- Lời Nói Đầu
- Giới Thiệu
- Mẩu chuyện số 1 - SỰ LÂM PHÀM CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 2 - TRỊ BỊNH CHO ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 3 - NÚI TRÀ SƯ
- Mẩu chuyện số 4 - ĐĂNG SƠN LẦN THỨ NHỨT
- Mẩu chuyện số 5 - ĐỨC THẦY TẮM SÔNG
- Mẩu chuyện số 6 - ĐỨC THẦY ĐỘ ÔNG KÝ VÕ VĂN GIỎI
- Mẩu chuyện số 7 - ĐỨC THẦY ĐỘ CHO NGƯỜI TRUNG HOA
- Mẩu chuyện số 8 - CẢI TỬ HUỜN SANH
- Mẩu chuyện số 9 - DẠY ĐẠO CỨU ĐỜI
- Mẩu chuyện số 10 - LỜI DẶN DÒ CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 11 - CON THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 12 - ĐỨC THẦY UỐNG NƯỚC ACID
- Mẩu chuyện số 13 - CẤM THỌ THỰC BA NHÀ
- Mẩu chuyện số 14 - CHẾT ĂN KHÔNG ĐƯỢC
- Mẩu chuyện số 15 - CHUYỂN ĐIỂN LÀNH
- Mẩu chuyện số 16 - TRUYỀN PHÉP LINH
- Mẩu chuyện số 17 - TU TIẾN CHỚ TU LÙI
- Mẩu chuyện số 18 - BÀI TÀ HIỂN CHÁNH
- Mẩu chuyện số 19 - TRÁI BÍ ĐAO
- Mẩu chuyện số 20 - THỂ HIỆN TỪ BI
- Mẩu chuyện số 21 - RỦA CON
- Mẩu chuyện số 22 - ĐI TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 23 - CÓ NÊN SÁT SANH TRONG NGÀY CHAY KHÔNG
- Mẩu chuyện số 24 - PHƯƠNG PHÁP NHẪN NHỤC
- Mẩu chuyện số 25 - NGÀY THẦY TRỞ LẠI
- Mẩu chuyện số 26 - LỘ VẺ TỪ BI
- Mẩu chuyện số 27 - PHẬT, LÃO, NHO
- Mẩu chuyện số 28 - CÙNG MỘT SỰ ĂN
- Mẩu chuyện số 29 - LÒNG QUẢNG ĐẠI
- Mẩu chuyện số 30 - THẦY CHỨNG SỰ QUY Y
- Mẩu chuyện số 31 - TU QUANH VÀ TU TẮT
- Mẩu chuyện số 32 - ĐẬU RỚT
- Mẩu chuyện số 33 - TÙY CƠ HÓA ĐỘ
- Mẩu chuyện số 34 - THEO THẦY HAY THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 35 - ÔNG THẦY THUỐC ĐI TRỊ BỊNH CHO ÔNG TỔ THẦY THUỐC
- Mẩu chuyện số 36 - ĐỨC CẢ BAO DUNG
- Mẩu chuyện số 37 - KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
- Mẩu chuyện số 38 - QUY Y THÌ PHẢI LÀM Y
- Mẩu chuyện số 39 - TÔI LÀM HUẤN LUYỆN VIÊN
- Mẩu chuyện số 40 - KHẨU NGHIỆP
- Mẩu chuyện số 41 - CHÂN VÀ GIẢ
- Mẩu chuyện số 42 - ĐOÀN KẾT ĐỂ CHUNG LO
- Mẩu chuyện số 43 - MỘT BÀI NGỤ NGÔN
- Mẩu chuyện số 44 - THEO BẦY MỚI SỐNG
- Mẩu chuyện số 45 - HẠNH KHIÊM TỐN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
- Mẩu chuyện số 46 - CHỈ CÓ MỘT NẤC
- Mẩu chuyện số 47 - LÒNG THÀNH CẢM ỨNG
- Mẩu chuyện số 48 - ĐỨC HÁO SANH
- Mẩu chuyện số 49 - “THÀNH LÒNG NƯỚC LÃ NÊN HỒ”
- Mẩu chuyện số 50 - MUỐN TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 51 - TÀ HAY CHÁNH
- Mẩu chuyện số 52 - LỜI KHÉO KHỎI TAI NẠN
- Mẩu chuyện số 53 - TÙY BỊNH CHO THUỐC
- Mẩu chuyện số 54 - CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN
- Mẩu chuyện số 55 - ĐẠO KHÔNG THỂ MẤT
- Mẩu chuyện số 56 - Y KINH DIỄN NGHĨA
- Mẩu chuyện số 57 - PHÉP THẦN THÔNG
- Mẩu chuyện số 58 - CHẾT KHÔNG MẤT
- Mẩu chuyện số 59 - GÌN GIỚI LUẬT
- Mẩu chuyện số 60 - MUỐN DIỆT MÊ SI
- Mẩu chuyện số 61 - Y THEO TÔN CHỈ
- Mẩu chuyện số 62 - TU CÁCH NÀO MỚI CHÁNH
- Mẩu chuyện số 63 - HIỂU LẦM PHẬT DẪN ĐỘ
- Mẩu chuyện số 64 - CÂU CHUYỆN THIÊN CƠ.
