Đtb 60:theo Lục-tổ, Chớ Theo Thần-tú ( Lời Đức Thầy )

30 Tháng Tư 200312:00 SA(Xem: 22177)
Đtb 60:theo Lục-tổ, Chớ Theo Thần-tú ( Lời Đức Thầy )
Chúng ta đã biết Lục-Tổ Huệ-Năng và Đại-sư Thần-Tú là hai bực danh sư đạo-hạnh cao thâm. Lục-Tổ lãnh-đạo Phật-giáo miền Nam Trung-hoa với danh vị là Tổ thứ sáu Phật-giáo Đông-độ ( Nam-Tông Trung-hoa ), còn Đại-sư thì lãnh-đạo Phật-giáo miền Bắc Trung-hoa ( Bắc-Tông Trung-hoa ) vào cuối thế-kỷ thứ 7 dương lịch.

Đức Thầy đã nói khá nhiều về hai vị nầy trong các quyển Sấm Giảng Thi Văn và đã khuyên chúng ta :

Khùng nói cho già trẻ làm tin,
Theo Lục-Tổ chớ theo Thần-Tú (1)

Hai vị Lục-Tổ và Đại-sư là đồng môn, nhưng đã chủ xướng tu hành và phát-huy Phật-pháp khác nhau thế nào mà Đức Thầy còn dạy thêm :

Theo Thần-Tú tao nhiều chuông mõ,
Từ xưa nay có mấy ai thành (2)
và :
Đạo tu hành, nói phải mà nghe,
Ngàn năm đạo lý vắng hoe,
Bị ngươi Thần-Tú bày chè cùng xôi. (3)

Để am hiểu vấn-đề, thiết nghĩ cần nhắc lại một số sự kiện lịch-sử Phật-giáo tại Ấn-độ và sự chuyển-biến tại Trung-hoa vào thời của hai vị.

Sử ghi rằng trong thời-kỳ Đại Hội Tập-kết kinh điển lần thứ tư của Phật-giáo tại Ấn-độ, nhằm thời-kỳ của Tổ thứ chín là Phật-Đà Mật-Đa , khoảng 600 năm sau khi Phật nhập diệt, tức là khoảng năm 150 dl., kinh điển được ghi chép bằng 2 thứ tiếng : Pali và Phạn ( sanscrit ). Văn Pali là văn của chư tăng gốc miền Nam Ấn, và văn Phạn là văn của chư tăng gốc miền Bắc Ấn. ( Trước đó, khoảng 400 năm sau Phật nhập diệt, kinh điển cũng có được ghi chép trong kỳ Kết-tập lần thứ 3, nhưng không rỏ bằng tiếng gì.)

Mặc dù phật-tử hai miền Nam, Bắc Ấn cùng tôn thờ một giáo-chủ, Đức Phật, cùng tuân theo giáo-thuyết, giáo-huấn của Ngài, nhưng sự phát-triển Đạo và phương-pháp tu hành ở hai nơi có phần khác biệt nhau, khác biệt vì :

- Kinh điển được ghi chép bằng 2 thể văn khác nhau.
- Căn-cơ, tâm-lý của dân chúng, ảnh-hưởng văn-hóa và đời sống khác nhau.
Do đó mà ở Bắc-phương, sự phát-triển và tuân hành giáo-lý có chiều phóng-khoáng, không câu nệ về hình-thức ; còn ở Nam-phương thì lại có tính cách thủ-cựu, tôn trọng hình-thức, phần nhiều trung thành với Phật-giáo nguyên-thủy.
Do nguyên-nhân trên, Phật-giáo Ấn-độ đã lâm vào tình trạng phân phái : Đại-thừa ở miền Bắc và Tiểu-thừa ở miền Nam.
Sau Đức Phật Thích-Ca, chư vị lãnh-đạo Phật-Giáo kế tiếp đều thuộc Đại-thừa,và truyền ngôi tổ vị bằng cách truyền Y, Bát và truyền Tâm-ấn (tức Pháp-Ấn )
----------------------------------
(1) (1) (1) SGTV, Quyển II , Kệ Dân của Người Khùng, câu 295 và kế tiếp .
(2) (2) (2) -------------------- nt ----------------- , câu 231 và kế tiếp.
(3) (3) (3) SGTV, bài Vọng Bắc hòa Nam , câu 60 và kế tiếp.
cho người đệ tử nào xứng đáng nhứt. Sự kế truyền nầy bắt đầu từ Sơ-Tổ Ca-Diếp. Tuy nhiên , trong Tiểu thừa Phật-giáo miền Nam không thấy đề cập đến vấn-đề nầy.

Đến đây chúng tôi xin mở dấu ngoặc, trình vấn-đề Y, Bát và Tâm-ấn (Pháp ấn)
Y và Bát là áo cà-sa và bình bát, 2 món vật dùng hằng ngày của các nhà sư ; Y dùng khi hành lễ và Bát dùng để đựng thức ăn. Y Bát được truyền cho các vị Tổ là Y Bát của Phật Thích-Ca truyền cho Tổ Ca-Diếp trước khi Đức Phật nhập diệt và tiếp truyền cho các Tổ về sau cho đến Lục-Tổ Huệ-Năng. Di tích quý báu nầy được truyền cho các Tổ kế tiếp là tín-thể chứng minh cho sự truyền tổ-vị chánh thức trong Phật-giáo ngày xưa. Vị được truyền Y Bát là vị lãnh-đạo Thiền-Tông. Nhưng lệ truyền nầy được Lục-Tổ Huệ-Năng bãi bỏ theo lời dạy của sư phụ; và từ đó về sau không còn nửa.

Tâm ấn là sự ấn-định vững chắc, không thay đổi, vào tâm của ai một học - thuyết hay một pháp-môn, hoặc những sự việc không hình chất, thuộc về ý-thức từ trong tâm mà phát ra. Nói rõ hơn, truyền Tâm-ấn là truyền thọ một cách đặc biệt một cái giáo-pháp từ tâm nầy qua tâm kia. Thầy đem giáo-lý, giáo-pháp mật ẩn trong tâm mình mà truyền cho đệ tử, chớ chẳng truyền giáo-pháp chép trong kinh điển, chẳng cần luận dài dòng. ( Phật học còn gọi các mật ẩn pháp chân truyền như thế là thuộc về Mật giáo và cho là Liễu nghĩa, tức là đầy đủ ý nghĩa sâu kín.)

Xin trở lại với các vị Tổ Tây-trúc và Đông-độ .
Từ Sơ Tổ Ca-Diếp về sau đến đời Tổ thứ 28 là Bồ-Đề Đạt-Ma, Phật-giáo Tây-trúc đã trải qua trên 1000 năm. Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma, sau 60 năm truyền đạo ở Tây-trúc, đã nhận thấy Phật-giáo đã chịu nhiều ảnh-hưởng của Bà-la-môn giáo, đã chia ra thành 18 nhánh và có chiều không còn đứng vững nữa. Thi hành lệnh của sư phụ, ngài bèn lần sang Trung-hoa và đến Quảng-đông năm 1128 Phật lịch. Ngài phổ-hoạt Phật-giáo và trở nên Sơ Tổ ở đây. Qua kế truyền các vị Tổ cho đến Lục-Tổ Huệ-Năng, Thiền-Tông Trung-hoa kéo dài được 140 năm. Đến năm 661 Tây lịch, Huệ-Năng được sư phụ là Ngũ Tổ Hoàng-Nhẫn truyền Y Bát và trở nên Tổ thứ sáu Thiền-Tông Trung Hoa

Lục Tổ Huệ-Năng có 1 vị sư huynh trong khi vào tu trong chùa của Ngũ Tổ ; vị sư huynh ấy là Đại sư Thần-Tú. Sự khác biệt giữa hai vị huynh đệ đồng môn nầy được lược thuật trong Pháp Bửu Đàn Kinh như dưới đây .

