành như người khách muốn qua sông phải có chiếc thuyền thì mới đi đến bờ bên kia được, là nền tảng rất quan trọng mà người hành Bồ Tát đạo không thể thiếu sót được.
Chúng tôi xin phép trích dẫn lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ trong bài giáo lý Luận về Tam Nghiệp sau đây để kết thúc đề tài hôm nay. Ngài dạy rằng Thế nên hãy nghĩ đến người cũng như mình nghĩ đến mình, hãy dẹp lòng vị kỷ tham lam, lo vun trồng phước đức, bố thí cho kẻ nghèo hèn, rán công phu sám hối để có thể yên vui nơi miền Cực lạc, lánh sự giả tạm ỏ cõi trần nầy
Nguyễn Thanh Giàu
Đại Lễ 18-5 năm 2002
Trong những năm trước, mỗi lần tổ chức Đại Lễ mừng ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng nền Đạo PGHH, ngay tại bục nầy, các đồng đạo được phân công phụ trách nói về Ý Nghĩa ngày Đại Lễ 18/5, thường đề cập một cách tổng quát về sứ mạng của Đức Huỳnh Giáo Chủ qua những câu Kinh tiếng Kệ của Ngài như:
Ta thừa vưng sắc lịnh Thế Tôn,
Khắp hạ giái truyền khai đạo pháp,
Hoặc: Cúi đầu tâu lại cửu trùng,
Ngọc Hoàng ban chiếu Lão Khùng giáo dân.
Hay: Muốn tu tỉnh nay đà gặp cuộc,
Đức Di Đà truyền mở đạo lành,
Bởi vì Ngài thương xót chúng sanh,
Ra sắc lịnh bảo Ta truyền dạy.
Để chứng minh rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là một hóa thân Bồ Tát, vâng lịnh Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, Đức Ngọc Đế và Đức Phật A Di Đà lâm phàm hóa độ chúng sanh trong thời Hạ Nguơn mạt pháp mà Thánh địa được chọn để Ngài đản sanh là làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, thuộc Miển Nam nước Việt:
Khùng vâng kịnh Tây Phương Phật Tổ
Nên giáo truyền khắp cả Nam Kỳ.
Ngoài ra khi đề cập đến giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ các vị thường lướt qua một cách tổng quát về Pháp môn Học Phật Tu Nhân, về Tứ Ân, về Bát Chánh Đạo hay Tứ Diệu Đề v..v...
Trước ngày Đại lễ có một số anh chị em đồng đạo có đề nghị, năm nay nên có một đề tài nào cho cụ thể thiết thực, đưa ra để anh em đồng đạo cùng trao đổi thảo luận và ứng dụng ngay vào cuộc sống hằng ngày của mình, để chứng minh PGHH là một tôn giáo tích cực nhập thế, đời đạo liên quan Đời không đạo đời vô liêm sỉ, Đạo không đời đạo biết dạy ai.
Thế nên hôm nay chúng tôi xin mạo muội đề cập đến một sự việc mà rất nhiều người trong chúng ta đã từng làm, thế nhưng có thể còn có người chưa biết rằng mình đã thực hành một pháp môn tu hành có thể độ mình và độ người ra khỏi biển sanh tử luân hồi và đến bờ giác ngộ.
Chắc quý vị còn nhớ mấy năm trước đây, một số tỉnh tại miền đồng bằng sông Cửu Long bị một trận lụt lớn nhứt từ 40 năm qua, trong đó nặng nhất là Châu Đốc, Long Xuyên, Đồng Tháp và Long An mà số người chết đã lên hơn 240 người, đa số là trẻ em.
Hằng trăm ngàn ngôi nhà bị ngập, hàng trăm ngàn đồng bào gặp rất nhiều khó khăn, họ chen chúc sống trên những đồi gò, bờ đê, chung quanh toàn là nước, trên thì không mái che, dưới thì không lương thực, không củi không lửa, không thuốc, lại thêm các chứng bịnh về đường tiêu hóa làm cho số người chết ngày càng lên cao.
Trước thảm trạng nầy, PGHH đã cùng với các tôn giáo bạn ra lời kêu gọi các tín hữu mở lòng từ bi, kẻ ít người nhiều, ra tay bố thí để cứu giúp đồng bào trong cơn hoạn nạn, vì miếng khi đói bằng gói khi no, Của chi tơ tóc nghĩa so nghìn trùng Lời kêu gọi đó đã được đồng hương và các hội đoàn hưởng ứng rất tích cực với những cuộc lạc quyên, đóng góp tiền bạc và phẩm vật để cứu trợ đồng bào, tất cả mọi người đã thể hiện tinh thần tình dân tộc, nghĩa đồng bào, máu chảy ruột mềm và lá lành đùm là rách Trong giáo lý Đạo Phật gọi đây là hạnh Bố thí.
