12- Kỷ Niệm Và Cảm Tưởng Về PGHH, Lưu Trung Khảo

18 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 77471)
12- Kỷ Niệm Và Cảm Tưởng Về PGHH, Lưu Trung Khảo
Cảm tưởng của giáo sư Lưu Trung Khảo trình bày trong đại lễ kỷ niệm 48 năm thành lập Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (14-6-1987)

Kính thưa quý vị,

Thật là một vinh dự lớn lao cho tôi hôm nay được Văn Phòng Phật Giáo Hòa Hảo Hải ngoại cho phép lên đây để phát biểu một vài cảm tưởng nhân dịp Đại Lễ kỷ niệm 48 năm khai sáng nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Vì là cảm tưởng có tính cách riêng tư, nên nếu có một vài chi tiết cá nhân được trình bày thì cũng xin quý vị niệm tình mà tha thứ cho.

Tôi sinh ra và lớn lên ở miền châu thổ sông Hồng Hà, cách Hà Nội khoảng 50 km. Nếu có phương tiện giao thông tốt như ở California này thì quãng đường dài 50 km tức là khoảng 32,32 miles, chỉ cần độ từ 35 tới 40 phút là có thể đi từ làng tôi ra tỉnh một cách dễ dàng. Nhưng ở vào tiền bán thế kỷ 20, con đường 50 km từ nhà tôi lên Hà Nội là cả một con đường thiên lý và nếu như có ai từ làng tôi lên tỉnh là người đó đã làm một công chuyện phi thường tưởng như thầy Tam Tạng qua Tây Trúc thỉnh kinh vậy. Tôi phải kể dài dòng như vậy để xin quý vị hiểu cho rằng tôi vốn xuất thân ở nông thôn và cái ảnh hưởng văn minh vật chất Tây phương đối với những người ở quê tôi cũng như cá nhân tôi rất là nhẹ nhàng hời hợt. Làng tôi không có trường học. Sau khi học vỡ lòng với người anh họ, tôi được gửi sang học ở làng bên. Đậu bằng Sơ học Yếu lược rồi, tôi lại phải tạm biệt ngôi trường một phòng chung cho ba lớp, để đi trọ học ở trường kiêm bị Lam Cầu, cách làng tôi độ sáu, bảy km. Cho mãi tới năm 1945 nghĩa là sau khi Nhật đảo chánh Pháp và Việt Minh cướp chính quyền, tôi mới rời boœ quê nhà ra tỉnh học để làm quen với đèn điện và nước máy từ đó. Thế rồi thời thế đưa đẩy qua những biến cố lịch sử trọng đại, tôi theo đoàn sinh viên Đại học Hà Nội di cư vào Nam sau hiệp định Genève (20-7-1954). Cho tới lúc này tôi thực sự chưa biết gì về Phật Giáo Hòa Hảo cả. Phải đợi đến năm 1957, khi được thuyên chuyển từ trường Trung học Nguyễn Trãi Saigon về dạy tại trường Trung học Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc), tôi mới có duyên được tìm hiểu và học hoœi Phật Giáo Hòa Hảo. Tôi dạy ở Châu Đốc chỉ có bốn tháng. Hết hè 1957, tôi được thuyên chuyển về lại Saigon và dạy tại trường Trung học Chu Văn An. Sau ba năm, tôi được Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm vào chức vụ Hiệu trưởng Trung học Kiến Phong (Cao Lãnh). Chính trong thời gian này tôi mới được học hoœi nhiều hơn về giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo cũng như văn thơ của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Tôi còn nhớ một lần, tôi cùng ông Phan Văn Tài, Trưởng ty Tiểu học Kiến Phong lên Thanh Bình và Hồng Ngự làm công tác thanh tra các trường tiểu học và trung học bán công trực thuộc liên hệ. Xong công tác thì trời đã về chiều, mà chúng tôi thì mắc một cuộc họp sáng sớm hôm sau ở Long Xuyên. Thấy ông Trưởng ty Tiểu học mướn xe lôi về Long Xuyên, tôi ngoœ ý thắc mắc về vấn đề an ninh vì lúc này Mặt trận Giải phóng miền Nam đã được thành lập và những vụ phá hoại an ninh lộ trình như đấp mô, đào đường, rải truyền đơn, khủng bố, không đêm nào không xảy tra trên con đường từ Sa Đéc qua Cao Lãnh. Nghe tôi nói vậy, anh xa phu trong bộ quần áo bà ba đen đơn giản, chiếc khăn rằn ri vắt vai, mẫu thuốc rê gắn trên môi hãnh diện trả lời:

— Về vụ này tôi xin bảo đảm! Tin tôi đi! Vùng này là vùng Hòa Hảo mà!