Ngũ Tổ Hoàng-Nhẫn chủ trì chùa Đông-thiền, thuộc huyện Huỳnh-mai, tỉnh Kỳ-châu. Trong số 700 cao tăng của Ngũ Tổ, có một vị vào chùa tu đã lâu năm, đang làm thượng-tọa, được các đồng môn kính phục, tôn lên làm thầy giáo-thọ. Vị thượng-tọa ấy là Ngài Thần-Tú. Đồng thời có một vị thuộc sắc dân thiểu số, người ốm yếu, sắc diện xấu xí, mới vào chùa tu chưa được bao lâu. Đấy là Ngài Huệ-Năng, thường ngày chỉ đảm nhận công việc bửa củi hoặc đạp cối giã gạo trong chùa mà thôi. Thấy rõ thời gian tu học giữa hai vị cách nhau quá xa : một đàng thì rất nhiều năm dài, đàng kia chỉ vừa 8 tháng ngắn. Theo thường tình, ai cũng nghĩ rằng Ngài Thần-Tú đã gần thầy lâu ngày, học đạo nhiều hơn, ắt phải tinh thông Phật-pháp hơn Ngài Huệ-Năng. Thế mà Ngũ Tổ Hoàng-Nhẫn lại truyền tín-thể tổ-vị - Y Bát và Tâm ấn - cho Ngài Huệ-Năng. Lý do của sự việc đột ngột đáng ngạc nhiên nầy cũng đã được nêu rõ trong Kinh .

Trong buổi sơ kiến, khi Ngài Huệ-Năng vào chùa xin học đạo, Ngũ Tổ đã thấy Ngài Huệ-Năng có trí thông-tuệ đặc biệt, không phải là một người tầm thường ; và dầu chưa học đạo, Ngài đã có những lời đối đáp tỏ ra ngộ lẽ huyền-vi của Phật-pháp .

Ngũ Tổ hỏi : Ngươi muốn cầu việc chi ?
3
Ngài Huệ-Năng liền đáp rằng mình là người ở Lãnh-nam, đến cầu Tổ chỉ dạy tu thành Phật, chớ chẳng có cầu việc chi khác .

Ngũ Tổ nói tiếp : Ngươi là người xứ Lãnh-nam, lại là giống dã man thì tu thế nào thành Phật cho được ?

Ngài Huệ-Năng bèn thưa : Con người tuy có phân Nam Bắc, chớ Phật tánh không có Nam Bắc. Cái thân dã man nầy đối với hòa-thượng tuy chẳng giống nhau, chớ cái tánh Phật nào có khác .

Ngay từ lúc chưa nhập môn thọ giáo, Ngài Huệ-Năng đã nhận thức được rằng thân xác là vật thể không ai giống ai; nhưng Phật tánh là tánh Giác-ngộ, mầm Lương-thiện chung cho cả mọi người, mọi vật chẳng bao giờ thay đổi .

Nhơn khi Ngũ Tổ ra lịnh cho các đệ tử làm một bài thí kệ để xét truyền tổ-vị, Ngài Thần-Tú viết trước như sau :

Thân thị bồ-đề thọ . Nghĩa là : Thân người quyết tâm tìm Phật là thân cây bồ-đề, cũng như cây bồ-đề tượng trưng cho Phật-pháp, rất là quý báu.

Tâm như minh cảnh đài . Nghĩa là : Tâm của con người như thế thì cũng như một Đài gương trong sáng ; tức là trí huệ sáng suốt, trong sạch, trên con đường giác-ngộ

Thời thời cần phất thức,. Nghĩa là : Lúc nào cũng cần phải lau chùi cho sạch, không để nhiễm trần cấu. Tâm cũng phải giữ cho sạch, không để nhiễm dục vọng.