Trong Sấm Giảng và Thi Văn Giáo Lý của PGHH, Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng từng kêu gọi mọi người hãy thực hành hạnh Bố thí:
Nếu đã xả thân tầm đạo đức,
Mở lòng Bố thí ngộ thần ca.
Hoặc:
Của dư cho mượn mới là,
Hảo tâm Bố thí ngọc tòa được lên.
Vậy Bố thí là gì ?
Trước khi đi sâu vào đề tài nầy chúng tôi xin minh xác rõ ràng, đây không phải là buổi thuyết pháp, mà chỉ xin phép được thảo luận, trao đổi cùng chư Đồng đạo và quý Thân hữu để cùng dìu nhau trên đường tu tập, nếu có gì thiếu sót xin Quý vị vui lòng chỉ bảo cho, chúng tôi thành thật đa tạ trước.
Bố thí chính là hạnh đứng đầu trong lục độ, Lục độ gồm có: Bố Thí, Trì Giới, Tinh Tấn, Nhẫn Nhục, Thiền Định và Trí Huệ.
Theo định nghĩa, Bố là cùng khắp: Thí là cho, là trao tặng. Bố thí là cho cùng khắp, cho tất cả mọi người, mọi vật, mọi nơi. Thông thường, có 3 loại Bố thí: Tài thí, Pháp thí, và Vô úy thí.
1 /-Tài thí: Tài thí tức là đem tiền bạc, của cải, vật chất của mình ra cho người khác dù trực tiếp hay gián tiếp.Trong Tài thí có 2 loại: Nội tài và Ngoại tài.
Nội tài là những vật thuộc về thân mạng, gồm các bộ phận của cơ thể con người như mắt, mũi, tay, chân, v..v... Thí nội tài là một cử chỉ hy sinh cao đẹp nhứt mà chỉ có những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được, như chúng ta thường nghe những chuyện về tiền thân Đức Phật Thich Ca, trong nhiều tiền kiếp Ngài đã bố thí thân mạng mình để cứu kẻ khác.
Ngoại tài là những vật ngoại thân như tiền bạc, nhà cửa, quần áo, vườn ruộng v..v...Tại quê nhà trước đây, hình ảnh chúng ta thường thấy là trong các ngày Rằm hay trong các dịp lễ lớn như Phật Đản, ngày Đại Lễ 18/5 hoặc Vía Bà núi Sam tại Châu Đốc là cơ hội có rất nhiều người ăn xin tập trung để xin ăn nhờ vào lòng bố thí của người hảo tâm. Mở phòng thuốc nam để hốt thuốc miễn phí, lập tổ từ thiện để nấu cơm, nấu cháo hoặc cung cấp nước sôi miễn phí cho đồng bào nghèo tại các bịnh viện, hoặc khi có người chết thì cùng cấp hòm rương, thấy chùa hư miếu sập xúc động lòng tôn kính Trời Phật liền mua sắm vật liệu để tu bổ cho kín đáo, khi thấy đường sá hư hao cầu kỳ gián đoạn thì ra tay sửa sang bắt lại cho mọi người dễ bề lưu thông, tất cả những việc làm đó đều là Bố thí.
Tại hải ngoại, những việc làm nhỏ nhặt như giúp đỡ bạn bè, đồng hương mới đến định cư làm giấy tờ, hoặc cho giường nệm, quần áo, xe cộ hoặc cộng đồng chúng ta thường tồ chức những cuộc đi bộ tại Milesquare Park để gây quỹ cứu trợ đồng bào trước đây, tất cả nghĩa cử thiết thực nầy đều là thực hành hạnh Bố thí. Như Đức Huỳnh Giáo Chủ từng khuyên:
Gặp cơn mưa ta hãy cho tơi,
Lúc hạn nắng Từ Bi giúp nón.
Hoặc là:
Những người có của tiền dư,
Hãy nên Bố thí dành tư làm gì.
Ngày nay tốt phước sang giàu,
Xin thương kẻ khó giúp hào một khi.
Đối với người hiểu Đạo, Ngài khuyên họ càng nên thực hành Bố thí:
Nếu đã xả thân tầm đạo đức,
Mở lòng Bố thí ngộ thần ca.
Cậu Hai Thanh Sĩ, một đệ tử của Đức Huỳnh Giáo Chủ, cũng cho biết bố thí mang lại công đức to tát như:
Bởi kiếp trước mở hồ bao thí,
Nên kiếp nầy địa vị sang giàu,
Kiếp nầy bỏn xẻn tham gian,
Kiếp sau đói khó nghèo nàn tả tơi.
