- Lời Nói Đầu
- Giới Thiệu
- Mẩu chuyện số 1 - SỰ LÂM PHÀM CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 2 - TRỊ BỊNH CHO ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 3 - NÚI TRÀ SƯ
- Mẩu chuyện số 4 - ĐĂNG SƠN LẦN THỨ NHỨT
- Mẩu chuyện số 5 - ĐỨC THẦY TẮM SÔNG
- Mẩu chuyện số 6 - ĐỨC THẦY ĐỘ ÔNG KÝ VÕ VĂN GIỎI
- Mẩu chuyện số 7 - ĐỨC THẦY ĐỘ CHO NGƯỜI TRUNG HOA
- Mẩu chuyện số 8 - CẢI TỬ HUỜN SANH
- Mẩu chuyện số 9 - DẠY ĐẠO CỨU ĐỜI
- Mẩu chuyện số 10 - LỜI DẶN DÒ CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 11 - CON THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 12 - ĐỨC THẦY UỐNG NƯỚC ACID
- Mẩu chuyện số 13 - CẤM THỌ THỰC BA NHÀ
- Mẩu chuyện số 14 - CHẾT ĂN KHÔNG ĐƯỢC
- Mẩu chuyện số 15 - CHUYỂN ĐIỂN LÀNH
- Mẩu chuyện số 16 - TRUYỀN PHÉP LINH
- Mẩu chuyện số 17 - TU TIẾN CHỚ TU LÙI
- Mẩu chuyện số 18 - BÀI TÀ HIỂN CHÁNH
- Mẩu chuyện số 19 - TRÁI BÍ ĐAO
- Mẩu chuyện số 20 - THỂ HIỆN TỪ BI
- Mẩu chuyện số 21 - RỦA CON
- Mẩu chuyện số 22 - ĐI TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 23 - CÓ NÊN SÁT SANH TRONG NGÀY CHAY KHÔNG
- Mẩu chuyện số 24 - PHƯƠNG PHÁP NHẪN NHỤC
- Mẩu chuyện số 25 - NGÀY THẦY TRỞ LẠI
- Mẩu chuyện số 26 - LỘ VẺ TỪ BI
- Mẩu chuyện số 27 - PHẬT, LÃO, NHO
- Mẩu chuyện số 28 - CÙNG MỘT SỰ ĂN
- Mẩu chuyện số 29 - LÒNG QUẢNG ĐẠI
- Mẩu chuyện số 30 - THẦY CHỨNG SỰ QUY Y
- Mẩu chuyện số 31 - TU QUANH VÀ TU TẮT
- Mẩu chuyện số 32 - ĐẬU RỚT
- Mẩu chuyện số 33 - TÙY CƠ HÓA ĐỘ
- Mẩu chuyện số 34 - THEO THẦY HAY THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 35 - ÔNG THẦY THUỐC ĐI TRỊ BỊNH CHO ÔNG TỔ THẦY THUỐC
- Mẩu chuyện số 36 - ĐỨC CẢ BAO DUNG
- Mẩu chuyện số 37 - KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
- Mẩu chuyện số 38 - QUY Y THÌ PHẢI LÀM Y
- Mẩu chuyện số 39 - TÔI LÀM HUẤN LUYỆN VIÊN
- Mẩu chuyện số 40 - KHẨU NGHIỆP
- Mẩu chuyện số 41 - CHÂN VÀ GIẢ
- Mẩu chuyện số 42 - ĐOÀN KẾT ĐỂ CHUNG LO
- Mẩu chuyện số 43 - MỘT BÀI NGỤ NGÔN
- Mẩu chuyện số 44 - THEO BẦY MỚI SỐNG
- Mẩu chuyện số 45 - HẠNH KHIÊM TỐN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
- Mẩu chuyện số 46 - CHỈ CÓ MỘT NẤC
- Mẩu chuyện số 47 - LÒNG THÀNH CẢM ỨNG
- Mẩu chuyện số 48 - ĐỨC HÁO SANH
- Mẩu chuyện số 49 - “THÀNH LÒNG NƯỚC LÃ NÊN HỒ”
- Mẩu chuyện số 50 - MUỐN TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 51 - TÀ HAY CHÁNH
- Mẩu chuyện số 52 - LỜI KHÉO KHỎI TAI NẠN
- Mẩu chuyện số 53 - TÙY BỊNH CHO THUỐC
- Mẩu chuyện số 54 - CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN
- Mẩu chuyện số 55 - ĐẠO KHÔNG THỂ MẤT
- Mẩu chuyện số 56 - Y KINH DIỄN NGHĨA
- Mẩu chuyện số 57 - PHÉP THẦN THÔNG
- Mẩu chuyện số 58 - CHẾT KHÔNG MẤT
- Mẩu chuyện số 59 - GÌN GIỚI LUẬT
- Mẩu chuyện số 60 - MUỐN DIỆT MÊ SI
- Mẩu chuyện số 61 - Y THEO TÔN CHỈ
- Mẩu chuyện số 62 - TU CÁCH NÀO MỚI CHÁNH
- Mẩu chuyện số 63 - HIỂU LẦM PHẬT DẪN ĐỘ
- Mẩu chuyện số 64 - CÂU CHUYỆN THIÊN CƠ.