Vật sử nha trần ai . Nghĩa là chúng ta đừng để Thân Tâm nhiễm bụi trần ,
ngăn chận con đường đắc quả Phật.

Sau khi nghe bài kệ nầy, Ngài Huệ-Năng liền đáp họa như sau :

Bồ-đề bổn vô thọ . Nghĩa là : Bồ-đề vốn không phải là thân cây, cho nên không có hình thái ; mà bồ-đề là Đạo, là sự giác-ngộ hoàn toàn.

Minh cảnh diệc phi đài . Nghĩa là : Đã cho Tâm là minh cảnh, thì Tâm đây không phải là Tâm vật chất, cho nên không thể là một đài gương ; Tâm đây chính là cái linh-giác chung của chúng sanh, vạn vật, tức là cái tâm-linh, cái thần hồn. Vì vậy mà Tâm không thể bị ô nhiễm được.

Bổn lai vô nhứt vật . Nghĩa là : Bồ-đề (đạo) và Tâm vốn không phải là những vật hữu hình, vẫn trống không, không thể có bất cứ vật chi trong đó.

Hà xứ nhạ trần ai. Nghĩa là : Thế thì làm sao có chỗ nào để dính bụi trần ai được ?

Bài kệ của Ngài Thần-Tú cho thấy Ngài nhìn các sự việc trong Phật-pháp dưới góc cạnh hữu hình.Vì mộ Đạo mà Ngài mong muốn, lập tâm gìn giữ, trau dồi theo đúng đạo-lý, giáo-lý trên con đường đi tìm quả-vị Phật. Cách nhìn Đạo như vậy và nhứt là sự lập tâm, tạo tác thái-độ tu niệm như vậy thì nhà Phật gọi đó là hữu-vi. Mặc dầu rất thành khẩn, Ngài Thần-Tú đã đi chệch con đường mà các vị Tổ Sư đã mở nẻo khai lối, con đường vô-vi. Trong khi đó, bài kệ của Ngài Huệ-Năng lột tả quan-niệm và ý-thức Phật-pháp vô-vi của Ngài. Tư tưởng và lời nói của Ngài đã tỏ ra thoát tục, vô ngã, vô pháp, vô tướng, vô hình mặc dầu Ngài chưa được chỉ dạy điều chi. Đúng là phép Vô-trạch-diệt Vô-vi của các vị Tổ Sư đã lưu truyền .

Đức Thầy chúng ta cũng đã dạy :
Làm vô-vi chánh đạo mới mầu.
Đạo Thích-Ca nhiều nẻo cao sâu .
Hãy tìm kiếm cái không mới có. (4)
4
Khi thấy bài kệ của Ngài Thần-Tu,ù Ngũ Tổ gọi Ngài vào tư phòng vào lúc nửa đêm mà dạy rằng : Ngươi làm bài kệ ấy tỏ ra chưa thấy Bổn tánh. Ngươi mới tới thềm cửa, chưa vào trong nhà. Cứ như chỗ thấy mà tìm Đạo Vô thượng Bồ-đề thi rõ ràng không thể được. .......... . Đối với muôn cảnh, tâm mình như như ; Tâm như thế là Tâm chơn thật. Thấy như thế, ấy là thấy tánh Vô thượng Bồ-đề của mình,

Dạy xong như thế, Ngũ Tổ bảo Ngài Thần-Tú lui về làm bài kệ khác, nếu được thì Tổ sẽ truyền Y Bát cho.

Hai hôm sau, khi nghe tăng chúng trong chùa bàn tán xôn xao và rất ngạc nhiên về bài kệ họa của Ngài Huệ-Năng, Ngũ Tổ mới ra chỗ đông lang của chùa, nơi có bài kệ họa, để xem thế nào. Xem xong, Ngài lấy chơn chà bỏ bài kệ, và trước mặt đông người chê rằng : Bài kệ này cũng chưa thấy Tánh. Ngài làm như vậy để chúng tăng không vì ganh ghét mà gây nguy hiểm cho Huệ-Năng.

Nhưng ngày hôm sau, Ngũ Tổ lại xuống chỗ Huệ-Năng giã gạo, ra hiệu cho Huệ-Năng đến gập Ngài ; nửa khuya đêm ấy Huệ-Năng đến trình diện tại tư phòng. Ngài khoác áo cà-sa, truyền Tâm-ấn, lại truyền phép Đốn-giáo cho Huệ-Năng. Ngài dạy rằng : Áo chỉ để làm tín-thể cho ngôi vị, nhưng lại là đầu mối tranh chấp rất nguy hiểm . Vậy thì về sau đừng truyền Y Bát nữa.

Cũng liền trong đêm đó, vì lo sợ có nguy hiểm cho Huệ-Năng và cũng vì Huệ-Năng không biết ngõ đi, Ngài đích thân chèo ghe đưa Huệ-Năng đi trên con sông Cửu-giang.Được một đoạn sông rồi hai thầy trò mới chia tay từ biệt.Lục Tổ Huệ-Năng lên bờ, đi thẳng về hướng Nam.Lúc đó Ngài được 24 tuổi.

Sau khi từ biệt Sư phụ, Lục-Tổ bị nhiều kẻ ác toan hãm hại, phải lánh thân với một bọn thợ săn suốt 15 năm trường. Sau đó ngài nhận thấy đã đến lúc phải ra hoằng - pháp, không nên ẩn dật nữa. Ngài đến chùa Pháp-tánh ( tại Quảng-châu ) , gập Ấn-tống pháp sư và được vị nầy truyền Giái Cụ-túc. Sau cùng Ngài đến trụ trì tại chùa Bảo-lâm ( Huyện Tào-khê ) và hoằng-dương Phật-pháp tại đây. Ngài rất có tài biện-luận và sở trường truyền đạo bằng khoa Đốn-giáo, tức là cách dạy cho người ta ngộ-nhập tức thời, thấy cái Tự-tánh tức khắc, dạy người tỉnh ngộ một cách cấp tốc.

Ngài được triều đình sứ triệu nhiều lần, nhưng chẳng lai kinh. Tuy vậy, Vỏ-tắc-thiên Hoàng-hậu vẫn sùng mộ Ngài. Khi Lục-Tổ nhập diệt, vua Đường Hiến-Tông thụy phong cho Ngài là Đại-giám Thiền sư và phong Thấp cảnh của Ngài là Linh-chiếu tháp

Còn về Đại sư Thần-Tú, sau khi Lục Tổ đi rồi thì Ngài vẫn ở chùa Đông-thiền, tiếp tục việc tu học. Ngài cũng được sư phụ truyền pháp. Sau khi Sư phụ nhập diệt, Ngài làm Tổ sư Bắc Tông ở miền Bắc Trung-hoa. Đại sư sở trường truyền đạo theo phép Tiệm-giáo, tức là pháp môn dạy người lần lượt tiến lên, từ chỗ thấp đến chỗ cao, tùy thuộc chặt chẽ và gò bó theo giáo-điều của Kinh-điển.

Trong khi Lục-Tổ độ thế ở chùa Bảo-lâm nơi Tào-khê, thì Đại sư trụ trì tại chùa Ngọc-tuyền nơi Kinh-Nam. Đại sư được Vỏ-tắc-thiên Hoàng-hậu thỉnh về Thủ-đô thuyết-pháp, được phong quốc ấn với chức Quốc-Sư .

Đại sư Thần-Tú nhập diệt trước Lục Tổ Huệ-Năng, vào đầu thế-kỷ thứ 8 dương lịch, được triều-đình sắc phong thụy hiệu là Đại-thông Thiền-Sư.

