Những tế bào đầu tiên của lực lượng võ trang là các đội ngũ Bảo An khắp các thôn xã miền Tây do Đức Huỳnh Phú Sổ ra lịnh tín đồ tổ hợp lại. Lực Lượng nầy càng ngày càng bành trướng đến những địa phương rộng lớn hơn
Đầu năm 1946, Bộ Đội Bảo An chánh thức thành lập với các vị Trần Văn Soái, Nguyễn Giác Ngộ, Lâm Thành Nguyên, Lê Quang Vinh đặt mình dưới sự điều động của Đức Huỳnh Phú Sổ. Cũng trong năm nầy, một lực lượng quân sự thứ hai của Phật Giáo Hòa Hảo ra đời mang tên :” Vệ Quốc Liên Đội Nguyễn Trung Trực: gồm 3 Chi Đội : (1) Chi Đội : Nghĩa Quân Cách Mạng Vệ Quốc Liên Đội Nguyễn Trung Trữc do Ông Nguyễn Giác Ngộ chỉ huy ở Long Xuyên, (2) Chi Đội 2 do Ông Trần Văn Soái chỉ huy ở Cần Thơ, (3) Chi Đội 3 do Lê Phát Khuynh tức Trưởng Khuynh điều khiển ở Châu Đốc; và một Phân Đội 4 do Ông Phan Hà chỉ huy hoạt động ở Rạch Giá trong nhiệm vụ kháng Pháp.
Các Chi Đội trên thống nhứt thành lực lượng : Chi Đội 30 Nguyễn trung Trực Vệ Quốc Đoàn Việt Nam đặt dưới sự chỉ huy của Tướng Nguyễn Giác Ngộ hoạt động quanh vùng An Giang.
Trước đó, Bộ Đội Bảo An được cải danh thành lực lượng Dân Xã khi đảng nầy vừa thành lập nhưng Tướng Trần Văn Soái vì bất đồng quan điểm nên tổ chức “Bộ Đội Lưu Động Số 2”.
Sau biến cố 16-04-1947, Cộng Sản bắt đầu khủng bố tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và các lực lượng võ trang cũng bắt đầu chia rẻ thành các lực lượng :
* Lực Lượng Trần Văn Soái :
Với lập trường thân Pháp, Tướng Trần Văn Soái đem Bộ Đội Lưu Động Số 2 về liên quân với Pháp và tổ chức thành “Quân Đội Phật Giáo Hòa Hảo” (tháng 08/1947) đặt Tổng Hành Dinh tại Cái Vồn, Quận Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long. Lực Lượng bắt đầu phát triển ảnh hưởng nhờ lập trường thân Pháp chống Cộng, đến năm 1955 trước khi xảy ra cuộc xung đột giũa chánh quyền và quân đội Phật Giáo Hòa Hảo, khối nầy đã tổ chức được : 200 bộ đội võ trang, 400 bộ đội Bảo An và lực lượng Lâm Thành Nguyên chia làm nhiều khu vực : Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Kiến Phong, Sa Đéc, Vĩnh Long, An Hữu …. (1)
* Lực Lượng Nguyễn Giác Ngộ :
Sau biến cố, lực lượng Chi Đội 30 Nguyễn trung Trực rút về Hiệp Xương (Tân Châ – Châu Đốc) và cải danh thành Bộ Đội Nguyễn Trung Trực với hơn 2.000 binh sĩ v2 là một lực lượng bán quân sự hổ trợ cho Bộ Đội trên là Bảo An Quân. Cả Hai bộ phận nầy đều có thiết lập căn cứ tại các tỉnh : Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Mỹ Tho, cần Thơ, Bến Tre, Bạc Liêu,
-------------------------------------------------------------------------------------
(1)Văn Phú, Tập tài liệu viết tay.
-------------------------------------------------------------------------------------
Sóc Trăng, Rạch Giá, Vĩnh Long. Sau đó được thống nhứt dưới danh nghĩa “Bộ Đội Nguyễn Trung Trực và Bảo An Quân” mà Ông Phan Bá Cầm là Chỉ Huy Phó cho Tướng Nguyễn Giác Ngộ. Trường Huấn Luyện Cán Bộ được mở ra và đào tạo 20.000 binh sĩ Nguyễn Trung trực và 300.000 đội viên Bảo An Quân (1).
Đến đầu năm 1948, lực lượng nầy xác định lập trường chống Pháp, chống Việt Minh nhưng đến tháng 9/1949, lực lượng về hợp tác với Quốc Trưởng Bảo Đại với quân số 40 Tiểu Đoàn Kinh Quân. Đầu năm 1950, 2 Trung Đoàn 57, 63 được chánh qui hóa và hòa mình vào quân lực quốc gia.
Hiệp định Genève được ký kết, Tướng Nguyễn Giác Ngộ hợp tác với chánh quyền Ngô Đình Diệm và được phong Thiếu Tướng. Toàn thể Bộ Độ sáp nhập vào đại gia đình Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (1955).
* Lực Lượng Lâm Thành Nguyên :
Qua một năm chỉ huy lực lượng Dân Xã, Ông Lâm Thành Nguyên về hợp tác với Tướng Soái và giữ chức Tư Lịnh Phó. Trên thực tế, Tướng Lâm Thành Nguyên coi như tự trị tại khu vực Châu Đốc và các vùng phụ cận. Năm 1954, cùng một lúc với lực lượng Năm Lửa, lực lượng Cậu Hai Ngoán bị lực lượng quốc gia tấn công khắp nơi và vào Tổng Hành Dinh tại Cái Dầu (Châu Đốc). Tướng Nguyên trở lại hợp tác với chánh quyền quốc gia.
* Lực Lượng Lê Quang Vinh :
Trong hàng ngũ “Quân Đội Phật Giáo Hòa Hảo” có mặt Lê Quang Vinh và đóng quân tại Bình Thủy (Cần Thơ) nhưng sau hai lần hợp tác với Pháp và rút vào bưng biền, Ông Lê Quang Vinh gia nhập lực lượng Dân xã do Đức Ông Huỳnh Công Bộ chỉ huy để điều khiển Chi Đội 20 Nghĩa Quân Cách Mạng.
Lần thứ tư rút về chiến khu mang theo 1.000 quân gần 1.000 súng Ông được Trung Ương Đảng Bộ Dân Xã thăng chức Tư Lịnh Lực Lượng Dân Xã kháng chiến ở miền Tây.
Đầu năm 1954, Ba Cụt chỉ huy Bộ Đội Nghĩa quân Cách Mạng của lực lượng Dân Xã về hợp tác với chánh phủ quốc gia và được cải danh “Trung Đoàn 6 Khinh Quân’ VỚI Lê Quang Vinh cấp bực Đại Tá.
Sau ngày 20-07-1954, Trung Đoàn 6 Kinh Quân (khoảng 3.000 quân) và Việt nam Dân Chủ Xã Hội Đảng được Lê Quang Vinh mang vào bưng kháng chiến với lập trường chống cự chia cắt lãnh thổ và chế độ Ngô Đình Diệm (2).
-------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Lược sử Bộ Đội Nguyễn trung Trữc và Bảo An Quân.
(2) Truyền đơn của Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng và Mặt Trận Giáo Phóng Quốc Gia đề ngày 13.2.1955 do Lê Quang Vinh ký tên.
------------------------------------------------------------------------------------------
Tháng 06/1955, sau khi tiêu diệt lực lượng Trần Văn Soái, Lâm Thành Nguyên, chánh quyền bắt đầu thanh toán lực lượng Ba Cụt ở chiến khu Thất Sơn và U Minh. Nhưng giải pháp quân sự không mang lại thành công, chánh quyền Ngô Đình Diệm dùng biện pháp thương thuý6t qua trung gian Nguyễn Ngọc Thơ. Tướng Lê Quang Vinh lại bị bắt trong khi cả hai “án binh bất động”. Lực lượng quốc gia tấn công ồ ạt vào 2 chiến khu U Minh và Rừng Sát. Lần lượt các bộ tư lịnh hai chiến khu, Bộ Chỉ Huy Tối Cao Dân Xã Đảng tan rã dần… (1956).