Một lần nữa Đức Huỳnh Giáo Chủ đoán chắc Trồng bông kiểng giống chi hưởng nấy, Bố thí sẽ được phước báu vô lượng:
Của dư cho mượn mới là,
Hảo tâm bố thí ngọc tòa được lên.
Và:
Muốn cho rắn đặng hóa cù,
Xả thân làm phước Diêm phù được qua.
Trong Phật giáo có câu chuyện Nàng Bạch Tịnh Y như sau:
Thời Đức Phật còn tại thế, tại thành Ca Tì La Vệ, dân chúng khắp nơi đều ngưỡng mộ Đạo Phật. Vào một ngày Rằm sau thời gian kiết hạ của Đức Phật và chư tăng, cả nước từ vua cho đến thần dân đều muốn mở một ngày cúng dường quy mô để tạo phước điền. Sẵn lòng tôn kính, mọi người đua nhau dâng hiến những món ngon vật lạ và nhà Vua ra lịnh ai muốn cúng dường món gì thì cứ để trước nhà, đùng 12 giờ trưa Đức Phật và Chư tăng sẽ đến nhận lấy.
Lúc bấy giờ trong thành có hai vợ chồng người kia rất nghèo, nghèo đến nổi hai người mà chỉ có một cái khăn choàng, vừa để làm chăn vừa để làm quần áo. Khi người chồng mang khăn đi làm kiếm sống thì người vợ phải ở nhà và ngược lại khi vợ dùng thì chồng phải nằm nhà. Tuy nhà nghèo nhưng lại hết lòng cung kính Phật, cho nên khi Đức Phật và Chư Tăng đi ngang qua nhà, từ trong nhà ló ra đôi tay gầy yếu cầm tấm chăn đã cũ đầy mùi hôi đưa ra cúng dường. Chư tăng và quần thần đi theo đều bất mãn lên tiếng bắt lỗi, tại sao cúng dường mà không ra ngoài để dâng lên mà lại ở trong nhà đưa ra qua một lỗ trống như vậy. Từ trong nhà có tiếng người đàn bà trả lời: Xin thưa, vì vợ chồng tôi quá nghèo không có quần áo, nếu ra ngoài thân thể lõa lồ sẽ mang tội bất kính nên chúng tôi không thể ra ngoài để vái chào và đảnh lễ được. Mọi người gom lại các vật cúng dường của Phật tử, khi thấy tấm chăn dơ quá chư tăng đã quăng vào góc xe để đi bỏ.
Khi về đến Tịnh Xá, Đức Phật bảo với các thính chúng rằng, ngày hôm nay có một đại thí chủ cúng dường vô lượng vô biên và Ngài bảo hãy mang vật ấy lên trên bồ đoàn của Phật để Như Lai vào đại định mà chuyển pháp luân. Thế là tất cả lụa là gấm vóc cúng dường được mang lên nhưng Ngài đều bảo không phải, cuối cùng chỉ còn lại chiếc khăn dơ bẩn của vợ chồng nhà nghèo kia được mang lên. Bấy giờ Đức Phật mới hướng về thính chúng bảo rằng, đây là món vật vô cùng quý báu của hai vợ chồng đại thí chủ cúng dường để cầu phước điền trong vị lai. Trong buổi thuyết pháp đó Đức Phật đã hết lời tán dương công đức vô lượng của người ấy và sau buổi thuyết pháp nhà vua cùng mọi người đến nhà hai vợ chồng kia để thăm hỏi thì thấy hai người đã chết vì bị lạnh. Nhà Vua đã cho chôn cất họ tử tế.
Ngay ngày hôm đó, hoàng hậu lâm bồn, sanh ra một nàng công chúa rất kháu khỉnh, đặc biệt lúc sanh ra trên mình công chúa đã choàng sẵn một tấm y, giống như tấm chăn mà vợ chồng kia đã cúng dường. Đức Phật cho nhà Vua biết, công chúa chính là người đàn bà nghèo tốt bụng kia hóa kiếp, và nhà Vua đã đặt cho công chúa tên là Bạch Tịnh.
2 /-Pháp Thí: Pháp thí nghĩa là đem lời hay, lẽ phải, hoặc đem những sự hiểu biết về giáo lý quý báu của chư Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác, khuyên người khác bỏ dữ về lành, cải tà quy chánh hoặc tìm cách phổ biến giáo lý của Phật để chúng sanh biết mà tu, như vậy chúng ta đã làm công việc Pháp thí.
