- Lời Nói Đầu
- Giới Thiệu
- Mẩu chuyện số 1 - SỰ LÂM PHÀM CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 2 - TRỊ BỊNH CHO ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 3 - NÚI TRÀ SƯ
- Mẩu chuyện số 4 - ĐĂNG SƠN LẦN THỨ NHỨT
- Mẩu chuyện số 5 - ĐỨC THẦY TẮM SÔNG
- Mẩu chuyện số 6 - ĐỨC THẦY ĐỘ ÔNG KÝ VÕ VĂN GIỎI
- Mẩu chuyện số 7 - ĐỨC THẦY ĐỘ CHO NGƯỜI TRUNG HOA
- Mẩu chuyện số 8 - CẢI TỬ HUỜN SANH
- Mẩu chuyện số 9 - DẠY ĐẠO CỨU ĐỜI
- Mẩu chuyện số 10 - LỜI DẶN DÒ CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 11 - CON THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 12 - ĐỨC THẦY UỐNG NƯỚC ACID
- Mẩu chuyện số 13 - CẤM THỌ THỰC BA NHÀ
- Mẩu chuyện số 14 - CHẾT ĂN KHÔNG ĐƯỢC
- Mẩu chuyện số 15 - CHUYỂN ĐIỂN LÀNH
- Mẩu chuyện số 16 - TRUYỀN PHÉP LINH
- Mẩu chuyện số 17 - TU TIẾN CHỚ TU LÙI
- Mẩu chuyện số 18 - BÀI TÀ HIỂN CHÁNH
- Mẩu chuyện số 19 - TRÁI BÍ ĐAO
- Mẩu chuyện số 20 - THỂ HIỆN TỪ BI
- Mẩu chuyện số 21 - RỦA CON
- Mẩu chuyện số 22 - ĐI TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 23 - CÓ NÊN SÁT SANH TRONG NGÀY CHAY KHÔNG
- Mẩu chuyện số 24 - PHƯƠNG PHÁP NHẪN NHỤC
- Mẩu chuyện số 25 - NGÀY THẦY TRỞ LẠI
- Mẩu chuyện số 26 - LỘ VẺ TỪ BI
- Mẩu chuyện số 27 - PHẬT, LÃO, NHO
- Mẩu chuyện số 28 - CÙNG MỘT SỰ ĂN
- Mẩu chuyện số 29 - LÒNG QUẢNG ĐẠI
- Mẩu chuyện số 30 - THẦY CHỨNG SỰ QUY Y
- Mẩu chuyện số 31 - TU QUANH VÀ TU TẮT
- Mẩu chuyện số 32 - ĐẬU RỚT
- Mẩu chuyện số 33 - TÙY CƠ HÓA ĐỘ
- Mẩu chuyện số 34 - THEO THẦY HAY THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 35 - ÔNG THẦY THUỐC ĐI TRỊ BỊNH CHO ÔNG TỔ THẦY THUỐC
- Mẩu chuyện số 36 - ĐỨC CẢ BAO DUNG
- Mẩu chuyện số 37 - KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
- Mẩu chuyện số 38 - QUY Y THÌ PHẢI LÀM Y
- Mẩu chuyện số 39 - TÔI LÀM HUẤN LUYỆN VIÊN
- Mẩu chuyện số 40 - KHẨU NGHIỆP
- Mẩu chuyện số 41 - CHÂN VÀ GIẢ
- Mẩu chuyện số 42 - ĐOÀN KẾT ĐỂ CHUNG LO
- Mẩu chuyện số 43 - MỘT BÀI NGỤ NGÔN
- Mẩu chuyện số 44 - THEO BẦY MỚI SỐNG
- Mẩu chuyện số 45 - HẠNH KHIÊM TỐN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
- Mẩu chuyện số 46 - CHỈ CÓ MỘT NẤC
- Mẩu chuyện số 47 - LÒNG THÀNH CẢM ỨNG
- Mẩu chuyện số 48 - ĐỨC HÁO SANH
- Mẩu chuyện số 49 - “THÀNH LÒNG NƯỚC LÃ NÊN HỒ”
- Mẩu chuyện số 50 - MUỐN TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 51 - TÀ HAY CHÁNH
- Mẩu chuyện số 52 - LỜI KHÉO KHỎI TAI NẠN
- Mẩu chuyện số 53 - TÙY BỊNH CHO THUỐC
- Mẩu chuyện số 54 - CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN
- Mẩu chuyện số 55 - ĐẠO KHÔNG THỂ MẤT
- Mẩu chuyện số 56 - Y KINH DIỄN NGHĨA
- Mẩu chuyện số 57 - PHÉP THẦN THÔNG
- Mẩu chuyện số 58 - CHẾT KHÔNG MẤT
- Mẩu chuyện số 59 - GÌN GIỚI LUẬT
- Mẩu chuyện số 60 - MUỐN DIỆT MÊ SI
- Mẩu chuyện số 61 - Y THEO TÔN CHỈ
- Mẩu chuyện số 62 - TU CÁCH NÀO MỚI CHÁNH
- Mẩu chuyện số 63 - HIỂU LẦM PHẬT DẪN ĐỘ
- Mẩu chuyện số 64 - CÂU CHUYỆN THIÊN CƠ.
- Mẩu chuyện số 65 - ĐỨC LÀ ĐẠO CẢ.
- Mẩu chuyện số 66 - BÀI TOÁN ĐỐ
- Mẩu chuyện số 67 - MỘT BUỔI KHUYẾN NÔNG
- Mẩu chuyện số 68 - ÔNG HOÀNG THIÊN BẢO
- Mẩu chuyện số 69 - TOKYO NHẬT BẢN
- Mẩu chuyện số 70 - ĐỆ TAM THẾ CHIẾN
- Mẩu chuyện số 71 - LÀM Y THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 72 - TÔI SẮM CÂY DÙ
- Mẩu chuyện số 73 - MUỐN CÓ HUỆ THÌ PHẢI BẮT SÂU
- Mẩu chuyện số 74 - TỪ BI
- Mẩu chuyện số 75 - ÔNG THẦN KHÔNG TU ÔNG THẦN CŨNG CHẾT
- Mẩu chuyện số 76 - HẾT ĐỜI HẠ NGUƠN
- Mẩu chuyện số 77 - QUA NĂM DÊ
- Mẩu chuyện số 78 - KHÔNG DÈ
- Mẩu chuyện số 79 - ĐỨC THẦY ĐỘ THẦY KIỆN DẬU (* 6)
- Mẩu chuyện số 80 - KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG DÙNG
- Mẩu chuyện số 81 - PHẬT CHỈ DỤNG LÒNG
- Mẩu chuyện số 82 - KHÔNG HỌC MÀ THÔNG
- Mẩu chuyện số 83 - CHÍ THANH CAO
- Mẩu chuyện số 84 - DÕI GÓT THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 85 - CỬ ĂN HAI CON
- Mẩu chuyện số 86 - TU CÁCH NÀO
V
ào khoảng thượng tuần tháng Giêng năm Canh Thìn (1940), Ông Ngô Thành Bá hân hạnh được Đức Thầy hướng dẫn đi núi Tà Lơn. Sau khi trở về được ít hôm thì ông Bá phát bịnh khá nặng, chạy chữa đủ thuốc men nhưng không thấy giảm. Càng trị thuốc nhiều chừng nào thì bịnh ông Bá càng gia tăng chừng nấy, mà hễ ông nằm yên niệm Phật hễ uống theo mấy toa thuốc Nam của Đức Thầy thì bịnh cầm cự lại đó chớ không hết dứt. Bấy giờ ông Ngô Thành Bá mới nhớ lại lúc đi non gặp nhiều gian khổ ông có than với Đức Thầy là đi non cực khổ quá. Đức Thầy liền nói:-Trò có duyên lớn cùng Thầy, nên trên trước bảo Thầy đem trò đi non giải căn quả đặng tu hành. Trò đi với Thầy năm sáu ngày sau khỏi sa địa ngục năm sáu tháng.
Ông Bá Thưa:
-Giải căn quả gì mà cực khổ quá, con xin Thầy có giải thì để về dưới thế sẽ giải.
Giờ đây ông Bá mới biết lời nói ấy ứng nghiệm không sai. Gần hai tháng bịnh trạng của ông bá cứ dây dưa mãi. Bỗng một hôm Đức Thầy đến thăm và bảo ông Hương Quản Diệp đem xe máy chở ông Bá về Tổ Đình cho nằm ở phía sau dưỡng bịnh. Thời gian ông Bá ở đây bịnh lần lần bớt. Hôm nọ Đức Thầy từ phía trước đi vào thấy ông Bá ngồi trên chiếc giường với gương mặt lộ đầy vẻ hân hoan, Đức Thầy liền nói:
-Sau hôm nay coi bộ trò vui mừng thế?
-Bạch Thầy, con thấy Thầy mở Đạo chẳng bao lâu mà người ta biết tu hành đông quá nên con mừng.
-Đông gì trò ơi! Sau nầy rồi họ cũng bị rơi rớt lần lần, chỉ còn một số mà thôi!
Nói đến đây, Đức Thầy lấy ngón tay chỉ cây xoài sau hông nhà đang trổ bông vàng ánh mà kêu ông Bá nói tiếp:
-Trò thấy các bông xoài kia không? Bây giờ mỗi bông đậu cả mấy chục trái, nhưng đây rồi bị giông qua gió lại, nó sẽ rụng dần dần. Tới lúc xoài già không còn bao nhiêu đâu! Chẳng những thế, đến khi đem lồng hái, nó bị nhảy lồng bớt một mớ, và đem giú nó còn úng nữa chớ. Tín đồ của Thầy sau nầy cũng như thế đó!
Thuật theo lời ông Ngô Thành Bá.
PHẦN NHẬN XÉT:
Lời tiên tri của Đức Thầy quả thực không sai. Dò lại trang sử Đạo, ta thấy từ khi Đức Thầy vắng mặt đến nay, hơn bốn mươi năm tròn, bóng người đi vẫn biền biệt phương nào, để lại cho bao triệu tâm hồn thiết tha mong đợi. Lời Thánh ngôn đã bảo: “Trường đồ tri mã lực, sự cữu chí nhơn tâm”. Đường xa mới biết sức giỏi của ngựa, ngày dài mới thấy được lòng người. Ngài cũng đã từng phán dạy:
Đường xa mới rõ biết tài ngựa ký,
Lúc nguy nàn tường tận kẻ vô lương.
(Bài Không Buồn ngủ)
Phải chăng vì sự mong đợi quá dài mà tin hồng vẫn bặt, lại còn phải trải qua nhiều lần pháp nạn, mà nhứt là Pháp nạn triền miên. Khác nào xoài mới đơm hoa mà trải nhiều trận giông cuồng bão lớn. Thế nên đường tu đối với người nhẹ dạ sao khỏi thối chí nãn lòng.
Song song với những điều chướng ngại lúc Phật Pháp suy đồi còn biết bao sự quyến rủ. Nào là danh, nào lợi, nào tình; còn tà sư ngoại đạo nổi lên như nấm, thì đối với kẻ thiếu kiên trinh, có mong gì mà bền gan chờ đợi. Đã biết rõ điều nầy, Đức Giáo Chủ mới ân cần phán dạy:
Tín nữ thiện nam gìn mối đạo,
Dầu cho lăn lóc rán kiên trinh.
Kiên trinh mà chịu lúc nàn tai,
Dẫu có gian nan dạ chớ nài.
Vàng đá bao phen cơn nước lửa,
Chì, thau lắm chuyện lúc non hài.
Bền gan chờ đợi ngày sum hiệp.
Gắng chí trông mong bữa tiệc khai.
Thiên địa tuần huờn gom một mối,
Phàm trần vẹn kiếp kiến Bồng Lai.
(Bài Tỉnh Bạn Trần Gian)
Ta thử nhận xét, một lớp học tuy có nhiều học sinh, nhưng khi thi cử thì đâu khi nào đậu hết cả lớp. Tức nhiên số rớt sẽ nhiều hơn số đậu, nhưng số rớt đó không phải là lỗi ở tại giáo sư hoặc giám khảo, mà là lỗi ở sự chăm học của học sinh, nên kết quả phải thua kém bạn bè. Rồi dần dần học lên lớp càng cao, thì bài vỡ khó khăn hơn nữa, nhứt là vào lúc thi cử, có thế văn bằng của họ mới có giá trị. Huống chi đây là trường thi Đạo lại càng khó khăn hơn, bởi vì:
Phật thi Đức, Tá quốc thi văn, Nhơn tùng thi chánh, Nhơn Tăng thi lòng.
(Lời ông Ba Thới)
Xưa có một vị Quốc vương lòng quá kính mộ Phật Pháp nên ông ra lịnh nếu ai phát tâm tu hành ông sẽ ủng hộ triệt để. Ông thường ưu đãi các nhà tu và trọng như cha mẹ. Trong nước của ông người tu rất nhiều nhưng có người tu không thiệt tâm tu, nên cửa Thiền môn có đôi khi xảy ra những điều đáng tiếc. Ông tự nghĩ, có lẽ ta quá ưu đãi cho nên số người không thiệt tu mới lợi dụng làm xằng. Thế là ông ta ra chỉ dụ thứ hai: Nếu ai tu bị tội tử hình. Từ khi được tin vua ra chiếu chỉ ai tu sẽ bị chém đầu thì họ ùn ùn sa ngã, ngoài đường không bóng dáng người tu, cửa Thiền môn thì Tăng, Sư đều vắng bặt. Thời hạn kỳ đã đến, vua sai quân lính đi lục soát hết am, cốc, chùa chiền, non núi, tìm nơi nào có nhà tu bắt hết về triều.
Trải mấy ngày lùng kiếm, họ bắt về được một ông nhà tu, ông tên Thanh Tiến Sĩ.
Vua hỏi:
-Ngươi không nghe chỉ dụ của Trẫm sao mà còn tự nhiên lo tu hành thế nầy?
-Tâu Bệ hạ, Bần đạo có nghe chiếu chỉ của Bệ hạ chớ!
-Thế Ngài không sợ chết sao mà còn dám tu?
-Tâu Bệ hạ, thế thường thì ai cũng sợ chết cả, nhưng bần đạo xét, sợ cũng không khỏi bao giờ, vì cái chết có tư vị một ai đâu! Nên Bần tăng chấp nhận cái chết hôm nay để rồi không còn chết nhiều lần khác nữa.
Nhà vua hỏi:
-Ngài nói thế nghĩa là sao?
-Tâu Bệ hạ! Bần đạo muốn nói đường tu của bần đạo là con đường vượt nẻo tử sanh, chỉ một kiếp được trực vãng Tây Phương an lạc, không còn chết đây sanh kia, nhiều đời tử sanh nghiệp nối. Còn nếu bần đạo sợ tội tử hình của Bệ hạ mà thối chuyển đường tu thì phải chấp nhận đường sanh tử, luân hồi nối tiếp. Cho nên bần tăng quyết chí tu hành dù có bị rơi đầu cũng không hối tiếc.
Nhà vua sai võ đao đem Thanh Tiến Sĩ ra pháp trường. Trước cái chết Ngài vẫn bình tĩnh vui cười. Nhà Vua vô cùng kính phục, mới bước lại sám hối và nói rõ dụng ý của mình muốn thử coi ai là người tu thiệt, và đồng thời tôn Ngài làm Quốc sư.
Câu chuyện trên cho ta thấy sự thử thách của người xưa so với ngày nay thì có là bao. Tuy phải trải qua bao nhiêu trận gió giông nhưng không rơi rụng mới là chơn giá trị. Và nên nhớ lời Thánh huấn của Đức Tôn Sư:
Tuy ngày nay chúng nó hùng cường,
Chừng phân định thì ta cao quí.
(Quyển 4 Giác Mê Tâm Kệ)
Và:
Vậy ta nên làm việc thẳng ngay,
Cứ bền chí có ngày thong thả.
(Quyển 5 Khuyến Thiện)