Giải Nobel Hòa-Bình năm 2000 đã được trao tặng cho Tổng-Thống KIM-ĐẠI-TRỌNG (Kim Dae Jung) của Nam-Hàn vì nỗ-lực hóa-giải giai-đoạn chiến-tranh lạnh giữa hai phía của bán-đảo Triều-Tiên. Giải thưởng nầy là một chiến-tích nữa cho một người tranh-đấu cho nhân-quyền mà sự-nghiệp, cuộc đời gần như bị nguy-hiểm thường-xuyên dưới thời chánh-quyền được quân-đội hỗ-trợ. Trong bốn thập-niên với tư-cách lãnh-tụ đối-lập, ông đã tranh-đấu không ngừng nghỉ cho tự-do, dân-chủ, nhân-quyền của Đại-Hàn, và đã bị cầm tù, kết án tử-hình và là mục-tiêu của 4 lần mưu-sát. Trước danh-dự cao quý nầy, ông đã phát-biểu:
Tôi cám ơn tất-cả mọi công-dân trên thế-giới yêu chuộng dân-chủ và nhân-quyền, đã hỗ-trợ cho những nỗ-lực nầy với nhân-dân Đại-Hàn chúng tôi. Tôi sẽ tiếp-tục cho những nỗ-lực đó cho dân-chủ, hòa-bình trên bán-đảo Triều-Tiên, châu Á và thế-giới..
Ông đắc-cử Tổng-thống Đại-Hàn năm 1997 sau ba lần thất-bại trước đó. Nhưng có lẽ sự thành-công phi-thường nhứt đã đến trong buổi hoàng-hôn sự-nghiệp chính-trị của vị Tổng-thống 76 tuổi nầy là cuộc họp thượng-đỉnh giữa ông và Chủ-tịch nhà nước Bắc-Hàn Kim-Chánh-Nhựt (Kim Jong IL) vào tháng sáu vừa qua sau những đeo-đuổi kiên-trì ngoại-giao và liên-lạc khác. Trong cuộc họp thượng-đỉnh tại thủ-đô Bình-Nhưỡng (Pyongyang) của Bắc-Hàn, cả hai nhà lãnh-đạo Kim-Đại-Trọng và Kim-Chánh-Nhựt đều đồng-ý là sẽ cùng làm việc để tiến đến sự thống-nhứt đất nước. Sau đó là một loạt các hành-động, thái-độ thân-thiện của đôi bên được thể-hiện: cuộc thăm viếng của hàng trăm thân-nhân giữa hai miền Nam Bắc, công-cuộc viện-trợ thực-phẩm của Nam-Hàn cho Bắc-Hàn, cảm-động và ngoạn-mục nhứt là cuộc diễn-hành của hai phái-đoàn lực-sĩ Hàn-Quốc dưới một màu cờ sắc áo trong buổi lễ khai-mạc tưng-bừng Thế-Vận-Hội Sydney 2000 tại Úc-Đại-Lợi tháng 9 vừa rồi.
Sự-kiện TT Kim-Đại-Trọng thắng giải Nobel Hòa-Bình được dân-chúng Đại-Hàn đón mừng nồng-nhiệt. Các đài truyền-hình quốc-gia tạm ngưng chương-trình thường-lệ để thông-báo tin-tức nóng bỏng quan-trọng nầy. Dân-chúng bao quanh các màn truyền-hình lớn để hoan-hô và reo hò tán thưởng. Pháo bông rực sáng trên vòm trời thủ-đô Hán-Thành, và dân-chúng ở tại quê-hương của Tổng-thống đã nhảy múa, uống rượu ăn mừng, trái với sự im hơi lặng tiếng của giới truyền-thông nhà nước Bắc-Hàn.
Ngoại-Trưởng Hoa-Kỳ, bà Madeleine Albright ca-ngợi sự chọn TT Kim-Đại-Trọng để trao giải Nobel Hòa-Bình năm 2000 và nói rằng: Rõ-ràng sự lãnh-đạo sáng-suốt của TT Kim-Đại-Trọng đã thực-sự góp phần làm giảm sự căng-thẳng trên bán-đảo Triều-Tiên và tăng thêm triển-vọng cho một nền hòa-bình lâu dài.
Nhiều người Nam-Hàn nghĩ rằng không biết 915000 mỹ-kim tiền giải thưởng nầy có làm trở-ngại cho tiến-trình hòa-bình trên xứ Hàn-Quốc qua phân lâu dài nầy không, nếu Chủ-tịch KCN của Bắc-Hàn cảm thấy không được biết đến vì không được cùng chia xẻ. Họ nghĩ nếu Chủ-tịch Kim-Chánh-Nhựt cùng đước nhận giải thì đẹp hơn.