- Mẩu chuyện số 65 - ĐỨC LÀ ĐẠO CẢ.
- Mẩu chuyện số 66 - BÀI TOÁN ĐỐ
- Mẩu chuyện số 67 - MỘT BUỔI KHUYẾN NÔNG
- Mẩu chuyện số 68 - ÔNG HOÀNG THIÊN BẢO
- Mẩu chuyện số 69 - TOKYO NHẬT BẢN
- Mẩu chuyện số 70 - ĐỆ TAM THẾ CHIẾN
- Mẩu chuyện số 71 - LÀM Y THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 72 - TÔI SẮM CÂY DÙ
- Mẩu chuyện số 73 - MUỐN CÓ HUỆ THÌ PHẢI BẮT SÂU
- Mẩu chuyện số 74 - TỪ BI
- Mẩu chuyện số 75 - ÔNG THẦN KHÔNG TU ÔNG THẦN CŨNG CHẾT
- Mẩu chuyện số 76 - HẾT ĐỜI HẠ NGUƠN
- Mẩu chuyện số 77 - QUA NĂM DÊ
- Mẩu chuyện số 78 - KHÔNG DÈ
- Mẩu chuyện số 79 - ĐỨC THẦY ĐỘ THẦY KIỆN DẬU (* 6)
- Mẩu chuyện số 80 - KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG DÙNG
- Mẩu chuyện số 81 - PHẬT CHỈ DỤNG LÒNG
- Mẩu chuyện số 82 - KHÔNG HỌC MÀ THÔNG
- Mẩu chuyện số 83 - CHÍ THANH CAO
- Mẩu chuyện số 84 - DÕI GÓT THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 85 - CỬ ĂN HAI CON
- Mẩu chuyện số 86 - TU CÁCH NÀO
V
ào khoảng tháng 4 năm Canh Thìn (1940), một buổi chiều nọ, ông Lê Phát Khuynh đi xuống Tổ Đình để nghe Đức Thầy Thuyết Pháp.Sau khi giải bày tường tận cho đồ chúng nghe về Giáo Lý nhà Phật, khi bàn đến việc quảy đơm cúng tế, Đức Huỳnh Giáo Chủ Ngài hướng về ông Lê Phát Khuynh bảo:
-Này ông Hương Trưởng, lúc mạnh ông ăn được mấy chén?
Ông Khuynh vội vàng đáp:
-Bạch Thầy, khi mạnh giỏi tôi ăn được năm bảy chén.
Đức Thầy lại hỏi:
-Còn lúc đau ông ăn được mấy chén?
-Bạch Thầy, lúc đau tôi ăn được một hai chén là quá rồi.
Đức Thầy hỏi dồn:
-Lúc chết ông ăn được mấy chén?
Với câu hỏi đột ngột, ông Khuynh lặng thinh không đáp, vì chẳng biết Đức Thầy muốn dạy gì.
-Tôi hỏi thật đó!
Và Ngài lập lại một lần nữa.
Ông Khuynh có vẻ lúng túng, gượng trả lời:
-Bạch Thầy, lúc chết ăn sao được mà ăn.
Đức Thầy liền nhỏ nhẹ:
-Đúng thế ông à! Khi chết con người không bao giờ ăn được. Sở dĩ con cháu cúng giỗ là để tưởng nhớ đến công ơn bậc sanh thành dưỡng dục và để nhớ ngày chia cách đời đời. Tưởng câu: Sự vong như sự tồn vậy thôi. Nhưng nếu sát sanh gà vịt nhiều thì linh hồn của người chết sẽ khó được siêu thoát.
Ngài giảng luận một hồi lâu rồi vào trong, lát sau Ngài đi ra. Ngay lúc đó anh em đồng đạo đang bàn bạc nhưng chưa ngã ngũ được vấn đề. Thấy Đức Thầy ra, một đồng đạo đứng lên bạch:
-Thưa Thầy, chúng con đến ngày quảy đơm, muốn cúng phải làm sao, mong Thầy chỉ dạy.
Đức Thầy đáp:
-Cúng ít tội ít cúng nhiều, tội nhiều.
Có vị đồng đạo lẹ miệng:
-Không cúng được không Thầy?
-Không cúng sa địa ngục.
Lời Ngài như có vẻ quả quyết. Sau đó Ngài xuống đọc bài thi: Báo Hiếu Đạo Nhà cho tất cả mọi người nghe, và khuyên nên cúng chay:
Quảy đơm cúng tế lệ xưa nay,
Sát vật trâu heo đứa mị bày.
Kẻ chết cho ăn suy khó hiểu,
Người còn bạc đãi lạ lùng thay?
Cháu con báo hiếu theo nhà Phật,
Cha mẹ qua đời thủ lễ chay.
Trong sạch nghĩa nhơn vầy mới đúng,
Hồn linh siêu thoát nhẹ cao bay.
Thuật theo lời ông Nguyễn văn Thượng.
PHẦN NHẬN XÉT:
Cây có cội nước có nguồn, đã là con người thì ai lại chẳng có cha mẹ tổ tiên và biết ân sâu nghĩa nặng. Muốn đáp ơn nghĩa sâu rộng đó, họ cũng không làm gì hơn là kẻ trọng ơn còn sống thì nuôi dưỡng báo đền, lúc chết thì lo quảy đơm cúng tế. Đó là thông lệ xưa nay, nhưng phần đông người ta quan niệm sự cúng kiếng là để cho ông bà ăn như khi còn sống, chớ không ngờ ai cũng là thân tứ đại, khi chết phải trả về cho tứ đại, thì làm sao mà ăn cho được. Còn linh hồn thì theo đường tội phước. Hơn nữa thần thức không có hình tướng thì đâu ăn uống như người sống được. Thế mà người ta cứ lo sát sanh hại vật cúng kiếng, làm cho vong nhơn phải chịu quả báo khổ đau mà không sao nói được.
Thế nên Ngài bảo: “Cúng tội ít”, Vì cúng ít là sát sanh ít. “Cúng nhiều tội nhiều”, tội nhiều là vì sát sanh nhiều. Còn không cúng thì con người không nhớ nguồn cội, nên tội lại nặng hơn.
Để phá tan sự ngộ nhận của người đời, Ngài mới đưa ra tám câu thi, hầu vạch rõ lối đi cho mọi người được thức tỉnh mà làm tròn chữ hiếu. Nghĩa là muốn báo hiếu cho cha mẹ tổ tiên thì nên cúng chay, vừa tránh được sát nghiệp, vừa hiếu đạo vẹn toàn.
Xưa có ông Trưởng giả, ông này bình sanh thường làm việc thiện, rất tin luật nhơn quả. Khi lâm trọng bịnh ông gọi các con lại dặn:
-Khi cha chết các con phải nhớ cúng chay từ ma đám tuần, từ quảy đơm, nhứt định không được cúng mặn cho cha.
Khi ông từ trần con cháu y lời cúng chay, đến thất thứ Bảy, chúng mới bàn tán, cha mình khi sống không ăn chay trường, nay chết mình cứ cúng chay hoài làm sao cha ăn ngon miệng. Hơn nữa mình mời bạn bè đến mà cứ cúng chay hoài, người ta nói mình hà tiện, cúng cha không dám cúng thịt cá. Thôi còn một tuần để mình làm heo cúng cha, trước cúng, sau mời bà con đến để đãi đằng. Thế là họ làm heo, gà, vịt, cúng tuần trùng thất cho ông rất linh đình.
Còn đang ăn uống, bỗng có đứa bé độ mười tuổi dẫn con trâu đến ngay trước cửa, tự nhiên con trâu ấy ngã ra chết tốt. Đứa bé liền lấy nắm cỏ đút vô miệng bảo:
-Ăn đi trâu, ăn đi trâu!
Thấy hành động kỳ lạ, những người trong nhà liền nói:
-Thằng nhỏ nầy bộ điên rồi sao chớ, con trâu đã chết rồi cứ đút cỏ, kêu ăn hoài, làm sao ăn được?
Đứa nhỏ nói:
-Trâu tôi mới chết còn nóng hổi, tôi cho nó ăn cỏ, các ông nói tôi điên, còn cha các người đã chết 49 ngày rồi mà các người còn đòi cúng cho ông Trưởng giả ăn, như vậy các người mới là điên hơn tôi chớ!
Con ông Trưởng giả hỏi:
-Ê mầy ở đâu, con nhà ai mà dám nói tụi tao điên vậy?
Đứa nhỏ đáp:
-Ta là Trưởng giả, cha của các ngươi đây. Bởi các ngươi không nghe lời dạy của ta mà sát sanh cúng kiếng, khiến cho ta phải chịu tội khổ, nên ta hiện đến để cho các ngươi biết, các ngươi là con bất hiếu, chớ không phải là báo hiếu ta đâu. Nói xong, con trâu và đứa bé biến mất.
Bây giờ các con ông Trưởng giả đều sám hối phát tâm tu hành.