Pháp thí có giá trị cao hơn cả Tài thí, vì Tài thí chỉ giúp cho người đó đở cơn túng thiếu về phương diện vật chất trong khoảng thời gian ngắn hay nhiều nhất chỉ một đời người mà thôi, còn Pháp thí giúp đỡ họ rất nhiều về phương diện tinh thần. Pháp thí không những giúp cho người nghèo mà còn giúp cho cả người giàu có, vua quan và ảnh hưởng không phải chỉ một kiếp nầy mà còn gieo nhân lành cho nhiều kiếp sau nữa. Chính vì vậy, người Phật tử, người tín đồ chân chính không nên bỏ lỡ cơ hội, không để mất một dịp nào để thực hành Pháp thí.
Khi nói đến Pháp thí, thông thường người ta nghĩ ngay đến các nhà sư, đó là những bậc cao tăng đem những giáo lý cao thâm của Đức Phật giảng dạy cho bá tánh thập phương nghe mà hành theo hầu tiến lên con đường giải thoát. Ngoài ra, trong anh chị em đồng đạo chúng ta hay bất cứ người nào đang làm công việc ấn tống kinh sách, phổ biến các tài liệu đạo, sang lại và phân phát các băng giáo lý, hay các độc giảng viên, những người thuyết trình giáo lý, v..v.. đều là đang thực hành Pháp thí, hoặc những vị mạnh thường quân yễm trợ cho chùa, hay bảo trợ cho các chương trình phát thanh về giáo lý đều là Pháp thí. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cho biết:
Ai làm phước in ra mà thí,
Thì được nhiều hạnh phúc sau nầy.
Trong Kinh Hiền Ngu có ghi lại câu chuyện sau đây Thời Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, tại một vùng nọï, vì dân chúng mất mùa nên việc cúng dường chư tăng có phần yếu kém. Có một vị tu sĩ nọ, vì không có dầu đốt để thắp đèn tụng kinh phải dùng lá cây đốt để có ánh sáng đọc kinh, khi ấy có một vị trưởng giả trong vùng biết được bèn phát tâm sẽ cúng dường số dầu cho vị tu sĩ nọ để dùng vào việc Phật pháp trọn đời.
Vị tu sĩ nọ là tiền thân của Đức Phật Thích Ca, còn vị trưởng giả kia là tiền thân của Đức A Nan. Chính nhờ sự cúng dường để cho vị tu sĩ có điều kiện tụng kinh đọc sách mà kiếp sau nầy Ngài A Nan được phước báu vô lượng, đó là trí nhớ siêu việt. Ngài trở thành vị đa văn đệ nhứt thời đó, tất cả lời dạy của Phật trong 49 năm đi thuyết pháp Ngài đều thuộc làu và được truyền tụng cho đến ngày nay.
3/-Vô úy Thí: Vô là không: úy nghĩa là sợ. Vô úy thí tức là làm cho người khác không còn lo sợ để sống trong an nhàn tự tại.
Thí dụ, có một người bị phạm tội, dù vô tình hay cố ý, sự phạm tội đó đã khiến cho anh ta luôn luôn sợ hãi, luôn bị ám ảnh. Làm thế nào chúng ta nói cho anh ta biết rằng, trong Phật giáo có việc Sám hối, nghĩa là dù có tội lỗi nhưng biết thành khẩn ăn năn tội trước và thực tâm lo tu niệm sửa mình, giữ đúng quy điều, cải tà quy chánh thì sẽ được chư Phật hộ trì.
Sau khi thấu triệt chân lý, người ấy sẽ an tâm tu hành không còn phiền não: hoặc ta đem những điều giáo lý của Đức Phật nói cho họ biết vạn pháp trong thế gian đều là giả tạm, từ lợi danh, của cải, gia tài, vàng bạc, cho đến thân bằng quyến thuộc hoặc ngay cả bản thân ta cũng không thể nào giữ được lâu bền huống chi các vật ngoài thân, như vậy còn gì đâu mà phải sợ. Như Đức Huỳnh Giáo Chủ có dạy
Tâm Chánh Niệm thường thường suy nghĩ,
Vật ở trần như bọt nước làn mây.
Thân ta còn rày đó mai đây,
Của ấy cũng khi tan khi hiệp.
Chừng đó, khi đã hiểu rõ lý đạo rồi, tiền của, họ không ham nên không sợ mất: danh lợi, họ không màng nên không sợ thiếu: sanh mạng họ biết là giả tạm nên không sợ chết.
Đó là ta đã hành hạnh Vô úy thí.
Như trên đã nói, Bố thí sẽ mang lại công đức cho người bố thí, nhưng tùy theo sự phát tâm mà công đức nhiều hay ít.
Có nhiều người giàu có đem bạc ngàn bạc vạn ra bố thí, có người đem cả tài sản ra lập nhà thương, trường học, viện cô nhi, hoặc có người dám liều mạng xông vào lửa để cứu kẻ sắp bị chết thiêu, hay nhảy xuống nước cứu người chết đuối, hoặc có những anh hùng đem tài năng sức mạnh của mình ra bảo vệ kẻ thế cô, v..v.. nhìn bề ngoài, thì những hành động ấy đều là bố thí cả, nhưng nếu xét về tâm lý và động lực thúc đẩy bên trong, thì có thể có hai trường hợp khác xa nhau.
Chúng ta biết rằng, bố thí là do từ tâm mà ra, bố thí là pháp môn để tự độ và độ tha. Nhưng nếu bố thí với dụng tâm khác như để cầu danh, cầu lợi hoặc vì ganh đua, hoặc vì muốn làm nhục người chịu ơn, hoặc vì một tâm lý khinh rẻ, thì sự bố thí ấy phước báu mỏng manh như mây nổi giữa hư không.
Còn sự bố thí của một em bé thì công đức rất to tát, vì khi bố thí người cho không mang một ý nghĩ sẽ được lợi lộc gì cả mà chỉ để giúp người trong cơn đói đau hoạn nạn.
Trong 10 điều tâm niệm của Bồ Tát có câu: Giúp người đừng mong lợi mình và sách xưa cũng có câu Thi ân bất cầu báo
Đặc biệt nếu sự bố thí bắt nguồn từ sự tôn kính, từ sự thiết tha thì công đức thật vô lượng như trường hợp nàng Bạch Tịnh vừa nêu trên chỉ một tấm chăn mà đầu thai làm công chúa hay trường hợp của Vua Lương Võ Đế sau đây:
Trong tiền kiếp là người tiều phu nghèo khó, khi đi đốn củi gặp một ngôi chùa bị bỏ phế từ lâu, các tượng Phật bị đứng trơ vơ giữa trời, động lòng trắc ẩn đối với Đức Từ Bi, ông bèn lấy nón của mình đang đội, đội cho bức tượng để tỏ lòng tôn kính chư Phật, nhờ công đức đó mà kiếp sau đã được làm vua.
Một cách cụ thể hơn, chúng ta có thể ví việc bố thí như công việc của một nhà nông. Của cải vật chất chúng ta tạo ra rất cực khổ, đương nhiên chúng ta rất quý trọng nó, giống như những hạt lúa giống của nhà nông. Nếu nhà nông muốn có lúa nhiều hơn thì phải đem số lúa giống đó rải ra, gọi là sạ lúa, thì đến mùa mới có thu hoạch nhiều hơn. Của cải ta làm ra nếu đem bố thí, xin nhấn mạnh là bố thí với tâm ý chân chính, thì cũng giống như nhà nông kia sạ lúa, sẽ được nhiều phước báu. Nếu ta không bố thí, cứ bo bo giữ lấy thì cũng không hại gì cho ai, nhưng cũng giống như nhà nông không đem lúa giống ra sạ, thì lúa chỉ đủ ăn một mùa là hết, mùa sau sẽ không còn lúa để ăn, thế thôi.
Ngoài ra, đối với người tu, bố thí không phải là thi ân mà là một phương pháp để đối trị tánh tham lam của con người, như Đức Huỳnh Giáo Chủ có dạy:
Muốn trừ tham phải liệu cách nào,
Phải bố thí diệt lòng ích kỷ.
Tóm lại, bố thí là một hành động đẹp đẽ nhất mà con người có thể cho con người, là một bổn phận mà hành giã cần phải thực hành như người khách muốn qua sông phải có chiếc thuyền thì mới đi đến bờ bên kia được, là nền tảng rất quan trọng mà người hành Bồ Tát đạo không thể thiếu sót được.
Chúng tôi xin phép trích dẫn lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ trong bài giáo lý Luận về Tam Nghiệp sau đây để kết thúc đề tài hôm nay. Ngài dạy rằng Thế nên hãy nghĩ đến người cũng như mình nghĩ đến mình, hãy dẹp lòng vị kỷ tham lam, lo vun trồng phước đức, bố thí cho kẻ nghèo hèn, rán công phu sám hối để có thể yên vui nơi miền Cực lạc, lánh sự giả tạm ỏ cõi trần nầy
Nguyễn Thanh Giàu
Đại Lễ 18-5 năm 2002
Gửi ý kiến của bạn