Thấy được chỗ tế-nhị đó nên, mặc dù KCN trước đây bị coi là hỗ-trợ cho chủ-trương khủng-bố và không phải là ứng-viên của giải, Hội-Đồng Giải Nobel Na-Uy nói rằng HĐ ghi nhận sự đóng góp của các nhà lãnh-đạo Bắc-Hàn và các quốc-gia khác cho công-cuộc hòa-giải ở bán-đảo Triều-Tiên.
Tôi cám ơn tất-cả mọi công-dân trên thế-giới yêu chuộng dân-chủ và nhân-quyền, đã hỗ-trợ cho những nỗ-lực nầy với nhân-dân Đại-Hàn chúng tôi. Tôi sẽ tiếp-tục cho những nỗ-lực đó cho dân-chủ, hòa-bình trên bán-đảo Triều-Tiên, châu Á và thế-giới..
Ông đắc-cử Tổng-thống Đại-Hàn năm 1997 sau ba lần thất-bại trước đó. Nhưng có lẽ sự thành-công phi-thường nhứt đã đến trong buổi hoàng-hôn sự-nghiệp chính-trị của vị Tổng-thống 76 tuổi nầy là cuộc họp thượng-đỉnh giữa ông và Chủ-tịch nhà nước Bắc-Hàn Kim-Chánh-Nhựt (Kim Jong IL) vào tháng sáu vừa qua sau những đeo-đuổi kiên-trì ngoại-giao và liên-lạc khác. Trong cuộc họp thượng-đỉnh tại thủ-đô Bình-Nhưỡng (Pyongyang) của Bắc-Hàn, cả hai nhà lãnh-đạo Kim-Đại-Trọng và Kim-Chánh-Nhựt đều đồng-ý là sẽ cùng làm việc để tiến đến sự thống-nhứt đất nước. Sau đó là một loạt các hành-động, thái-độ thân-thiện của đôi bên được thể-hiện: cuộc thăm viếng của hàng trăm thân-nhân giữa hai miền Nam Bắc, công-cuộc viện-trợ thực-phẩm của Nam-Hàn cho Bắc-Hàn, cảm-động và ngoạn-mục nhứt là cuộc diễn-hành của hai phái-đoàn lực-sĩ Hàn-Quốc dưới một màu cờ sắc áo trong buổi lễ khai-mạc tưng-bừng Thế-Vận-Hội Sydney 2000 tại Úc-Đại-Lợi tháng 9 vừa rồi.
Sự-kiện TT Kim-Đại-Trọng thắng giải Nobel Hòa-Bình được dân-chúng Đại-Hàn đón mừng nồng-nhiệt. Các đài truyền-hình quốc-gia tạm ngưng chương-trình thường-lệ để thông-báo tin-tức nóng bỏng quan-trọng nầy. Dân-chúng bao quanh các màn truyền-hình lớn để hoan-hô và reo hò tán thưởng. Pháo bông rực sáng trên vòm trời thủ-đô Hán-Thành, và dân-chúng ở tại quê-hương của Tổng-thống đã nhảy múa, uống rượu ăn mừng, trái với sự im hơi lặng tiếng của giới truyền-thông nhà nước Bắc-Hàn.
Ngoại-Trưởng Hoa-Kỳ, bà Madeleine Albright ca-ngợi sự chọn TT Kim-Đại-Trọng để trao giải Nobel Hòa-Bình năm 2000 và nói rằng: Rõ-ràng sự lãnh-đạo sáng-suốt của TT Kim-Đại-Trọng đã thực-sự góp phần làm giảm sự căng-thẳng trên bán-đảo Triều-Tiên và tăng thêm triển-vọng cho một nền hòa-bình lâu dài.
Nhiều người Nam-Hàn nghĩ rằng không biết 915000 mỹ-kim tiền giải thưởng nầy có làm trở-ngại cho tiến-trình hòa-bình trên xứ Hàn-Quốc qua phân lâu dài nầy không, nếu Chủ-tịch KCN của Bắc-Hàn cảm thấy không được biết đến vì không được cùng chia xẻ. Họ nghĩ nếu Chủ-tịch Kim-Chánh-Nhựt cùng đước nhận giải thì đẹp hơn.
Thấy được chỗ tế-nhị đó nên, mặc dù KCN trước đây bị coi là hỗ-trợ cho chủ-trương khủng-bố và không phải là ứng-viên của giải, Hội-Đồng Giải Nobel Na-Uy nói rằng HĐ ghi nhận sự đóng góp của các nhà lãnh-đạo Bắc-Hàn và các quốc-gia khác cho công-cuộc hòa-giải ở bán-đảo Triều-Tiên.
Gửi ý kiến của bạn