Ông Trưởng ty Tiểu học xác nhận rằng không có gì phải lo ngại về vấn đề an ninh cho người quốc gia ở vùng đất chịu ảnh hưởng của Phật Giáo Hòa Hảo. Mà thật vậy, suốt dọc đường, tôi chỉ thấy những căn nhà thấp nhoœ, những người nông dân chất phác hiền hòa, đang chuẩn bị thắp nhang cho những bàn thờ Thông Thiên mà nhà nào cũng có ở trước cửa. Tết Mậu Thân (1968) trong khi hầu hết những tỉnh lÿ chịu ảnh hưởng của Phật Giáo Hòa Hảo lại không hề hấn gì. Biết rõ lập trường quốc gia và quyết tâm của các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, nên tôi không ngạc nhiên chút nào trước sự kiện này.

Nhưng lập trường quốc gia vững chắc của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, sự chất phác hiền hòa của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo do đâu mà có? Tôi thiển nghĩ chính là nhờ ở sự giáo dục của bậc đại trí, đại giác Giáo Chủ đã khai sáng ra đạo này: Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ. Các nhà giáo dục xưa đã chia đối tượng giáo dục ra làm ba bậc: Sinh nhi trí, học nhi tri và khốn nhi trí. Một người trung bình học rồi sẽ biết, người thông minh dưới mức trung bình học mãi rồi cũng biết, tuy khá vất vả. Đến bậc đại trí, đại giác thì khi sinh ra là đã biết rồi. Được thừa hưởng những ân sủng đặc biệt của trời đất, được hấp thụ những tinh anh tụ khí của núi sông, những bộ óc siêu việt đó có thể “thượng tri thiên văn, hạ đạt địa lý và trung quán nhân sự” (trên biết thiên văn, dưới hiểu địa lý và giữa thì thấu triệt việc người). Cái nhìn của các bậc này là một cán nhìn thông suốt, từ khởi thủy đến tận cùng và tôi trộm nghĩ, chúng ta không nên lấy làm lạ về những khả năng quán thế siêu việt của những bậc vĩ nhân này. Không tốt nghiệp ở bất cứ một trường học nào thời đó, vậy mà có thể bàn luận về mọi vấn đề một cách sâu xa với cái nhìn trí thức khoa bảng để cho các vị này phải tâm phục: Thơ văn viết một hơi, không cần sửa chữa, không cần bản nháp mà khẩu tài thì khó ai có thể bì kịp. Khẩu tài đó không phải chỉ nhờ ở giọng nói trầm ấm truyền cảm, cũng không phải chỉ ở tài hùng biện thao thao bất tuyệt như nước chảy mây trôi, cũng không phải chỉ ở sự am tường cặn keœ vấn đề và giải quyết vấn đề hợp tình hợp lý, mà chính là còn nhờ ở độ lượng từ bi, yêu nước như yêu mình, thương yêu đồng bào và chúng sinh trong cái tình nhân loại đại đồng một cách thiết tha và thành thật. Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, theo tôi, là người như thế. Nếu người xưa có nêu lên một khuôn mẫu của người lãnh đạo là “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc, nhi lạc” (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ) thì Đức Huỳnh Giáo Chủ quả đã có cái lo của người nông dân, đã vui buồn cái vui buồn của người nông dân. Người nông dân Việt Nam, miền Bắc cũng như miền Nam, là thành phần cốt cán của dân tộc, đều chuộng sự giản dị, sống một cuộc sống thanh bạch, lành mạnh từ thể xác tới tâm hồn. Tâm hồn chân chất, đơn giản, họ quen với sự bộc trực, thẳng thắng, một với một là hai, hoặc là đen, hoặc là trắng, hoặc là trung, hoặc là nịnh, hoặc là thiện, hoặc là ác, chứ không kiểu cọ, nửa nạc nửa mở, hàng hai.