- Mẩu chuyện số 65 - ĐỨC LÀ ĐẠO CẢ.
- Mẩu chuyện số 66 - BÀI TOÁN ĐỐ
- Mẩu chuyện số 67 - MỘT BUỔI KHUYẾN NÔNG
- Mẩu chuyện số 68 - ÔNG HOÀNG THIÊN BẢO
- Mẩu chuyện số 69 - TOKYO NHẬT BẢN
- Mẩu chuyện số 70 - ĐỆ TAM THẾ CHIẾN
- Mẩu chuyện số 71 - LÀM Y THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 72 - TÔI SẮM CÂY DÙ
- Mẩu chuyện số 73 - MUỐN CÓ HUỆ THÌ PHẢI BẮT SÂU
- Mẩu chuyện số 74 - TỪ BI
- Mẩu chuyện số 75 - ÔNG THẦN KHÔNG TU ÔNG THẦN CŨNG CHẾT
- Mẩu chuyện số 76 - HẾT ĐỜI HẠ NGUƠN
- Mẩu chuyện số 77 - QUA NĂM DÊ
- Mẩu chuyện số 78 - KHÔNG DÈ
- Mẩu chuyện số 79 - ĐỨC THẦY ĐỘ THẦY KIỆN DẬU (* 6)
- Mẩu chuyện số 80 - KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG DÙNG
- Mẩu chuyện số 81 - PHẬT CHỈ DỤNG LÒNG
- Mẩu chuyện số 82 - KHÔNG HỌC MÀ THÔNG
- Mẩu chuyện số 83 - CHÍ THANH CAO
- Mẩu chuyện số 84 - DÕI GÓT THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 85 - CỬ ĂN HAI CON
- Mẩu chuyện số 86 - TU CÁCH NÀO
Đ
ây là nhắc đến chuyện của ông Dương văn Xoàn, thường gọi là ông Hai Xoàn, nhà ở Vàm Nao, Mỹ Hội Đông, quận Chợ Mới, Tỉnh Angiang. Bình nhựt ông có lòng hào hiệp, hay giúp đỡ người cô thế. Đến lúc quy y với Đức Thầy thì ông Hai rất nhiệt tình lo cho ĐạoÔng thường mang Sấm Kinh đến nơi nào chưa có thì ấn tống và khuyến khích người tu hiền. Thuở ấy từ năm 1940 tới năm 1944 nhà cầm quyền Pháp tại quận Chợ Mới ruồng bắt những người hoạt động cho Đạo, tra tấn và đày đi Côn Đảo. Dầu vậy ông Hai chẳng hề lùi bước.
Hôm nọ ông Hai thấy có bốn người bị trói đang ngồi trên chiếc xe lôi đang đậu ở phía trên Mỹ Hội Đông, ông động lòng nghĩa hiệp, liền bước đến hỏi thăm duyên cớ làm sao, thì các người ấy trả lời
-Chúng tôi vì gia đình nghèo quá ông Hai, không đủ tiền đóng thuế thân nên bị lính bắt giải lên quận.
Ông Hai liền hỏi;
-Vậy lính đi đâu hết rồi? Các anh em đó trả lời:
-Họ và anh chạy xe đang uống nước ở tiệm nước đàng kia.
Nhanh như cắt, ông Hai liền nhảy lại mở hết giây trói và bảo bốn người trốn lẹ đi. Bốn anh y lời chạy thoát hết, còn ông Hai lập tức trở về ga đình soạn quần áo và gói 200 quyển Sám Giảng. Ông đi luôn vô vùng Rạch Giá phát giảng khuyên người tu. Hai tháng sau ông mới trở về Mặc Cần Dưng cư ngụ.
Khi bọn lính uống nước xong trở ra, thấy bốn người đi đâu mất, chúng chia nhau lục soát, nhưng không tìm được. Sau đó họ điều tra, biết là ông Hai mở trói thả tội nhân, những người lính cấp báo về quận. Quận đã có dự tính bắt ông Hai, vì ông hoạt động Đạo đức. Nay được thêm tin nói trên, họ liền ra lịnh bắt ông Hai.
Bọn lính tới nhà ông bao bắt mấy phen, nhưng không gặp. Sau rốt chúng biết nơi ẩn trú của ông, liền đến bao vây và bắt được ông. Chúng đánh đập tra tấn một cách tàn nhẩn. Cuối cùng chúng đày ông ra Côn Đảo một lượt với ông Xã Hay ở Kiến An. Sau ông Hai chết luôn ở tại đây. Hôm ngày 29 tháng 9.
Đến tháng 6 năm Ất Dậu 1945, Đức Thầy đi Khuyến Nông về tới xã Mỹ Hội Đông. Trước khi lên diễn đàn, Đức Thầy đến tận gia đình ông Hai để thăm. Ngài kêu hết vợ con của ông Hai ra hỏi:
-Từ ngày ông Hai bị dày đi Côn Đảo và mất tới giờ, sự sanh sống ra sao?
Người con gái thứ Hai đứng ra đại diện gia đình trả lời:
-Bạch Thầy, chúng con làm ăn có khi đủ cũng có khi thiếu!
Đức Thầy ngỏ lời an ủi và khuyến tấn:
-Ông Hai chết không mất đâu, các cô đừng buồn, hãy rán lo tu hành, làm lành, làm phải. Thầy sẽ hộ cho từ đây làm ăn khá giả và tới ngày lập hội được gặp lại ông Hai.
Thật đúng như lời, từ độ ấy đến nay, bốn người con của ông Hai người nào cũng làm ăn giàu có hết.
Câu chuyện nầy thuật theo lời của Ban Trị Sự xã Mỹ Hội Đông.
PHẦN NHẬN XÉT:
Nghe câu chuyện kể trên chắc ai cũng bùi ngùi cảm động, giữa lúc người Pháp dùng chính sách bạo tàn chèn ép đạo giáo, nhứt là Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng ông Hai vẫn cương quyết làm tròn bổn phận của người tín đồ đối với Tam Bảo, thật là một tấm gương đáng kính. Lại nữa sống dưới thời Pháp thuộc, mỗi năm công dân từ 18 tuổi trở lên đều phải đóng thuế thân, tức là thuế người, là bốn đồng sáu. So với giá lúa thời bấy giờ là 3 cắc một giạ thì phải tốn trên 15 gịa lúa cho mỗi đầu người. Những gia đình nghèo, vợ con nheo nhóc, lo chạy hàng bữa, làm sao có đủ tiền để đóng thuế. Vậy mà những kẻ thân Pháp chẳng rũ lòng thương xót, họ nỡ bắt trói đồng bào mình hành hạ đủ cách. Vì hận bọn xăm lăng, nghĩa đồng bào cốt nhục, nên ông Hai giải tỏa cho bốn người ấy.
Với một người vì Đạo, vì dân, xem gia đình và thể xác là thường như ông Hai, nên Đức Thầy đến tận nơi thăm viếng và an ủi gia đình:
Ông Hai chết không mất đâu và đến ngày lập hội được gặp lại ông Hai.
Một câu nói vừa xoa dịu vết thương lòng vừa vững niềm tin trên bước đường tu học cho gia đình ông Hai
Tam giáo đều công nhận trong mỗi người có hai phần: Xác thể và linh hồn. Khi chết, xác thể bị mất, nhưng linh hồn vẫn còn mãi mãi.
Xác tuy mất hồn thiêng chẳng mất.
Ví như cái nhà và ông chủ nhà, cái nhà nầy hư thì ông chủ nhà đi ra cất lo cất lại cái nhà khác, rồi cái khác nữa. Trường hợp ông Hai đây lại là đặc biệt, tuy xác thịt ông bị mất, song danh nghĩa của ông vẫn sống muôn đời và linh hồn được dự hội Long Hoa:
Dõi gót theo Thầy nương Phật cảnh,
Vui vầy xem hội hội Long Hoa.
Điều nầy có lần Đức Thầy khuyên ông Tham Tá Ngà:
Kìa hỡi ai giữ phận cho tròn,
Sau huynh đệ có ngày hòa hiệp.
(Cho Ông Tham Tá Ngà)
Và Ngài cũng dạy cô Hai Gương:
Đến hội trăm quan còn hiện được,
Thì ra xác thịt có cần đâu.
Khuyên con nghĩ cạn đừng ưu lự,
Mượn chước huyền cơ giải mạch sầu.
(Cho Cô Hai Gương Cần Thơ)
Riêng về vợ con ông Hai, Đức Thầy khéo dẫn từ đức tin tới nhân quả “Các cô đừng buồn, hãy lo tu hành, làm lành, làm phải Thầy sẽ hộ cho từ đây làm ăn khá giả”. Lời an ủi của Đức Thầy tuy đơn giản song có hiệu lực làm cho gia đình ông Hai tan hết sự ưu sầu lo lắng và đặt trọn niềm tin vào nơi Tam Bảo, vừa sốt sắng lo làm ăn, vừa lo tu hiền chơn chất. Nhờ đó các con ông Hai giờ được phước báu trở nên giàu có. Bền chí tu hành, hễ nhân toàn thiện thì quả do đó mà được toàn thiện vậy. Còn việc sum họp gia đình tại hội Long Hoa, phải đợi thời gian và sự tu tiến của các người con.