Chương VIII

27 Tháng Năm 200412:00 SA(Xem: 18013)
Chương VIII
CHƯƠNG VIII
BAN TRỊ SỰ, THÀNH PHẦN,
QUYỀN HẠN VÀ NHIỆM VỤ
*
ĐIỀU 20.- Ban Trị Sựï là hệ thống duy nhứt hành sử giáo quyền, điều khiển mọi hoạt động giáo sự trong Đoàn thể, từ sự chăm sóc đời sống tinh thần đến việc tổ chức sinh hoạt của tất cả tín đồ. Cơ quan điều khiển hệ thống Trị Sự là Hội Đồng Trị Sự Trung Ương.
Hội Đồng Trị Sự Trung Ương chịu trách nhiệm trước ĐỨC BÀ, Hội Trưởng Danh Dự Tối Cao, và trước Đại Hội Toàn Quốc, về mọi quyết định nội bộ và ngoại giao, ảnh hưởng Quốc gia và Đoàn thể.

ĐIỀU 21.- Thành phần: Hội Đồng Trị Sự Trung Ương gồm có 23 Trị Sự Viên:
1 Hội trưởng.
2 Phó Hội trưởng (Đệ Nhứt P.H.T. và Đệ Nhị P.H.T.).
3 Cố Vấn trong Cố Vấn Đoàn.
1 Chánh Thư Ký.
3 Phó Thư Ký (Đệ Nhứt, Đệ Nhị, và Đệ Tam đặc trách liên lạc).
1 Viện Trưởng Kiểm Soát.
2 Phó Viện Trưởng Kiểm Soát (Đệ Nhứt và Đệ Nhị).
1 Viện Trưởng Tài Chánh.
2 Phó Viện Trưởng Tài Chánh.
1 Viện Trưởng Giáo Lý.
1 Phó Viện Trưởng Giáo Lý.
1 Viện Trưởng Văn Hóa Xã Hội.
2 Phó Viện Trưởng Văn Hóa Xã Hội (Đệ Nhứt và Đệ Nhị).
1 Viện Trưởng Tổ chức.
1 Phó Viện Trưởng Tổ chức.

ĐIỀU 22.- Ban Trị Sự Tỉnh: gồm có 17 Trị Sự viên:
1 Hội trưởng.
1 Phó Hội trưởng.
2 Cố Vấn.
1 Chánh Thư Ký.
2 Phó Thư Ký (Đệ Nhứt và Đệ Nhị).
1 Thủ Bổn
1 Trưởng Ban Kiểm Soát.
1 Phó Ban Kiểm Soát.
1 Trưởng Ban Giáo Lý.
1 Phó Ban Giáo Lý.
1 Trưởng Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Phó Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Trưởng Ban Tổ chức.
1 Phó Ban Tổ chức.
1 Trưởng Ban Liên Lạc.
Ban Trị Sự Thánh Địa Hòa Hảo và Ban Trị Sự Thủ Đô được coi như tương đương của cấp Ban Trị Sự Tỉnh với thành phần như trên.

ĐIỀU 23.- Ban Trị Sự Quận: gồm có 11 Trị Sự Viên:
1 Hội trưởng.
1 Phó Hội trưởng.
1 Cố Vấn.
1 Thư Ký.
1 Phó Thư Ký.
1 Thủ Bổn.
1 Trưởng Ban Kiểm Soát.
1 Trưởng Ban Giáo Lý.
1 Trưởng Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Trưởng Ban Tổ chức.
1 Trưởng Ban Liên Lạc.

ĐIỀU 24.- Ban Trị Sự Xã: gồm có 11 Trị Sự Viên:
1 Hội trưởng.
1 Phó Hội trưởng.
1 Cố Vấn.
1 Thư Ký.
1 Phó Thư Ký.
1 Thủ Bổn.
1 Trưởng Ban Kiểm Soát.
1 Trưởng Ban Giáo Lý.
1 Trưởng Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Trưởng Ban Tổ chức.
1 Trưởng Ban Liên Lạc.

ĐIỀU 25.- Ban Trị Sự Ấp: gồm có 9 Trị Sự Viên:
1 Hội trưởng.
1 Phó Hội trưởng.
1 Thư Ký.
1 Thủ Bổn.
1 Trưởng Ban Kiểm Soát.
1 Trưởng Ban Giáo Lý.
1 Trưởng Ban Văn Hóa Xã Hội.
1 Trưởng Ban Tổ chức.
1 Trưởng Ban Liên Lạc.

ĐIỀU 26.- Chi Hội: gồm có 2 nhân viên:
1 Chi Hội Trưởng.
1 Thư Ký.