---------------------------
(4) SGTV, Quyển II (Kệ dân của Người Khùng), câu 290 và kế tiếp
Chúng ta đã truy nguyên và hiểu rõ giáo-pháp tu hành và cách truyền đạo của
Lục Tổ Huệ-Năng và Đại sư Thần-Tú. Giữa hai giáo-pháp đã phổ truyền, Đức Thầy đã
không chấp nhận giáo-pháp Hiển-giáo bất liễu nghĩa, tức là đạo-lý truyền bá theo cách
thông thường mà người ta bắt gập từ cửa miệng các nhà đạo và thấy trong kinh-điển ;
đồng thời Đức Thầy cũng không chấp nhận cách truyền đạo Tiệm-giáo của Đại sư
Thần-Tú, cũng như nghi lễ thanh âm sắc tướng rất rườm rà mà ngài Thần-Tú đã bày ra.
Có thể nghĩ rằng mục đích của ngài Thần-Tú khi bày ra các nghi lễ như thế là để thu
hút nhiều người theo Đạo. Đa số người dân lúc bấy giờ chưa đủ trình độ trí thức và tâm-
cơ để có thể dễ dàng hấp thụ được các tư tưởng cao siêu, trừu-tượng khó hiểu trong
giáo-pháp thượng thừa của Đạo. Có thể vì vậy mà Ngài thấy cần phải trưng bày ra một
khung cảnh cúng kiếng, thờ phượng đầy màu sắc. tượng hình để đánh vào thị-hiếu và
lòng mộ Đạo của quần sanh. Mặc dầu với thiện tâm như vậy, Ngài đã ngẫu nhiên đưa
dắt tín-đồ đi ngược lại giáo-pháp và cách phổ-hóa Đạo của Đức Phật mà các Tổ Sư đã
roi truyền.
Về điều nầy, Đức Thầy đã nhận định :
Theo Thần-Tú tạo nhiều chuông mõ,
Từ xưa nay có mấy ai thành. (5)

hoặc : Ngàn năm đạo-lý vắng hoe,
Bị ngươi Thần-Tú bày chè cùng xôi. (6)

và: Xưa Thần-Tú bày điều tà mị
Mà dắt dìu bá tánh đời Đường.
Thấy chúng sanh lầm lạc đáng thương. (7)

Rồi Đức Thầy khuyên thức tỉnh :
Vậy hãy mau tầm đạo Thích-Ca
Phật tại tâm chớ có đâu xa
Mà tìm kiếm ở trên non núi. (8)

Trong khi đó Đức Thầy ca ngợi Lục-Tổ :
Đức Lục-Tổ ít ai dám sánh,
Người dốt mà nói Pháp quá rành.
Lựa làm chi cao chữ học hành,
Biết tỏ ngộ, ấy là gập Đạo (9)

Ngoài những nhận-định của Đức Thầy về hai vị trên đây, ta còn nhận thấy rằng các tư-tưởng giáo-pháp của Lục-Tổ Huệ-Năng và của Đức Thầy rất trùng hợp nhau.

Vẫn theo Pháp Bửu Đàn Kinh, trước khi về Tào-khê Lục-Tổ có giảng Đạo sau một bữa cơm chay. Những người nghe gồm có vị quan chức địa phương là Vi thứ-sử,
-------------------------
(5) SGTV, Quyển II (Kệ Dân của Người Khùng) , câu 321 và kế tiếp
(6) SGTV, Phần II, bài Vọng Bắc hòa Nam, câu 60 và kế tiếp
(7) SGTV, Quyển II (Kệ Dân của Người Khùng), câu 365 và kế tiếp
(8) (8) (8) --------------------nt--------------------------, câu 282 và kế tiếp
(9) (9) (9) SGTV, Quyển IV (Giác Mê Tâm Kệ) , câu 355
nhiều quan-chức khác, đông đảo dân chúng và học trò. Có đoạn Ngài nói : Tánh ngộ
mê (sáng,tối) khác nhau, chỗ kiến giải ( thấy,hiểu ) có mau, có chậm. Người mê niệm Phật về cõi Tây-phương, người ngộ tự tịnh tâm mình. Phật nói tâm mình tịnh tức là cõi Phật tịnh , là như vậy.

Đức Thầy cũng đã có những tư-tưởng giống như vậy. Ngài đã nói :
Nếu ai mà biết chữ tu trì ,
Tâm bình tịnh được thì phát huệ. (10)

Một lúc sau, Lục Tổ lại nói tiếp : Muốn thấy Phật, phải ngó vào trong tâm mình mà tìm, đừng ngó ra ngoài thân mà kiếm. Tánh mình mê tức là chúng sanh, tánh mình giác tức là Phật.
Đức Thầy cũng đã có những câu rất ngắn , hàm súc, tư-tưởng rất trùng hợp, như câu : Rán tu đem được Phật vào trong tâm (11)
và những câu : Hãy bền lòng tìm Phật trong tâm
Phật Tây-Phương thật quá xa xâm
Phải tìm kiếm ở trong não trí. (12)
Trước khi đám người giải tán, Lục Tổ đọc bài kệ Không Tướng như sau :
Lòng bình đẳng đâu cần giữ giới,
Làm việc ngay há đợi tu thiền .
Ân, song thân hiếu dưỡng cần chuyên,
Nghĩa, huynh đệ dưới trên tương ái.
Nhượng, hòa mục tôn ti đối đãi ,
Nhẫn , muôn điều ác hại chớ gây.
..................................................
Nghe nói Pháp, lòng vâng tu niệm
Cõi thiên đàng mầu nhiệm thấy liền .

Qua lịch-sử Phật Đạo, chúng ta thấy rõ tại sao Đức Thầy đã dạy chúng ta phải noi theo Lục Tổ Huệ-Năng mà không theo giáo-pháp và cách tu niệm của Đại Sư Thần-Tú.Nhiều khi giáo-pháp và cách tu niệm được các vị lãnh-đạo tối cao trong Đạo, sau Đức Phật , ấn định và tổ chức theo quan-niệm riêng của mỗi người. Quan-niệm riêng của Đại Sư Thần-Tú đã dẫn dắt người tín-đồ Phật-giáo Bắc-Tông Trung-hoa theo một hướng đi khác hẳn với hướng vô-vi nhằm đắc quả-vị Phật của các Tổ Sư Đại-thừa. Trong khi đó, Lục Tổ Huệ-Năng đã tỏ ra trung thành tuyệt đối. Đức Thầy của chúng ta cũng vậy. Hai vị cùng có giáo-pháp tu niệm, giáo-huấn và lời dạy khuyên xử thế giống nhau. Sự trùng hợp nầy được thể hiện điển-hình nhứt trong bài kệ Không Tướng nêu trên .

Đọc qua bài kệ nầy, riêng chúng tôi cảm chừng như đọc một đoạn thơ nào trong Thi Văn Sấm Giảng của Đức Thầy. Bất giác tâm hồn tôi như lâng lâng, tưởng chừng như mình đang ở đâu đây gần bờ Sông Hậu, tai nghe giọng ngâm Kinh Giảng Thi Văn ngân nga trầm bổng xuất phát từ một Độc Giảng Đường nào ẩn hiện trong chòm cây lá xanh tươi ./. Nam Mô A-Di-Đà Phật .
-------------------- Trúc Nhân Lý-bá-Phẩm
(10) SGTV, Quyển IV (Giác mê Tâm kệ) , câu 362
(11) SGTV, Quyển I (Khuyên người đời tu niệm), câu 228
(12) SGTV, Quyển II (Kệ dân của Người Khùng), câu 436
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn