- Lời Nói Đầu
- Giới Thiệu
- Mẩu chuyện số 1 - SỰ LÂM PHÀM CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 2 - TRỊ BỊNH CHO ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 3 - NÚI TRÀ SƯ
- Mẩu chuyện số 4 - ĐĂNG SƠN LẦN THỨ NHỨT
- Mẩu chuyện số 5 - ĐỨC THẦY TẮM SÔNG
- Mẩu chuyện số 6 - ĐỨC THẦY ĐỘ ÔNG KÝ VÕ VĂN GIỎI
- Mẩu chuyện số 7 - ĐỨC THẦY ĐỘ CHO NGƯỜI TRUNG HOA
- Mẩu chuyện số 8 - CẢI TỬ HUỜN SANH
- Mẩu chuyện số 9 - DẠY ĐẠO CỨU ĐỜI
- Mẩu chuyện số 10 - LỜI DẶN DÒ CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 11 - CON THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 12 - ĐỨC THẦY UỐNG NƯỚC ACID
- Mẩu chuyện số 13 - CẤM THỌ THỰC BA NHÀ
- Mẩu chuyện số 14 - CHẾT ĂN KHÔNG ĐƯỢC
- Mẩu chuyện số 15 - CHUYỂN ĐIỂN LÀNH
- Mẩu chuyện số 16 - TRUYỀN PHÉP LINH
- Mẩu chuyện số 17 - TU TIẾN CHỚ TU LÙI
- Mẩu chuyện số 18 - BÀI TÀ HIỂN CHÁNH
- Mẩu chuyện số 19 - TRÁI BÍ ĐAO
- Mẩu chuyện số 20 - THỂ HIỆN TỪ BI
- Mẩu chuyện số 21 - RỦA CON
- Mẩu chuyện số 22 - ĐI TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 23 - CÓ NÊN SÁT SANH TRONG NGÀY CHAY KHÔNG
- Mẩu chuyện số 24 - PHƯƠNG PHÁP NHẪN NHỤC
- Mẩu chuyện số 25 - NGÀY THẦY TRỞ LẠI
- Mẩu chuyện số 26 - LỘ VẺ TỪ BI
- Mẩu chuyện số 27 - PHẬT, LÃO, NHO
- Mẩu chuyện số 28 - CÙNG MỘT SỰ ĂN
- Mẩu chuyện số 29 - LÒNG QUẢNG ĐẠI
- Mẩu chuyện số 30 - THẦY CHỨNG SỰ QUY Y
- Mẩu chuyện số 31 - TU QUANH VÀ TU TẮT
- Mẩu chuyện số 32 - ĐẬU RỚT
- Mẩu chuyện số 33 - TÙY CƠ HÓA ĐỘ
- Mẩu chuyện số 34 - THEO THẦY HAY THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 35 - ÔNG THẦY THUỐC ĐI TRỊ BỊNH CHO ÔNG TỔ THẦY THUỐC
- Mẩu chuyện số 36 - ĐỨC CẢ BAO DUNG
- Mẩu chuyện số 37 - KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
- Mẩu chuyện số 38 - QUY Y THÌ PHẢI LÀM Y
- Mẩu chuyện số 39 - TÔI LÀM HUẤN LUYỆN VIÊN
- Mẩu chuyện số 40 - KHẨU NGHIỆP
- Mẩu chuyện số 41 - CHÂN VÀ GIẢ
- Mẩu chuyện số 42 - ĐOÀN KẾT ĐỂ CHUNG LO
- Mẩu chuyện số 43 - MỘT BÀI NGỤ NGÔN
- Mẩu chuyện số 44 - THEO BẦY MỚI SỐNG
- Mẩu chuyện số 45 - HẠNH KHIÊM TỐN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
- Mẩu chuyện số 46 - CHỈ CÓ MỘT NẤC
- Mẩu chuyện số 47 - LÒNG THÀNH CẢM ỨNG
- Mẩu chuyện số 48 - ĐỨC HÁO SANH
- Mẩu chuyện số 49 - “THÀNH LÒNG NƯỚC LÃ NÊN HỒ”
- Mẩu chuyện số 50 - MUỐN TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 51 - TÀ HAY CHÁNH
- Mẩu chuyện số 52 - LỜI KHÉO KHỎI TAI NẠN
- Mẩu chuyện số 53 - TÙY BỊNH CHO THUỐC
- Mẩu chuyện số 54 - CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN
- Mẩu chuyện số 55 - ĐẠO KHÔNG THỂ MẤT
- Mẩu chuyện số 56 - Y KINH DIỄN NGHĨA
- Mẩu chuyện số 57 - PHÉP THẦN THÔNG
- Mẩu chuyện số 58 - CHẾT KHÔNG MẤT
- Mẩu chuyện số 59 - GÌN GIỚI LUẬT
- Mẩu chuyện số 60 - MUỐN DIỆT MÊ SI
- Mẩu chuyện số 61 - Y THEO TÔN CHỈ
- Mẩu chuyện số 62 - TU CÁCH NÀO MỚI CHÁNH
- Mẩu chuyện số 63 - HIỂU LẦM PHẬT DẪN ĐỘ
- Mẩu chuyện số 64 - CÂU CHUYỆN THIÊN CƠ.
- Mẩu chuyện số 65 - ĐỨC LÀ ĐẠO CẢ.
- Mẩu chuyện số 66 - BÀI TOÁN ĐỐ
- Mẩu chuyện số 67 - MỘT BUỔI KHUYẾN NÔNG
- Mẩu chuyện số 68 - ÔNG HOÀNG THIÊN BẢO
- Mẩu chuyện số 69 - TOKYO NHẬT BẢN
- Mẩu chuyện số 70 - ĐỆ TAM THẾ CHIẾN
- Mẩu chuyện số 71 - LÀM Y THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 72 - TÔI SẮM CÂY DÙ
- Mẩu chuyện số 73 - MUỐN CÓ HUỆ THÌ PHẢI BẮT SÂU
- Mẩu chuyện số 74 - TỪ BI
- Mẩu chuyện số 75 - ÔNG THẦN KHÔNG TU ÔNG THẦN CŨNG CHẾT
- Mẩu chuyện số 76 - HẾT ĐỜI HẠ NGUƠN
- Mẩu chuyện số 77 - QUA NĂM DÊ
- Mẩu chuyện số 78 - KHÔNG DÈ
- Mẩu chuyện số 79 - ĐỨC THẦY ĐỘ THẦY KIỆN DẬU (* 6)
- Mẩu chuyện số 80 - KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG DÙNG
- Mẩu chuyện số 81 - PHẬT CHỈ DỤNG LÒNG
- Mẩu chuyện số 82 - KHÔNG HỌC MÀ THÔNG
- Mẩu chuyện số 83 - CHÍ THANH CAO
- Mẩu chuyện số 84 - DÕI GÓT THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 85 - CỬ ĂN HAI CON
- Mẩu chuyện số 86 - TU CÁCH NÀO
V
ào mùa Thu năm Kỷ Mão (1939), lúc bấy giờ Đức Huỳnh Giáo Chủ còn đang truyền giáo tại Thánh Địa Hòa Hảo.Dưới bến Tổ Đình có mấy người đang làm đáy, chận bắt cá linh theo nước trôi xuống, những người này cũng đã thọ giáo với Đức Thầy.
Theo quy tắc trong Đạo thì đa số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đều ăn chay kỳ, mỗi tháng 4 ngày, nhưng buổi sáng hôm đó, nhằm ngày chay lạt mà số người đóng đáy, vẫn tiếp tục đóng đáy như thường. Buổi chiều lại, Đức Thầy từ trên Tổ Đình ung dung đi xuống. Ngài thấy họ đang dùng cơm chay, ai nấy vẫn không thấy Ngài nói gì. Khi trở lên Ngài vẫn tiếp tục công việc trị bịnh như thường lệ. Cứ mỗi ngày đầu thời cúng tối, những người làm đáy đều lên Tổ Đình để nghe Đức Thầy Thuyết Pháp. Sau mấy giờ thuyết giảng đạo mầu cho mọi người cùng nghe, Đức Thầy xoay qua mấy người làm đáy nghiêm nghị hỏi:
-Hôm nay mấy ông ăn chay hay ăn mặn?
-Bạch Thầy chúng con ăn chay.
-Thôi từ đây Thầy cho phép các ông ăn mặn. Nhưng mấy ông đừng đóng đáy trong mấy ngày chay nữa.
Mọi người ngồi lặng thinh ngơ ngác, chẳng hiểu Đức Thầy muốn nói gì.
Đức Thầy bèn giải thích:
-Yếu điểm của sự ăn chay là cữ sát sanh, chứ không phải để cho người ta khen mình là người có đạo, Nếu hôm nay các ông ăn mặn, chỉ sát hại một vài cân cá thôi. Đằng nầy các ông ăn chay mà đóng đáy bắt cá thì giết chết biết bao nhiêu mạng sống?
Nghe lời giải thích chí lý của Đức Thầy, số người làm đáy vừa hối hận, vừa vui mừng vì đã được Đức Thầy dạy cho bài học quí báu, khiến cho họ nhận được chân giá trị của sự ăn chay.
Thuật theo lời của ông Lê Phát Khuynh.
PHẦN NHẬN XÉT:
Đọc chuyện trên cho ta thấy câu nói đầy từ bi nhân ái của Đức Thầy là lời khuyến cáo chung cho đồ chúng. Nhờ lời từ huấn ấy mà anh em tín đồ ý thức được nghĩa lý cao siêu của những ngày chay lạt.
Về điểm này, có lần ở Tổ Đình, Đức Bà rộng sẵn một lu cá cạnh cây cầu dưới sông. Bữa nọ Thầy nói với anh em có mặt:
-Thôi bữa nay mình nấu cháo ám ăn.
Rồi Thầy xăn tay áo sửa soạn đi làm cá. Ngài xung phong vào lấy dao đi làm cá. Khi đi đến nơi, Thầy bắt cá thả xuống sông hết. Có người đi xuống sau ngạc nhiên hỏi thì Thầy đáp:
-Người ta bắt giam và bỏ đói mấy ông như vầy, mấy ông chịu không? Việc gì mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác chớ!
Thật vậy, chư Phật và chư Bồ Tát đã thấy biết được sự luân chuyển của chúng sanh, từ loài người biến ra loài vật và từ loài vật chuyển nên người. Thế nên chúng cũng biết tham sống sợ chết, chứng tỏ cá thấy người đều hoảng sợ lặn trốn, thế mà loài người nỡ tạo lưới, nôm, chài, rập để bắt giết chúng mà ăn thịt thì tránh sao khỏi quả báo đen đúa ở tương lai. Thế nên người tu Phật, nếu ai tự thấy mình không đủ điều kiện tuyệt sát, trường chay thì cũng nên cố tránh bớt đi những phần sát nghiệp. Nhứt là những ngày chay lạt để tránh bớt nghiệp sát sanh, và thể hiện đức hiếu sanh của người Phật tử.