ĐIỀU 27.- Ban Thường Vụ: Mỗi cấp Trị sự có một Ban Thường Vụ để xử lý những công việc thường xuyên và soạn thảo những công tác của Giáo Hội. Ban này gồm có Hội Trưởng, hay Phó Hội Trưởng, Chánh Thư Ký hay Phó Thư Ky, Kiểm Soát hay Cố Vấn do Ban Trị Sự đề cử ra.

ĐIỀU 28.- Nhiệm kỳ: Thời gian thụ nhiệm của Ban Trị Sự cấp bộ Chi Hội, Ấp là MỘT NĂM, Xã, Quận, Tỉnh là HAI NĂM, và Trung Ương là BA NĂM.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ có thể được chấm dứt do sự quyết định của Đại Hội liên hệ với biểu quyết tán thành của 2/3 số Trị Sự Viên hiện diện trong Đại Hội. Khi một Ban Trị Sự tự ý xin từ chức thì phải có 2/3 Trị Sự Viên trong Ban đồng ý đề nghị và do Đại Hội liên hệ tối hậu quyết định bằng biểu quyết theo đa số nói trên. Đối với sự từ chức hay chấm dứt nhiệm vụ của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, quyết định của Đại Hội Toàn Quốc phải được sự phê chuẩn của ĐỨC BÀ, Hội Trưởng Danh Dự Tối Cao.
Tất cả Trị Sự Viên các cấp được quyền tái ứng cử và góp phần công quả không lương bổng.

ĐIỀU 29.- Nhiệm vụ và quyền hạn: Nguyên tắc chỉ đạo của các Ban Trị Sự là TẬP THỂ CHỈ HUY, CÁ NHÂN PHỤ TRÁCH. Căn cứ nguyên tắc nầy, nhiệm vụ các Trị Sự Viên Trung Ương được phân định như sau:
Hội Trưởng:
a) Đại diện Giáo Hội trước Chánh quyền và các Đoàn thể khác, và là phát ngôn nhân chính thức của Giáo Hội.
b) Điều hành tổ chức theo điều 18 và 19 trên đây, triệu tập và chủ tọa các phiên họp, điều khiển các cuộc thảo luận và giữ trật tự trong buổi họp.
c) Chiếu theo các nghị quyết của Đại Hội Toàn Quốc và Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, ký các văn kiện ngoại giao.
d) Duyệt ký và ban hành luật lệ nội bộ.
e) Ban hành các quyết định áp dụng kỷ luật sau khi đã được Đại Hội Toàn Quốc biểu quyết tùy trường hợp.
f) Ký quyết định chuẩn nhận kết quả bầu cử các Ban Trị Sự.
g) Bổ nhiệm nhân viên phụ trách các Viện chiếu đề nghị của các Trưởng cơ quan liên hệ.
h) Ban chứng thư công quả theo đề nghị của các cấp và ký những chứng chỉ khen thưởng.
Phó Hội trưởng: Phụ tá Ông Hội Trưởng và thay thế Ông Hội Trưởng khi Ông nầy vắng mặt.
Cố Vấn: Giúp ý kiến cho Hội Đồng Trị Sự Trung Ương trong mọi công việc. Thay mặt Hội Đồng Trị Sự Trung Ương trong một hay nhiều công tác nhứt định.
Chánh Thư Ký:
a) Nghiên cứu và soạn thảo các chủ trương và đường lối của Giáo Hội căn cứ theo các nghị quyết của Đại Hội Toàn Quốc.
b) Với sự hiệp ý của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, soạn thảo và ban hành các văn kiện ấn định kế hoạch thực hiện các chủ trương đường lối của Giáo Hội. Các văn kiện nầy đều phải được Ông Hội Trưởng duyệt ký.
c) Lập biên bản các cuộc hội nghị, phổ biến các văn kiện, đôn đốc việc thi hành các quyết nghị chung.
d) Lập và giữ số tín đồ toàn quốc cùng các văn kiện hồ sơ liên hệ.
e) Tổ chức văn phòng trực thuộc Ban Thường Vụ Trung Ương, và nếu cần, thiết lập các Ban và Tiểu Ban chuyên môn để đáp ứng nhu cầu giáo sự.
f) Cùng Ông Hội Trưởng ký tên vào các văn kiện của Ban Thường Vụ.
Phó Thư Ký: Phụ tá Chánh Thư Ký trong các công tác liên hệ và khi vị nầy vắng mặt.
Đặc biệt vị Đệâ Tam Phó Thư Ký được đặc trách vấn đề liên lạc.
Viện Trưởng Tài Chánh:
- Đảm nhiệm việc thâu xuất và giữ ngân quỹ cùng tài liệu bút toán. Bất cứ lúc Hội Đồng Trị Sự Trung Ương muốn biết tình hình tài chánh của Giáo Hội, Viện Trưởng Tài Chánh phải trình ngay sổ sách, ngân quỹ, cùng các văn kiện kế toán.
- Lo lắng về việc xây dựng và phát triển tài chánh của Đoàn thể.
- Quản trị và lập bản kê khai tài sản của Giáo Hội. Cùng Ông Hội Trưởng ký tên nhận lãnh những tặng dữ cho Giáo Hội, và mọi văn kiện liên hệ đến việc nầy.
Viện Trưởng Kiểm Soát:
a) Xem xét tất cả công việc của Ban Trị Sự các cấp, và tường trình cho Hội Đồng Trị Sự Trung Ương để lấy quyết định chung.
b) Xem xét về việc sinh hoạt tinh thần của các tín đồ.
Viện Trưởng Giáo Lý:
a) Tra cứu Sám Giảng, phiên dịch Kinh điển, soạn thảo sách báo và diễn giải giáo lý nhà Phật, giáo lý của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ, để phổ biến hoặc giảng giải cho đại chúng nghe, hoặc mở trường giảng dạy về giáo lý.
b) Hướng dẫn và giúp đỡ về mặt tinh thần các Độc giảng đường và các Tự viện.
c) Thiết lập Thư viện, tàng trữ tài liệu sách báo của Giáo Hội.
d) Tổ chức hộ niệm các tín đồ quá vãng.
Viện Trưởng Văn Hóa Xã Hội:
a) Phát huy văn hóa và giáo dục trong khối tín đồ. Biên tập, xuất bản các loại sách liên hệ đến văn hóa xã hội, mở trường đào tạo cán bộ của Giáo Hội, thiết lập các cơ sở giáo dục theo chương trình của nước nhà, cấp phát học bổng, giữ mối liên lạc với các sinh viên, học sinh tín đồ.
b) Tổ chức việc cứu giúp kẻ nghèo nàn đói khổ, bịnh tật, bị tai nạn, thành lập những nhà dưỡng lão, viện cô nhi, nhà bảo sanh, trạm phát thuốc, các ban chẩn tế, và nếu có thể được, mua thuốc men, vải bô, lúa gạo để dành làm việc phước thiện hoặc trợ giúp về quan, hôn, tương, tế.
c) Đặc trách vấn đề tổ chức và hướng dẫn thanh niên của Đoàn thể.
d) Đặc trách vấn đề tổ chức và lo liệu về các cựu chiến binh trong Đoàn thể.
Tổ chức sự giúp đỡ cho các thương phế binh, và cô nhi quả phụ tử sĩ trong Đoàn thể.
Thiết lập các cơ sở liên hệ đến việc cứu trợ trên đây.
e) Đặc trách các vấn đề xây dựng đời sống nông thôn như bảo vệ an toàn cho các tín đồ ở nông thôn và tổ chức kinh tế nông thôn để nâng cao đời sống tín đồ, gia tăng sản xuất.
- Tìm cách liên lạc và giúp đỡ cho các tín đồ tỵ nạn chiến tranh để tái tạo đời sống mới tại vùng an ninh.
Viện Trưởng Tổ chức:
a) Tổ chức cơ cấu Ban Trị Sự.
b) Tổ chức những cuộc lễ và những phiên hội nghị của Giáo Hội.
c) Xây cất, trùng tu các cơ sở của Giáo Hội.
d) Tổ chức các phương tiện giao thông của Giáo Hội.
Các Phó Viện Trưởng: Phụ tá và thay thế các Viện Trưởng khi các vị nầy vắng mặt.

ĐIỀU 30.- Quyền hạn và nhiệm vụ của Trị Sự Viên các cấp được phỏng theo quyền hạn và nhiệm vụ của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, ngoại trừ các quyền hạn về ngoại giao và quản trị tài sản.

ĐIỀU 31.- Khi Hội trưởng Trung Ương vắng mặt dài hạn (quá 6 tháng), từ chức hay mệnh chung, một Đại Hội Toàn Quốc để bầu cử người thay thế phải được thi hành trễ lắm là 3 tháng sau đó.
Khi một Trị Sự Viên nào, ngoại trừ Hội Trưởng Trung Ương, vắng mặt dài hạn (quá 3 tháng), từ chức hay mệnh chung, thì sự tuyển lựa người thay thế do chính Ban Trị Sự liên hệ bằng lối bỏ thăm kín. Nguyên tắc nầy cũng được áp dụng cho Ban Trị Sự cấp Tỉnh, Quận, Xã và Ấp.

ĐIỀU 32.- Việc bầu cử các Trị Sự Viên được thi hành bằng những Đại Hội các cấp mà thể thức và thành phần sẽ được ấn định bởi những quy ước về bầu cử do Hội Đồng Trị Sự Trung Ương ban hành.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn