Việc trị bịnh được giải thích như bước đầu cần thiết tạo niềm tin cho quần chúng, một bước nhập môn để đưa quần chúng vào tiến trình dài của con đường tu hành. Trong bài “Sứ Mạng Đức Thầy” do chính Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo viết để minh định thân thế và sứ mạng của mình, có đề cập đến vấn đề trị bịnh như sau:
Phương pháp của ta tùy trình độ cơ cảm của tín nữ thiện nam, trên thì nói Phật pháp cho keœ có lòng mộ đạo quy căn gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền diệu của tiên gia độ bịnh để cho keœ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của chư vị... (*)
Qua lời giải thích trên đây, Huỳnh Giáo Chủ đã đặt rõ tình tự công việc: Giảng đạo là công việc chính yếu, trị bịnh chỉ là phương pháp nhứt thời. Do đó, thời gian trị bịnh chỉ kéo dài trong mấy tháng đầu khai đạo, cho tới đầu năm 1940 là chấm dứt. Sau đó, Huỳnh Giáo Chủ thực hiện công việc chính yếu là Giảng đạo, bằng hai hình thức: Thuyết giảng cho những người hiện diện nghe trực tiếp, và viết kinh giảng để truyền bá.
VỀ VIỆC TRỊ BỊNH
Trị bịnh để gây niềm tin không phải là sáng kiến riêng của Huỳnh Giáo Chủ, Chúa Jésus cũng cứu bịnh lúc khởi đạo. Trong lịch sử các tôn giáo, tại Tây phương và Đông phương, các nhà truyền đạo thường làm công việc điều trị hay phát thuốc cứu bịnh, vừa thể hiện tinh thần từ thiện cứu khổ, vừa tạo tâm lý thuận chiều cho việc truyền đạo. Đức Mẹ thành Lourdes tại miền Nam nước Pháp được xem như điển hình cho sự “cứu bịnh bằng phép lạ tôn giáo”, hàng năm dân chúng từ nhiều quốc gia lũ lượt kéo đến thành Lourdes để hành hương và cầu nguyện phép lạ trị bịnh.
Tại Việt Nam, trong truyền thống Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật Thầy Tây An cũng đã khởi đầu công cuộc truyền đạo bằng công việc trị bịnh: chận đứng nạn dịch tả đang hoành hành trong quần chúng. Các vị kế truyền của Phật Thầy Tây An như Phật Trùm cũng vừa trị bịnh vừa truyền đạo. Đó là công thức “Lợi Sanh Nhi Hoằng Pháp” gây niềm tin để dạy đạo cho quần chúng.
Các giáo sĩ Tây phương trị bịnh bằng dược liệu, nhưng các vị giáo chủ hoặc các bậc siêu phàm như Đức Mẹ thành Lourdes chỉ dùng phép lạ cứu bịnh nan y. Đó là điều dị biệt, vì các giáo sĩ không có oai lực siêu hình như các vị Giáo Chủ hoặc thánh nữ Maria.
Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo cũng không dùng dược liệu để trị bịnh. Nhưng cũng không áp dụng các phương thuật phù thủy thông dụng trong nền tín ngưỡng dân gian tại Việt Nam thời kỳ đó. Nên biết rằng các ông thầy cúng, thầy pháp, thầy bùa, thầy ngải, thầy thư, thầy phù thủy... sống nhờ vào sự mê tín dị đoan của quần chúng, mỗi khi được mời đến trị bịnh, thường bày ra những nghi lễ cúng quẩy rết rườm rà với phướng xá cờ quạt, chuông mõ phèng la kèn trống... rất rình rang ồn ào để lấy oai mà “trị tà đuổi quyœ...”
Hãy đọc một bài nghiên cứu của một tác giả Tây phương, để hiểu rõ thêm về “các sự kiện tín ngưỡng phù phép dùng để trị bịnh tại Việt Nam”.
Năm 1908, tại tỉnh Quảng Trị có xảy ra dịch tả làm thiệt hại rất nhiều sanh mạng, tác giả Léopold Cadière nghiên cứu phản ứng dân chúng đối với dịch tả, và phân làm hai loại sự kiện: Sự kiện tín ngưỡng và sự kiện phù phép.
Trong các sự kiện tín ngưỡng, ông liệt kê ra:
— Xin Trời cứu bịnh
— Khấn vái Thần linh
— Nghe theo thầy bói, cúng vái thần đá.
Trong các sự kiện phù phép, ông liệt kê ra:
— Tránh làm những điều để ôn dịch chú ý tới mình
— Tống ôn tống dịch
— Tránh trùng tang (chôn xác chết nửa vời)
— Dùng hình nộm thế mạng
Xin Ông độ mạng (Ông đây là Quan Thánh)
Đối với dân chúng, bịnh dịch tả không phải là một chứng bịnh thông thường và tự nhiên. Người dân coi đó là một biến cố lớn lao liên hệ đến số mạng con người, đúng ra là một đại họa. Cho nên họ nghĩ rằng tai họa này là do Ông Trời giáng xuống (nên tiếng Việt gọi là bịnh thiê141 Ông Trời có thẩm quyền ban phước giáng họa cho họ. Do đó, phản ứng đầu tiên của dân chúng, khi có bịnh dịch tả, không phải là tìm thuốc chạy chữa, mà là cầu khẩn Ông Trời cứu độ cho họ tai qua nạn khỏi.
Có người lại cho rằng bịnh dịch tả là do Thần linh giáng xuống để trừng phạt những keœ có tội lỗi, thí dụ như đã bất hiếu, hoặc đã quên lãng việc cúng quẩy... Với ý nghĩ này, người dân không lo lắng về bịnh tình, mà chỉ lo sợ về nguyên nhân của sự trừng phạt, họ cho rằng bị mắc dịch, bị chết, tức là bị một hình phạt. Từ ý nghĩ đó, người dân lo cầu khẩn, dâng cúng lễ vật để xin Thần linh tha tội và xin cho mình không bị trừng phạt.
Dân chúng thường có thói quen nhờ đến bùa phép của thầy phù thủy. Ông này làm phép, bắt ấn, và bảo rằng có chuyện động mồ động mả cho nên phải dời mồ mả, hay phải dùng hình nhân thế mạng, bởi vì âm binh hay Thần linh ở cõi âm đang cần bắt người trên dương thế xuống âm phủ để làm đầy tớ mà sai khiến công việc. Có khi thầy phù thủy bày kế ngăn chận linh hồn một người vừa chết vì bịnh dịch tả, không cho linh hồn đó trở lại dương thế quấy nhiễu người sống, bằng cách dùng lưới bao trùm lấy xác chết, hoặc là chỉ chôn xác chết nửa vời, dụng ý muốn nói là như thế cái hồn ma kia chưa thể đi về cõi diêm phù mà gia nhập đạo âm binh để lên dương gian quấy phá.
Theo các thầy phù thủy thì khi bịnh dịch tả xảy ra, người ta cho rằng đó là âm binh của Tà thần Ác quyœ đi phá hại dân gian, nói nôm na là “đi bắt người”. Cho nên thầy phù thủy làm bùa làm phép để ngăn chận không cho âm binh “bắt người”. Dân chúng lo sợ vì nghĩ rằng âm binh ác quyœ đêm đêm đi ruồng bắt. Họ không nhìn thấy âm binh, nhưng hễ nghe có tiếng chó sủa, ai nấy đều cho rằng chó sủa đoàn âm binh, vì chó có khả năng đặc biệt nhìn thấy âm binh.
Để tự vệ trước âm binh, người dân làng rủ nhau đốt đèn sáng lên, họ cầm gậy gộc dao búa, la hét om xòm để đuổi âm binh đi chỗ khác. Đ lúc ban đêm. Còn phần ban ngày, thì người dân phải giữ mồm giữ miệng, kiêng cữ không ai dám nói đến danh từ “âm binh” hay “dịch tả”, sợ rằng nói đến là nhắc cho nó đến. Có nơi còn rào lối đi, treo bùa phép tại cổng làng, hoặc rải vôi bột ngang đường đi, nói là để ngăn chận âm binh, không cho vào làng.
Có nơi dân chúng cầu xin các vị Thần linh “tốt”, nghĩa là không “ác”, để xin các vị này chở che, hay giúp đỡ chống lại âm binh ác quyœ. Họ nghĩ rằng Thần linh cao cấp và giỏi hơn, trừ được âm binh.
Không riêng gì bịnh dịch tả, phải kể thêm các loại bịnh dịch khác như bịnh đậu mùa, bịnh dịch hạch, bịnh sốt rét..., dân làng thường cho là âm binh ác quyœ đem đến. Cho nên họ cũng áp dụng các phương pháp nói trên để chống đỡ. Tuy nhiên người dân đặc biệt lưu tâm đến bịnh dịch tả hơn là trường hợp các bịnh dịch khác. Họ gọi là “bịnh thiên thời”, hay “bịnh dịch”, hay “bịnh ôn” chớ ít người dân quê gọi đúng tên là bịnh thổ tả, tức là vừa mửa vừa đi tiêu.
Tóm lại người dân không cho rằng các loại bịnh dịch xảy ra là do các nguyên nhân thông thường, do vi trùng truyền nhiễm. Tất cả, đối với họ, là do “Cõi Trên” tức là Trời, Thần linh, hay “Cõi Dưới” tức Âm binh, Tà ma Ác quyœ... từ các nguồn gốc đó mà phát sinh bịnh và chết chóc.
Theo quan niệm tín ngưỡng của dân làng, giữa thế gian này và cõi thiêng liêng có mối liên hệ chặt chẽ, và sự cách biệt chỉ như bức màn thưa. Bên này là cõi thế gian thực tại, khi bịnh dịch xảy ra, người dân cũng nhìn đó là các sự kiện thực hữu, nhưng họ lại nghĩ rằng các sự kiện thực hữu đó được tạo ra bởi thế giới thiêng liêng vô hình bên kia bức màn thưa.
Cho nên, muốn trị bịnh, có thể cũng cần tới y sĩ và thuốc men để ứng phó sự kiện thực hữu, nhưng phần chánh yếu vẫn là hướng về cõi thiêng liêng qua các hình thức tín ngưỡng hay phù thủy. (*)
Sở dĩ phải trị bịnh để truyền đạo, vì Huỳnh Giáo Chủ thấu hiểu được tâm lý bảo thủ nghi ngờ, trình độ kiến thức văn hóa giới hạn, bản chất mộc mạc thuần phác và hoàn cảnh sống lợi tức yếm kém của quần chúng nông thôn thời kỳ đó.
Phương thức hiệu lực nhứt đối với quần chúng này không phải chỉ thuyết phục bằng lời nói, mà là tạo niềm tin bằng hành động. Cứu bịnh là một hành động thiết thực đem ân ích cho quần chúng. Thời kỳ đó, nông thôn Việt Nam ở tình trạng chậm tiến về các tiện nghi đời sống, hệ thống y tế chỉ giới hạn ở đô thị, chỉ tại tỉnh lÿ mới có nhà thương, bác sĩ, y tá; ý thức vệ sinh và ngừa bịnh dường như không phổ biến, cũng không ai nói đến vấn đề sức khỏe công cộng hay y tế nông thôn. Cho nên dân chúng thường mắc nhiều chứng bịnh, tuy khởi đầu là tầm thường nhưng vì không điều trị, cho nên sau trở thành trầm trọng nguy hiểm. Họ phải ra tận tỉnh lÿ may ra mới được vào nhà thương vì thủ tục hành chánh phức tạp không phải ai cũng qua lọt. Phần nhiều dân quê uống thuốc nam thuốc bắc hay tìm đến thầy phù thủy, thầy bùa ngải để trị bịnh, và phải trả bằng tiền hay lễ vật.
Với Huỳnh Giáo Chủ, người dân quê được trị bịnh miễn phí, không ai phải trả lệ phí, lễ vật, hay tốn tiền mua thuốc men đắt giá.
Huỳnh Giáo Chủ đã không dùng dược liệu, cũng không dùng các phương thuật phù thủy để trị bịnh. Người bịnh được cho uống hoặc một ly nước lạnh, hoặc một theœo giấy mầu vàng bằng ngón tay cắt nhỏ để nuốt vào miệng, (chớ không đốt thành than pha vào nước lạnh như thói quen có sẵn), hoặc nhai một bông cúc, bông trang, lá xoài, lá ổi, thường trồng tại thôn quê, tìm được rất dễ dàng. Một đặc điểm cần phải ghi là mỗi khi trị bịnh cho ai, Huỳnh Giáo Chủ đều khuyên bịnh nhân nên niệm Phật. Người bịnh được hiểu hai câu này:
Thành lòng nước lã nên hồ,
Hữu tâm chí đức cam lồ Phật ban.
Họ uống nước lạnh nhưng với niềm tin đây là “thuốc Phật” vì họ tin tưởng rằng Huỳnh Giáo Chủ là một vị Phật hóa hiện lâm phàm, dùng oai lực của Phật mà cứu bịnh cho họ. Sự thay đổi tâm lý và nếp suy nghĩ của quần chúng bắt đầu từ nhận xét thấy Huỳnh Giáo Chủ không áp dụng các phương pháp phù thủy để trị bịnh, mà hiệu nghiệm hơn phù thủy, cho nên họ tin rằng đây là một bậc phi thường, một đấng cứu thế đang đến để cứu độ. Niềm tin mãnh liệt phát sinh và quần chúng ào ạt quy ngưỡng theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Nhiều người quy y nhờ hết bịnh, và nhiều người không trị bịnh mà theo đạo. Là vì niềm tin tưởng đã được truyền bá bằng đồn đãi đi khắp miền Hậu Giang. Về việc cứu bịnh của Huỳnh Giáo Chủ, có thể xem trường hợp sau đây là trường hợp đầu tiên.
Lúc chưa chánh thức khai đạo, chính thân sinh của Giáo Chủ là ông Hương Cả Huỳnh Công Bộ cũng không tin tưởng.
Bữa nọ, một gia đình nông dân ngụ tại làng Phú An (phía Bắc làng Hòa Hảo) có đứa con bị bịnh ban đỏ (sởi). Tại vùng này thời kỳ đó không có xe hơi, cũng không có tàu máy, sự lưu thông trên sông bằng ghe chạy buồm, ghe kéo dây, tam bản hai chèo hay xuồng. Hai vợ chồng nhà này bỏ con xuống tam bản, chồng chèo lái, vợ bơi mũi, để đưa con xuống nhà thương Long Xuyên, cách đó khoảng 40 cây số, để xin điều trị.
Bữa ấy gió bắc thổi mạnh, sông Tiền Giang lớn mênh mông nên sóng lớn, tam bản bị đánh bạt về nam ngạn cặp vào bờ đúng bến sông nhà Hương Cả thân sinh xác thân Huỳnh Giáo Chủ.
Vừa lúc ấy một thanh niên mảnh khảnh từ trên nhà đi xuống bến sông, thấy chiếc tam bản tạt vô, hai vợ chồng keœ chèo người bơi mà vẫn bất lực, hai người mặt mày áo não buồn rầu vô hạn. Khi tam bản được kêu ghé vào bờ, hai vợ chồng kể lể sự tình cho người thanh niên trên bờ nghe, và được trả lời như sau:
— Không sao đâu, để tôi lo cứu bịnh đứa nhỏ này giùm. Đừng đi đâu hết, cứ chờ đây một lát tôi trở xuống.
Trong khi người thanh niên (Giáo Chủ tương lai) lên vườn nhà lặt lá xoài, bông trang để trị bịnh, thì ông Hương Cả xuống bến sông, hỏi chuyện hai vợ chồng nhà này. Được biết rằng họ đang chờ đó để con mình trị bịnh đứa nhỏ, Ông Cả bèn kêu trời rằng:
— Thôi rồi, lại gặp ông nhỏ khùng nhà tôi rồi, đừng có nghe lời mà mang hại, phải chở thằng nhỏ đi Long Xuyên gấp đi...
Hai vợ chồng nghe ông Hương Cả tỏ lời không tin tưởng chút nào về tài trị bịnh của con ông, cho nên đẩy tam bản ra sông chèo đi...
Vì gió lớn, tam bản đi rất chậm. Chỉ một lát sau, cậu thanh niên trở ra thấy tam bản đã bỏ đi, bèn chạy theo trên bờ, tay cầm nắm thuốc trị bịnh bằng lá ổi bông trang...
Nghe lời kêu gọi có veœ tận tâm của cậu, hai vợ chồng lại ghé vô bờ, và được trao bó thuốc, với lời dặn dò hãy trở về Phú An, sắc cho đứa bé uống, nội đêm nay nó sẽ bớt nhiều.
Quả nhiên, sáng hôm sau hai vợ chồng nhà này xuống xã Hòa Hảo, đến nhà ông Hương Cả, cho hay con mình đã bớt tám phần sau khi uống thuốc “Cậu Tư”, và xin cho thêm một thang nữa.
“Cậu Tư” lại cho một thang lá xoài bông trang, và đứa bé thoát bịnh hiểm nghèo luôn.
Mỗi khi cho thuốc, “Cậu Tư” đều căn dặn phải tin tưởng Ơn Trên Trời Phật, cầu nguyện chí thành thì sẽ được gia hộ.
Từ lần trị bịnh đầu tiên đó, trong gia đình mới bắt đầu tin tưởng người con trai kỳ lạ.
Và từ đó về sau, “Cậu Tư” cứu bịnh cho rất đông dân chúng. Kết quả mầu nhiệm của thời gian cứu bịnh là bước đầu của thời kỳ khai sáng nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo.
Phần trích dẫn sau đây trong sách “Thất Sơn Mầu Nhiệm” của tác giả Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu (hai người đều là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có học thức, ông Dật Sĩ là tác giả nhiều cuốn sách, ông Nguyễn Văn Hầu là giáo sư đại học) nói về một số trường hợp bịnh nhân đã được Huỳnh Giáo Chủ trị cho hết bịnh. Cũng theo tài liệu Phật Giáo Hòa Hảo, thì số bịnh nhân được Huỳnh Giáo Chủ điều trị lên đến hàng vạn người (theo bài “Vài Nét Về Đức Huỳnh Giáo Chủ” — 1966, trong cuốn Phật Giáo Hòa Hảo yếu lược).
Ông Tạ Quốc Bửu, cựu Hương Cả làng Hòa Bình (Bạc Liêu) mắc không biết chứng bịnh gì mà phân nửa cái mặt nổi sần lên và lở như lác. Nhiều phương thuốc Đông, Tây đã được dùng mà không hết bịnh.
Lúc Đức Thầy ở tại nhà ông Hương Bộ Thạnh (làng Nhơn Nghĩa, tỉnh Cần Thơ) ông cả Bửu có đến viếng Ngài, Đức Thầy chỉ cho ông uống một ly nước lã. Vài ngày sau, mặt ông liền da như xưa.
Bà Chung Bá Khánh, tín đồ ở Bạc Liêu, đau bịnh ruột dư, bác sĩ Cao Triều Lợi bảo phải đi Sàigòn lập tức đặng mổ.
Khi đến Sàigòn, bà nằm nhà thương Saint Paul. Mấy vị bác sĩ ở đây đều công nhận là bịnh ruột dư và phải mổ. Người ta tiêm thuốc cho gom mủ đặng bữa sau mổ.
Lúc ấy (1943) Đức Thầy ở Sàigòn hay được, bèn phái người vào thăm bà Khánh và gởi cho một trái cam, dặn rằng ăn hết trái cam này thì hết bịnh. Thần diệu thay! Bữa sau cái quầng đỏ có gom mủ nổi vun hôm qua tiêu mất! Thế là bà khỏi bị mổ và lành mạnh như thường trong khi các vị bác sĩ bóp trán suy nghĩ, băn khoăn tự hỏi!
Nhiều giới đã tìm cách giải thích hiện tượng kỳ lạ: trị bịnh mà không dùng dược liệu. Có người đã đưa ra giả thuyết là trong nước lạnh có pha chất aspirin, nhưng aspirin không thể trị được tất cả các loại bịnh mà Huỳnh Giáo chủ đã trị hết. Có người nói ông đã dùng khoa thôi miên. Nhưng thôi miên cũng chỉ có hiệu lực giả tạo và nhứt thời trước mặt người chủ động thôi miên, trong khi các bịnh nhân được Huỳnh Giáo Chủ điều trị rồi về nhà đều dứt tuyệt căn bịnh. Điều này không thể dùng khoa học giải thích, cho nên phần đông đã không đưa ra được giải đáp cho nghi vấn đã nêu ra.
Gửi ý kiến của bạn