Trong cuốn Những Điều Sơ Lược Cần Biết Của Keœ Tu Hiền, Đức Huỳnh Giáo chủ đã nhắc lại những lời dạy của Đức Phật Thầy Tây An thuở xưa về tứ ân (ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo, ân đồng bào nhân loại) rồi luận về bát chánh đạo, luận về tam nghiệp (thân, khẩu, ý) và chỉ dạy cách thờ phượng hành lễ và ăn ở của một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Tất cả những lời giảng dạy đó của Đức Thầy đều lấy căn bản từ giáo lý của Đức Từ Phụ (Đức Phật Thích Ca) và là một sự phối hợp hài hòa của cả tam giáo (Nho, Phật, Lão). Có khác chăng ở đây, những lời dạy có thiên về tích cực, nhập thế, cụ thể đơn giản để ai cũng có thể áp dụng được. Trong lúc các đoàn thể chính trị vào thời bấy giờ hoặc công khai hoặc bí mật mọc ra như nấm, trong lúc các nhà lãnh đạo chỉ kết hợp vào đoàn thể mình những người cùng một cái nhìn, cùng một quyền lợi, cùng một thành phần xã hội mà họ cho là tiến bộ, thì vô tình hay cố ý họ đã boœ rơi lớp nông dân, thành phần căn bản và cốt cán của dân tộc. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã lo giáo dục, yêu thương những nông dân đó. Thật chẳng khác gì như Đức Khổng Tử xưa kia chẳng vì mấy nắm nem mà từ chối thiên chức giáo dục. Cũng một vấn đề mà Đức Khổng Tử giảng dạy mỗi lúc một khác, tùy theo trình độ lĩnh hội của người nghe. Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng vậy. Tùy theo người hoœi ở trình độ nào, hoàn cảnh ra sao mà Đức Thầy trình bày giảng giải sao cho những lời dạy có thể ứng dụng được. Tôi thật sự khâm phục chuyện Đức Thầy cho phép người giăng đăng bắt cá khoœi phải ăn chay miễn là anh boœ một ngày bắt cá.

Từ cổ chí kim, các bậc đại trí, đại giác đều có một cái nhìn giống nhau. Đức Khổng Tử dạy học trò rằng: “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cần nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tất dĩ học vấn” (Các trò vào phải giữ chữ hiếu với cha mẹ, ra phải nhường nhịn anh em, thận trọng mà giữ tín nghĩa, rộng lòng yêu thương và thân cận với mọi người, làm được những điều đó rồi, còn dư sức thì hãy học văn chương).

Qua Sấm Giảng Giáo Lý và Thơ Văn Giáo Lý, Đức Thầy không lúc nào là không quan tâm tới việc nhắc nhở tín đồ trau giồi đạo hạnh và tự mình nêu cao gương đạo hạnh cho mọi người noi theo. Ngày nay chịu ảnh hưởng của văn hóa học thuật Tây phương, nhiều người cho rằng cứ có bằng cấp cao, làm những nghề đòi hoœi một trình độ kỹ thuật cao để kiếm được nhiều tiền là người trí thức, là người có học. Cổ nhân Đông phương không quan niệm như vậy. Có học phải có hạnh. Học với hạnh là một. Vô hạnh tức là vô học. Người có một chút kiến thức mà vô hạnh còn làm hại đồng bào và dân tộc nhiều hơn một người mù chữ.

Hôm nay, nhân dịp Đại Lễ kỷ niệm 48 năm khai sáng nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo, tôi rất hoan hỉ được bày toœ một vài cảm tưởng đối với một tôn giáo lớn bắt nguồn từ tâm thức và đời sống dân tộc mà ra. Tôi cũng xin mạn phép, nhân dịp này để bày toœ thêm lòng tin tưởng và hy vọng vào sự trường tồn vĩnh cửu của dân tộc cũng như vào sự phát triển không ngừng của Phật Giáo Hòa Hảo ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Sự phát triển đó làm một yếu tố góp phần vào công cuộc phục quốc và kiến quốc.

LƯU TRUNG KHẢO
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn