Trong năm 1999, lần đầu tiên sau 24 năm, nhà cầm quyền Cộng Sản đã lấy quyết định cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo chánh thức tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày Khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo. Sau 30 tháng Tư năm 1975, Đảng Cộng Sản đã có chủ trương phải tiêu diệt Phật Giáo Hòa Hảo trong vòng 15 năm nhưng Đảng đã thấy thất bại trong việc đó. Với chánh sách cố hữu, họ đã xoay qua một chiều hướng khác nhằm lừa gạt dư luận trong và ngoài nước đã từng buộc tội là ở Việt Nam hiện nay, không có tự do tín ngưỡng. Một Ban Trị Sự quốc doanh đã được cho thành lập với một chủ tịch có nhiều tuổi đảng.
Trái với dự tính của Đảng và Ban Trị Sự PGHH quốc doanh, thay vì chỉ có vào khoảng 100.000 tín đồ có thể đến tham dự Lễ vì họ đã trù định các trở ngại làm khó khăn sự di chuyển, mỗi ngày đã có gần một triệu tín đồ cố gắng đến Thánh Địa Hòa Hảo, một con số đã được các hãng thông tin quốc tế loan tải.
Đối với các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, hai ngày Lễ trọng yếu trong năm là Ngày Khai Sáng Đạo và Ngày Kỷ Niệm Đức Thầy Thọ Nạn (ngày 16 tháng 4 năm 1947). Buổi Lễ Ngày Thọ Nạn đã bị nhà cầm quyền cấm đoán không cho tổ chức!
Ngược dòng lịch sử, chúng ta hãy tìm hiểu vì sao Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có quyết định phải ám hại Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, một Giáo chủ có hơn hai triệu tín đồ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chắc hẳn là họ đã có những bàn cải, dự phóng ảnh hưởng của việc làm ấy trong khi toàn dân miền Nam đang một lòng kháng chiến chống Pháp. Âm mưu này có phải do quyết định của một cấp quân sự địa phương, hay của Xứ ủy Miền Nam hoặc cao hơn nữa của Trung Ương từ Bắc?
Đảng Cộng Sản Việt Nam chắc hẳn đã phân tích là ở miền Bắc, các tổ chức cách mạng như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân... đều mang tính cách chánh đảng. Việc lôi cuốn, chuyển động quần chúng vào đấu tranh không thể thực hiện mau chóng được. Ở miền Nam trái lại, hai tôn giáo là Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo là hai tổ chức có quần chúng đoàn ngũ hóa. Việc huy động của hai tổ chức này có thể thực thi rất nhanh chóng. Đụng độ với những tổ chức như vậy sẽ đem lại những biến cố khó lường trước. Mặc dầu vậy, việc ám hại Đức Thầy đã được Đảng quyết định. Nguyên do cần được các nhà sử học nghiên cứu tường tận hơn. Người viết xin được trình bày vài ý kiến thô thiển.
Tín đồ PGHH là quần chúng có tổ chức:
Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, ngày Nhựt đảo chính Pháp, không khí chính trị ở Nam Bộ rất náo nhiệt. Các đảng phái quốc gia đã có được cơ hội hoạt động công khai. Đặc biệt đảng Quốc Gia Độc Lập của ông Hồ Văn Ngà đã cùng các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo và các tổ chức Thanh Niên Tiền Phong, Liên Đoàn Công chức... triệu tập được một cuộc biểu tình hơn 50 ngàn người tham dự ở sân vận động Vườn Ông Thượng (sân Tao Đàn sau này) vào ngày 18 tháng 3, 1945, tức là 2 tuần sau cuộc đảo chính. Đây là một cuộc biểu tình công khai, có tầm vóc, chưa từng thấy ở miền Nam.
Đảng Cộng Sản ở Nam Bộ lúc bấy giờ ở vào thế yếu, sau cuộc thất bại Nam Kỳ Khởi Nghĩa, năm 1940. Đảng chưa có tổ chức quần chúng, chưa có đơn vị võ trang, chưa có được cái hào khí chiến đấu cạnh Đồng Minh như ở các chiến khu Bắc Việt. Số cán bộ Cộng Sản được biết tiếng thời bấy giờ chỉ có Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai (được Pháp bố trí cho vượt ngục, để chống Nhựt), Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Trấn... Sau ngày Nhựt đảo chính Pháp, Cộng Sản mới được tăng cường thêm với các cán bộ được thả về từ Côn Sơn như Lê Duẩn, Phạm Hùng, Tôn Đức Thắng...
Ngày 21 tháng 8, 1945, các đảng phái quốc gia đã tổ chức một cuộc biểu tình trên 200.000 người qua các đường phố Sài Gòn để chứng tỏ quyết tâm chống lại việc Pháp đang âm mưu trở lại Việt Nam.
Ngày 25 tháng 8, 1945, một cuộc biểu tình khác cũng qui tụ trên 200.000 người được coi là cuộc biểu dương lực lượng do Việt Minh tổ chức nhưng đã có sự hưởng ứng tham dự của các đảng phái, các đội võ trang Cao Đài Heiho, dân quân Bảo An Hòa Hảo... trong ý niệm muốn chứng tỏ sự đoàn kết để chứng minh với dư luận thế giới về quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân chúng Việt Nam.
Phong trào Thanh Niên Tiền Phong là một tổ chức được dân chúng ủng hộ và đã tăng trưởng rất nhanh chóng. Phong trào này, đã được thành hình sau khi Lãnh sự Nhật Iida nhờ ông Hồ Văn Ngà lo giúp. Hồ Văn Ngà đã giao cho Phạm Ngọc Thạch là Tổng Thơ ký của Đảng Việt Nam Độc Lập đứng ra tổ chức với nhiều nhân vật như Kha Vạn Cân, Thái Văn Lung v.v... Trần Văn Giàu đã móc nối Phạm Ngọc Thạch để biến Thanh Niên Tiền Phong thành tổ chức quần chúng của Việt Minh. Chiều ngày 22 tháng 8, 1945, Phạm Ngọc Thạch bất ngờ tuyên bố là Thanh Niên Tiền Phong nay không còn ở trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất và đã gia nhập Mặt Trận Việt Minh. Mặt trận Quốc Gia của Hồ Văn Ngà như thế đã bị giảm một nửa lực lượng!
Việc đắng cay cần được vạch rõ lại, là sau ngày 30 tháng tư 1975, theo sự tường thuật lại của các quân nhân, công chức, cán bộ VNCH được Cộng Sản cho đi học tập, việc thành tựu cướp công của Cộng Sản ở Miền Nam do móc nối được Thanh Niên Tiền Phong không bao giờ được Công Sản nêu ra khi họ dạy về Cách Mạng Tháng Tám ở Nam Bộ. Có lẽ họ được chỉ thị phải tránh né việc này vì phong trào TNTP đã được Nhật chủ xướng? Trong suốt thời gian kháng chiến ở Nam Bộ, khi chứng kiến việc tan rã phong trào TNTP, các anh em không Cộâng sản vẫn thường nhắc với nhau: Ngày nào nước nhà được độc lập, tượng đài đầu tiên phải thiết lập ở Sài Gòn là tượng Thanh Niên, Thanh Nữ TNTP đầu đội nón rơm, tay cầm tầm vong vạt nhọn. Tượng đài đó vẫn còn chờ chúng ta xây dựng trong một quốc gia Việt Nam dân chủ, tự do.
Việc cần biết rõ hơn nữa là trong lúc TNTP được tổ chức sau ngày Nhật đảo chính Pháp năm 1945, thì hai năm trước đó, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã xúc tiến việc thành lập phong trào Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo ở các vùng nông thôn. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã tiên liệu sự đầu hàng của Nhật và sự tổ chức quần chúng thanh niên và trung niên phải được thực hiện. Ngoài mặt thì các Đội Bảo An có trách nhiệm giữ an ninh, trật tự, đề phòng trộm cướp trong thôn xóm, bảo vệ mùa màng, tìm bắt kẻ gian... Nhưng thật sự, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã giải thích cho các tín đồ thân tín: Bảo An tức Bảo Quốc An Dân, tức bảo vệ quốc gia, dân tộc.
Tổ chức Bảo An gồm có tiểu đội, trung đội đặt dưới quyền một Đoàn trưởng. Tổ chức bán quân sự này đã được huấn luyện đao, kiếm và đã có các đội Bảo an Nam, Bảo an Nữ để duy trì an ninh trật tự trong các làng xã. Được thành lập hai năm sớm hơn phong trào TNTP, tổ chức Bảo An chắc hẳn đã được Cộng sản lưu ý và đã tìm cách móc nối với Đức Thầy để hòng lợi dụng về sau? Việc móc nối này đã được CS xác nhận. Trong buổi hội cải tổ Lâm Ủy Hành chánh ngày 4-9-1945 ở trường Mỹ Thuật Gia Định, có sự tham dự của đại biểu. Tổng bộ Việt Minh là Cao Hồng Lãnh và Hoàng Quốc Việt, Đức Thầy có hỏi nửa đùa nửa thật: Ai là Việt Minh thiệt, ai là Việt Minh giả và ai là đại biểu thiệt của Việt Minh ở Nam bộ?. Hoàng Quốc Việt đã trả lời: Thì chính Huỳnh Phú Sổ. (Hồi ký Nguyễn Kỳ Nam- Trang 30).
Theo chủ trương thông thường của Cộng Sản, họ không sợ những cá nhân xuất sắc hay có uy tín. Họ chỉ sợ các tổ chức có hệ thống chặt chẽ. Nếu không len lỏi lợi dụng được, họ nhất định phải phá hủy cho bằng được. Sự lãnh đạo của Đức Thầy đã khiến Cộng Sản không lôi cuốn quần chúng Hòa Hảo ngả về phía họ được
Sự thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng:
Phật Giáo Hòa Hảo được khai sáng như một tôn giáo đã rất thành công trong việc rao giảng giáo lý Phật Giáo cho khối quần chúng nông dân miền Nam. Bằng Sấm Giảng với ngôn ngữ bình dân, người nông dân đã lãnh hội và thực hành nhanh chóng giáo lý. Huỳnh Giáo chủ đã có được hơn hai triệu tín đồ trong một thời gian ngắn khoảng 2 năm. Hai triệu tín đồ so với dân số độ 10 triệu ở Nam Bộ thời 1943-1944 là một tỷ lệ đáng kể.
Đức Huỳnh Giáo chủ đã thật sự thành công trong việc gầy dựng và cách mạng con người nông dân Nam Bộ. Phật Giáo Tứ Ân, cốt tủy của Phật Giáo Hòa Hảo là giáo lý của Tông phái Phật Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật Thầy Tây An khai đạo vào năm 1849. Những ai có được dịp và có lòng đọc lại lịch sử Bửu Sơn Kỳ Hương đều phải khâm phục việc thực tiễn thành lập các Trại Ruộng để giúp nông dân vừa khẩn hoang, vừa tu hành. Đây là một công thức tu hành không nhờ vào sự cúng dường của tín đồ. Trại ruộng chẳng những đã thay thế chùa chiền để làm nơi tu hành, lại còn là trung tâm sản xuất. Về sau, các trại ruộng cũng là hậu cần cho phong trào kháng chiến chống Pháp. Chứng tích còn lại cho đến ngày nay là các trại ruộng Láng Linh, Cần Lố, Hưng Thới... Đặc biệt trại ruộng Láng Linh sau trở thành Tổng hành dinh kháng chiến của chiến khu Bảy Thưa do Cố quản Trần Văn Thành lãnh đạo. Là một trong 12 Đại Đệ tử của Phật Thầy Tây An, Ông Trần Văn Thành đã theo di huấn yêu nước của Đức Phật Thầy tổ chức chiến khu chống Pháp sau khi Đô đốc De Lagrandière vây hãm thành Châu Đốc. Làng kháng chiến An Định của ông Đạo Tư thành lập dưới chân núi Tượng để liên kết với Cao Miên chống Pháp cũng đã được thiết lập theo công thức trại ruộng.
Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ ngoài việc khai đạo Phật Giáo Tứ Ân còn một trọng trách khác là việc giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội. Giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của Pháp là nối tiếp di huấn Phật Thầy Tây An (Phật Thầy Tây An có trao tay cho đệ tử Trần Văn Thành một cái ấn triện chạm bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương, một cây cờ và một áo nhuộm màu đà với lời dặn: Ấn này để sau này thay ta mà truyền đạo, cây cờ và áo thì để dùng trong lúc trở ra đền nghĩa nước non.
Ngày 21 tháng 9 năm 1946, việc chánh thức thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng là một biến chuyển quan trọng trong lịch sử Phật Giáo Hòa Hảo. Phật Giáo Hòa Hảo được quần chúng xem là một đạo nhập thế. Dân Xã Đảng đã được ra đời một năm sau cuộc kháng chiến Nam Bộ bùng nổ không phải là một sự ngẫu nhiên. Trước và trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Đức Huỳnh Phú Sổ đã có nhiều tiếp xúc, bàn luận với các nhân sĩ ái quốc chân chánh miền Nam. Khi cuộc kháng chiến Nam Bộ bắt đầu, sự phát giác những lật lừa dối trá, những vu khống để tiêu diệt tất cả những người yêu nước hầu dành quyền độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đệ Tam, đã đưa đến quyết định cho ra mắt Dân Xã Đảng.
Đức Thầy có thông tri trước cho một số tín đồ thân tín: Đem đạo Hòa Hảo ra tranh đấu chính trị với Việt Minh là chuyện không thích hợp vì đạo lo tu hành chơn chất. Tổ chức đảng chính trị mới thích ứng để các nhà yêu nước chơn chánh có điều kiện tham gia. Các tín đồ có lòng yêu nước hãy tham gia đảng vì đó là phương tiện để hành xử Tứ Ân.
Trong danh sách 9 người của Ban Chấp hành Dân Xã Đảng đầu tiên do Nguyễn Bảo Toàn làm Tổng Bí Thư chỉ có 3 người Phật giáo Hòa Hảo, kể cả Huỳnh Giáo Chủ. Các chức vụ quan trọng khác đều do các nhân sĩ không phải tín đồ đảm nhận. Đức Thầy đã giải thích cho những tín đồ đã lo ngại về việc giao trọn quyền điều khiển cho nhân sĩ không phải tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo: Đã hợp tác thì nên thành thật. Đã tín nhiệm thì phải giao phó nhiệm vụ, đặt để đúng chỗ, xứng đáng với tài năng. Nên thực tâm đem khối quần chúng hùng hậu của Phật Giáo Hòa Hảo mà ủng hộ các chiến sĩ cách mạng tranh đấu cho Đất Nước.
Trái với chủ trương độc tài, vô sản hóa và tập sản hóa nông dân, chỉ coi công nhân vô sản mới là chủ lực cách mạng; trái với chủ trương phân tán gia đình, tha hóa con người của Cộng Sản, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã tuyên bố quyết tâm xây dựng một xã hội dân chủ tự do, công bằng và nhân đạo. Đáp ứng khát vọng tất nhiên của nông dân muốn được sở hữu đất đai để tự do mưu sinh v.vv.., chủ trương Dân Xã Đảng thật sự đã đối chọi với chủ trương giải phóng nông dân theo Cộng Sản chủ nghĩa. Xây dựng một xã hội không có bóc lột bất công, cá lớn nuốt cá bé như xã hội Tư Bản, hay độc tài giai cấp theo quan niệm Cộng Sản, là một chủ trương để nắm vững quần chúng, khỏi bị mê hoặc vì tuyên truyền của Cộng Sản Đệ Tam.
Đảng Cộng sản Đệ tam đã nhận thức thấy chủ trương Dân Xã Đảng đối chọi hẳn với chủ trương Cộng sản. Sự thù ghét ấy được biểu lộ rõ ràng khi CS đã ám sát Ông Hội đồng Nguyễn Văn Nhiều là người đã cho mượn nhà trong 3 ngày để Đức Thầy và các nhân sĩ thảo luận chánh thức thành lập Dân Xã Đảng.
Dân Xã Đảng ra đời ngày 21 tháng 9 năm 1946 với 9 ủy viên gồm có: Tổng Bí thư: Nguyễn Bảo Toàn Ủy viên Ngoại giao: Nguyễn Văn Sâm Ủy viên Chánh trị: Trần Văn Ân Ủy viên Tuyên huấn: Lê Văn Thu Ủy viên: Lâm Văn Tết Ủy viên : Đỗ Phong Thuần Ủy viên Trần Văn Tâm (Phật giáo Hòa Hảo) Ủy viên liên lạc: Lê Văn Thuận ( Phật giáo Hòa Hảo) Ủy viên: Huỳnh Giáo Chủ (Phật giáo Hòa Hảo)
Phụ trách thảo Tuyên Ngôn VNDCXHD được biết do ông Trần Văn Ân phụ trách. Tuy nhiên, những chi tiết đã được Đức Thầy đề nghị và được đồng ý chấp thuận. Các ý kiến này có thể quả quyết là do Đức Thầy đã từng thảo luận từ trước với các nhân vật cách mạng, đặc biệt là Ông Phan Văn Hùm. Ông Hùm đã bị Việt Minh thủ tiêu trước đó một năm (1945). Việc này có thể chứng minh khi Nguyễn Văn Trấn (Quốc Gia Tự vệ cuộc Việt Minh) đề cập trong sách của ông (Viết cho Mẹ và Quốc hội, Trang 110: Đặc biệt là Phan Văn Hùm đã thảo lời hịch và chương trình cho Dân Chủ Xã Hội Đảng cho đức Chí Tôn làm chủ miền Tây...).
Dân Xã Đảng, một chánh đảng có hậu thuẩn quần chúng nông thôn, được Đức Huỳnh Phú Sổ lãnh đạo, là cái gai trong con ngươi các cán bộ lãnh đạo Cộng sản thời bấy giờ. Việc đảng Cộng sản phải thanh toán người lãnh đạo là việc phải đến.
Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ và Kháng Chiến Nam Bộ:
Ngay cả trước ngày xảy ra cuộc kháng chiến ở miền Nam, sau ngày Nhựt đảo chánh Pháp, ông Huỳnh Phú Sổ đã đi hầu như khắp miền Tây Nam bộ để thuyết giảng và khuyến nông, nhân có vụ cứu đói cho miền Bắc. Trong vòng hai tháng, từ 10-6-1945 đến thượng tuần tháng 8, 1945, Đức Thầy thuyết giảng tại 107 địa điểm (Thất Sơn Mầu Nhiệm, trang 246 của Dật sĩ và Nguyễn Văn Hầu).
Thoát ra khỏi sự bao vây của thực dân Pháp, Đức Thầy đã thành lập tổ chức Việt Nam Vận Động Độc Lập Hội. Cùng với các hội đoàn yêu nước, ngày 14-8-1945, Đức Thầy đã đứng chung trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất. Quần chúng Nam Bộ đã ủng hộ nhiệt liệt Mặt Trận trong cuộc biểu tình 200.000 người ngày 21-8-1945. Rất tiếc là vì Nhật thất trận nên Mặt Trận Quốc Gia lại tỏ thiện chí sẵn sàng giao quyền cho Việt Minh là một tổ chức có hi vọng thành công tranh thủ độc lập vì họ được Đồng Minh ủng hộ!. Trần Văn Giàu đã phỗng tay trên để tuyên bố thành lập Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ ngày 25-8-1945 với chín người mà hết tám là cán bộ Cộng sản. Sự bất bình của dân chúng và các đảng phái trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đã đưa đến việc triệu tập buổi hội ngày 4-9-1945 tại trường Mỹ Thuật Gia Định để cải tổ Lâm Ủy. Đức
Huỳnh Giáo Chủ đã chủ tọa phiên họp này. Các cán bộ Trung Ương được Hồ Chí Minh phái vào Nam như Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh có mặt trong buổi hội đã đi đến quyết định trên nguyên tắc phải cải tổ Lâm Ủy.
Ngày 7-9-1945 tại trụ sở Tổng công đoàn đường Lagrandière, Trần Văn Giàu phải chấp nhận để Phạm Văn Bạch làm chủ tịch Ủy ban Nhân dân Nam bộ (thay thế Lâm Ủy Hành Chánh). Trần Văn Giàu xuống làm phó nhưng vẫn giữ chức Ủy viên Quân sự. Trong buổi hội này, Giàu được Lý Huê Vinh cho biết Hòa Hảo sẽ biểu tình ở Cần Thơ vào sáng hôm sau. Giàu đã du côn đập bàn chất vấn Đức Thầy: Ông Giáo chủ nghĩ sao?. Ông Huỳnh Phú Sổ đã ôn tồn cho biết đó là một cuộc biểu tình hợp pháp, đã được xin phép trước với chánh quyền địa phương.
Cuộc biểu tình ủng hộ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất và chống độc tài đã bị đàn áp dữ dội. Ba nhân vật trong ban tổ chức: Huỳnh Thành Mậu, em của Đức Thầy, Trần Văn Hoành trưởng am của ông Trần Văn Soái, nhà văn Việt Châu Nguyễn Xuân Thiếp bị đưa ra xử tử ở sân vận động Cần Thơ. Trong quyển Cách Mạng Tháng Tám trang 360, quyển II của Nhà Xuất bản Sử học, in ở Hà Nội năm 1960 có viết: Bọn phản động trong đạo Hòa Hảo đã cử tên tờ-rốt-kít Nguyễn xuân Thiếp, đại diện cho trung ương Hòa Hảo làm tổng chỉ huy cuộc bạo động lật đổ chánh quyền cách mạng ở Cần Thơ. (Trong hàng ngũ Đệ Tứ không bao giờ có tên của Việt Châu, Nguyễn Xuân Thiếp. Gán cho Việt Châu là trốt kít để có cớ thanh toán!). Rất nhiều cán bộ PG Hòa Hảo ở các tỉnh khác cũng bị bắt và bị giết. Ông Lâm Thành Nguyên đã may mắn thoát chết ở Trà Vinh trong giai đoạn này.
Tại Sài Gòn đêm 9-9-1945 Trần Văn Giàu ra lịnh cho Quốc Gia Tự Vệ Cuộc của Nguyễn Văn Trấn bao vây trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, góc đường Miche (Phùng Khắc Khoan sau này), nhưng không bắt được Đức Thầy.
Ngày 23-9-1945, ngày mở màn cuộc kháng chiến Nam Bộ, bốn sư đoàn dân quân được thành lập cùng lúc với Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đã nhứt tề đứng lên phong tỏa Sài Gòn trong khi các bộ phận của Trần Văn Giàu đều chạy thoát về Chợ Đệm (Tân An). Bốn sư đoàn đang thành lập này (Sư đoàn 1: Bình Xuyên và cựu quân nhân; Sư đoàn 2: Cao Đài với 3000 binh sĩ trong tổ chức Heiho; Sư đoàn 3: Dân Quốc Quân của tướng Nguyễn Hòa Hiệp; Sư đoàn 4: Hòa Hảo) đã lâm trận và Pháp đã xin thương thuyết, hoãn binh từ 1-10 đến 10-10-1945.
Thay vì nên thừa cơ hội hưu chiến để củng cố lại lực lượng chống Pháp, lợi dụng sụ rảnh tay này, Trần Văn Giàu đã ra lịnh lùng bắt và thủ tiêu các chiến sĩ cách mạng quốc gia, từ Hồ Văn Ngà đến Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo, Trần Quang Vinh và nhất là các cán bộ Đệ Tứ: Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh v.v... Cuộc khủng bố trắng này là một tội ác tày trời của Trần Văn Giàu đã tiêu diệt các nhân tài trí thức yêu nước của miền Nam. Trong tài liệu Tặng thế hệ nay và mai sau, ông Trịnh Hưng Ngẫu có viết: Ngày 13-6-1946, Trần Văn Giàu chạy thoát sang Bangkok (Thái Lan)... và thú nhận chính hắn ra lịnh thủ tiêu gần hai ngàn năm trăm (2500) cán bộ quốc gia... Chủ trương dài hạn của Cộng sản Đệ tam thực hiện trên căn bản lý luận là: cán bộ lãnh đạo không thể thay thế trong một thế hệ... Tiêu diệt các phần tử lãnh đạo của giới quốc gia là tiêu diệt cái đầu lãnh đạo trong nhiều thế hệ....
Trần Văn Giàu chạy qua Thái Lan, Dương Bạch Mai thoát ra Bắc..., bỏ lại việc chống Pháp cho các tổ chức ái quốc tự đảm nhiệm! Vào tháng 2-1946, tướng Nguyễn Bình được Trung Ương Bắc bộ phái vào Nam để xây dựng lại kháng chiến Nam bộ. Nguyễn Bình tức Nguyễn Phương Thảo đã từng hoạt động trước kia với tướng Nguyễn Hòa Hiệp của miền Nam dưới danh nghĩa Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nguyễn Bình đã bỏ đảng qua đầu Cộng sản Đệ tam và lúc đó đang chỉ huy Đệ tứ Chiến khu ở Bắc. Được chỉ thị vào Nam thật ra là thủ đoạn để đưa Nguyễn Bình khỏi vùng anh ta đang gây thế lực ở Bắc?. Rút tỉa kinh nghiệm máu xương đắt giá năm 1945, các chiến sĩ cách mạng miền Nam đều đã cảnh giác, luôn luôn đề phòng âm mưu của ông tướng độc nhãn này.
Để tránh các âm mưu Cộng sản Đệ tam thao túng, các tổ chức cách mạng miền Nam đã thảo luận kín đáo để tổng hợp lại các lực lượng quân sự trong một mặt trận chung. Ngày 2-4-1946, một phiên họp đã được triệu tập tại Bà Quẹo để thành lập Ủy ban Liên hiệp Kháng chiến. Tiếp theo đó, ngày 20-4-1946, một đại hội quân chính được Vũ Tam Anh triệu tập cũng ở Bà Quẹo là vùng của Huỳnh Văn Trí, Chỉ huy trưởng Vệ Quốc Đoàn Bà Quẹo. Trong phiên họp ba ngày này, giáo sư Phạm Thiều là đại diện phòng chính trị khu 7 của Nguyễn Bình. Mai Thọ Trân đại diện cho Hà Huy Giáp của Kỳ bộ Việt Minh. Các đại diện tôn giáo đều có mặt: Huỳnh Giáo chủ (Hòa Hảo), Lê văn Tỵ ( Cao Đài), Linh mục Nguyễn Bá Sang (Thiên chúa giáo), Lâm văn Hậu (Tịnh độ Cư sĩ). Các đảng phái có: Trần Văn Lâm (Việt Nam Quốc Dân Đảng), Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Bảo Toàn (Việt Nam Quốc Gia Độc Lập). Các đại diện lực lượng quân sự đều có đủ. Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp đã được ra đời sau đó và Ban Chấp hành đã được thành lập với Huỳnh Giáo chủ làm chủ tịch.
Quân Pháp đã tìm cách tiêu diệt mặt trận quốc gia thống nhất này. Cộng sản Đệ tam cũng sợ Mặt trận Liên hiệp là đối thủ của Việt Minh nên Nguyễn Bình và giáo sư Phạm Thiều đã được chỉ thị phải rút ra khỏi Mặt trận Liên hiệp. Cộng sản cho ra đời Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam tức Hội Liên Việt và dùng thủ đoạn hành chánh giải tán Mặt trận. Họ lấy lý do là vì thường có sự lầm lẫn giữa Liên Hiệp và Liên Việt. Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp vì thế phải được giải tán để sát nhập vào Hội Liên Việt!
Trong tình huống đó, Mặt trận Quốc gia Liên hiệp đã bí mật thỏa thuận đoạt lấy thế chủ động ở miền Hậu giang và bỏ khu 7 cho Nguyễn Bình.
Ngày 21-9-1946, Đức Huỳnh Giáo chủ cho ra mắt Dân Xã Đảng để tổ chức quần chúng Hòa Hảo. Trong tinh thần hợp tác hành quân nhưng vẫn giữ đơn vị quân sự riêng, không nhận các chính trị viên của Nguyễn Bình gởi đến, Đức Huỳnh Giáo Chủ đồng ý nhận lời tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ với chức Ủy viên Đặc biệt (14-11-1946). Đầu tháng 2-1947 tại Tòa thánh Tây Ninh đã có một cuộc họp giữa Đức Huỳnh Giáo chủ và Hộ pháp Phạm Công Tắc để thỏa thuận việc kín đáo và bất ngờ di chuyển các lực lượng vũ trang về chiến khu 8 và 9 miền Tây vào ngày 5-4-1947.
Kế hoạch này chắc hẳn bị Việt Minh phát hiện. Nguyễn Bình đã ra lịnh ngăn chận các sự di chuyển. Chi đội 18 của Nguyễn Văn Xuyến và chi đội 12 của Huỳnh Tấn Chùa đã phục kích làm trở ngại việc tiến quân về miền Tây. Nguyễn Bình cũng đã ngầm thông báo để phi cơ Pháp oanh tạc cuộc chuyển binh. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên đã phải kẹt lại. Chỉ có các đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt là thoát được về Đồng Tháp.
Kế hoạch gom quân này chính là yếu tố chánh khiến Đảng Cộng sản Đệ tam đã phải đi đến quyết định ám hại cho bằng được Đức Huỳnh Giáo Chủ.
Sự ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ ngày 16-4-47:
Âm mưu ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ đã được xếp đặt bằng cách mời Đức Thầy từ chiến khu 7 là chiến khu miền Đông, về Hậu giang để hòa giải các xung đột giữa Việt Minh và Hòa Hảo Dân Xã.
Trần Văn Nguyên, Thanh tra Chánh trị miền Tây Nam bộ và Bửu Vinh mời Đức Thầy đến hội ở làng Tân Phú. Ngày 15-4-1947, Trần Văn Nguyên đón Đức Thầy ởû chợ Ba Răng và buổi trưa đi cùng ghe đến Đốc Vàng hạ thuộc thôn Tân Phú. Sáng ngày hôm sau, 16-4-47, Đức Thầy hội đàm với Trần Văn Nguyên và sau đó, phái người đi cùng Nguyên đến các thôn để hòa giải.
Cũng vào buổi trưa, 16-4-47, Bửu Vinh lại đến xin Đức Thầy đi ngay Lấp Vò vì Dân Xã giết Việt Minh ở đó. Đức Thầy đòi Bửu Vinh cùng đi nhưng Vinh từ chối, đòi phải có bộ đội võ trang hộ tống mới đi. Đức Thầy đã hỏi: Tại sao tôi có một ít người, không có bộ đội ủng hộ, lại dám vào sào huyệt của các ông?. Bửu Vinh đành phải nhận lời và yêu cầu Đức Thầy đến văn phòng của y cùng đi. Trong lúc đó Trần Văn Nguyên lại trở về gặp Đức Thầy để đưa một điện tín của Ủy ban Hành chánh Nam Bộ mời Đức Thầy về miền Đông lập tức để dự một phiên họp bất thường. Đức Thầy từ chối vì còn lo việc hòa giải. Trần Văn Nguyên vội vã đi ngay trong đêm.
Trong buổi hội đêm 16-4-1947 với Bửu Vinh, tám người đã vào đâm bốn tự vệ quân của Đức Thầy. Ba người bị chết trừ một người là Phan Văn Tỷ đã tránh được và ra ngoài bắn tiểu liên phi báo.
Từ đêm đó, bặt tin về Đức Thầy. Sau ngày 16-4-1947, Cộng sản đã khủng bố ác liệt tín đồ Hòa Hảo. Hơn cả chục ngàn người đã bị giết và chôn trong những hầm tập thể ở các vùng Phú An Phú Lâm, Tân Thành Cái Cái... Sự đối kháng của cán binh PG Hòa Hảo chống lại sự đàn áp của Việt Minh cũng không kém phần khốc liệt.
Trong tình huống phải đối đầu với Pháp trước mặt và Việt Minh sau lưng, vấn đề phải hợp tác với Pháp là một việc khó xử nhưng đã phải đưa đến việc ký kết Hiệp ước Liên quân ngày 18-5-1947 giữa ông Trần Văn Soái và Đại tá Cluzet ở Cần Thơ.
Kết luận:
Như đã trình bày ở các đoạn trên, ở Nam bộ, Đảng Cộng sản Đệ tam đã phải đối đầu với một Giáo Chủ có trên hai triệu tín đồ được tổ chức trong lực lượng bán quân sự Bảo An Đoàn. Thứ đến họ đã phải tranh đấu về mặt chính trị với chủ trương xây dựng một xã hội dân chủ tự do, công bằng và nhân đạo của Dân Xã Đảng, khác với chủ trương độc tài, vô sản hóa và tập sản hóa nông dân của Cộng sản. Cuối cùng Đảng phải quyết liệt chống lại kế hoạch gom lực lượng võ trang các tổ chức quốc gia định nắm lấy thế chủ động ở hai chiến khu đồng bằng sông Cửu Long là khu 8 và khu 9. Vì thế Đảng phải nhất quyết ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ!
Những thảo luận đi đến quyết định nầy ắt hẳn cũng rất gay go vì khó tiên đoán được hậu quả. Người viết bài còn giữ được các cuộn băng ghi âm buổi nói chuyện của Trần Văn Giàu, ngày 17-10-1989 ở Paris. Trần Văn Giàu đã cho biết: Chúng tôi đã có lúc định bắt Huỳnh Phú Sổ để đưa ra Bắc, nhờ Chủ tịch Hồ Chí Minh thuyết phục....
Gần đây hơn, hai sử liệu hiện lưu trữ ở Thư Viện Quốc Gia Pháp ở Paris (Bibliothèque Nationale de Paris-Centre des Hautes Études sur lAfrique et lAsie Moderne - Notes sur le PGHH, Tác giả: Savany), đã đưa thêm một khía cạnh mới liên quan đến sự ám hại Đức Huỳnh Phú Sổ: 1. Quyết Định đề ngày 28-4-1947 của Ủy ban Hành chánh Nam bộ, do Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Thuần ký: Cách chức Ủy viên Đặc biệt và truy tố Huỳnh Phú Sổ về tội phản bội. 2. Thông Cáo ngày 20-5-1947 của Ủy ban Hành chánh Nam bộ cho biết một phiên tòa đặc biệt được thành lập ngày 25-4-1947, đã lên án tử hình và cho hay đã xử tử Huỳnh Phú Sổ. (Các tài liệu này đã được nhà văn Như Phong Lê Văn Tiến phát hiện khi sang Pháp sưu tầm trong văn khố Thư Viện Quốc gia Paris).
Nếu tra lại lịch trình, chúng ta nhận thấy Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ bị ám hại đêm 16-4-1947. Quyết định truy tố của Ủy ban Hành chánh Nam bộ đề ngày 28-4-1947 và Thông cáo của Ủy ban nói trên đề ngày 20-5-1947.
Việc này khiến ta có thể tự hỏi: 1- Sau khi đã ám hại Đức Thầy, Ủy ban Hành chánh Nam bộ đã ra Quyết định và Thông cáo để dối trá hợp thức hóa việc làm của Việt Minh chăng? 2- Phiên tòa đó có thật sự diễn ra không và thành phần gồm những ai? Vì sao trong Quyết Định ngày 28-4-1947, không có đoạn nào đề cập đến phiên tòa đặc biệt ngày 25-4-1947 (tức là 3 ngày trước khi có Quyết Định), đã được ghi trong Thông cáo ngày 20-5-1947? 3- Trong đoạn 3 của Quyết Định do ông Phạm Ngọc Thuần ký có ghi: Quyết Định này sẽ được điện về Chánh phủ Trung ương trong thời hạn ngắn nhất. Như vậy ắt hẳn Hà Nội nay hãy còn lưu giữ trong văn khố? 4- Tại sao một quyết định quan trọng như trên lại do Phạm Ngọc Thuần là Phó Chủ tịch ký, thay vì đáng lý ra phải do Chủ tịch UBHC Nam bộ là ông Phạm Văn Bạch ký?
Ông Phạm Ngọc Thuần là người ký Quyết Định đề ngày 28-4-1947 hiện còn sống hồi hưu ở Pháp sau thời gian giữ chức Đại sứ của chánh phủ Hà Nội. Chỉ có nhân chứng này mới soi sáng được thắc mắc của chúng ta mà thôi, nếu ông còn là một trí thức lương thiện trước Tòa án Lịch sử.
B.S. Trần Nguơn Phiêu
Texas, ngày 1-1-2000.
Để thành kính tưởng nhớ nhân
Ngày Lễ Đản Sanh thứ 80 của Đức Thầy
LTS: BS Trần Nguơn Phiêu, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Hội Y Sĩ VN tại Hoa Kỳ và Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Y Sĩ Quốc Tế Việt Nam Tự Do, đang phát biểu cảm tưởng trong một buổi trao đổi giáo lý PGHH tại Hội Quán PGHH/Nam California (20- 3- 2000)
Trái với dự tính của Đảng và Ban Trị Sự PGHH quốc doanh, thay vì chỉ có vào khoảng 100.000 tín đồ có thể đến tham dự Lễ vì họ đã trù định các trở ngại làm khó khăn sự di chuyển, mỗi ngày đã có gần một triệu tín đồ cố gắng đến Thánh Địa Hòa Hảo, một con số đã được các hãng thông tin quốc tế loan tải.
Đối với các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, hai ngày Lễ trọng yếu trong năm là Ngày Khai Sáng Đạo và Ngày Kỷ Niệm Đức Thầy Thọ Nạn (ngày 16 tháng 4 năm 1947). Buổi Lễ Ngày Thọ Nạn đã bị nhà cầm quyền cấm đoán không cho tổ chức!
Ngược dòng lịch sử, chúng ta hãy tìm hiểu vì sao Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có quyết định phải ám hại Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, một Giáo chủ có hơn hai triệu tín đồ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chắc hẳn là họ đã có những bàn cải, dự phóng ảnh hưởng của việc làm ấy trong khi toàn dân miền Nam đang một lòng kháng chiến chống Pháp. Âm mưu này có phải do quyết định của một cấp quân sự địa phương, hay của Xứ ủy Miền Nam hoặc cao hơn nữa của Trung Ương từ Bắc?
Đảng Cộng Sản Việt Nam chắc hẳn đã phân tích là ở miền Bắc, các tổ chức cách mạng như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân... đều mang tính cách chánh đảng. Việc lôi cuốn, chuyển động quần chúng vào đấu tranh không thể thực hiện mau chóng được. Ở miền Nam trái lại, hai tôn giáo là Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo là hai tổ chức có quần chúng đoàn ngũ hóa. Việc huy động của hai tổ chức này có thể thực thi rất nhanh chóng. Đụng độ với những tổ chức như vậy sẽ đem lại những biến cố khó lường trước. Mặc dầu vậy, việc ám hại Đức Thầy đã được Đảng quyết định. Nguyên do cần được các nhà sử học nghiên cứu tường tận hơn. Người viết xin được trình bày vài ý kiến thô thiển.
Tín đồ PGHH là quần chúng có tổ chức:
Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, ngày Nhựt đảo chính Pháp, không khí chính trị ở Nam Bộ rất náo nhiệt. Các đảng phái quốc gia đã có được cơ hội hoạt động công khai. Đặc biệt đảng Quốc Gia Độc Lập của ông Hồ Văn Ngà đã cùng các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo và các tổ chức Thanh Niên Tiền Phong, Liên Đoàn Công chức... triệu tập được một cuộc biểu tình hơn 50 ngàn người tham dự ở sân vận động Vườn Ông Thượng (sân Tao Đàn sau này) vào ngày 18 tháng 3, 1945, tức là 2 tuần sau cuộc đảo chính. Đây là một cuộc biểu tình công khai, có tầm vóc, chưa từng thấy ở miền Nam.
Đảng Cộng Sản ở Nam Bộ lúc bấy giờ ở vào thế yếu, sau cuộc thất bại Nam Kỳ Khởi Nghĩa, năm 1940. Đảng chưa có tổ chức quần chúng, chưa có đơn vị võ trang, chưa có được cái hào khí chiến đấu cạnh Đồng Minh như ở các chiến khu Bắc Việt. Số cán bộ Cộng Sản được biết tiếng thời bấy giờ chỉ có Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai (được Pháp bố trí cho vượt ngục, để chống Nhựt), Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Trấn... Sau ngày Nhựt đảo chính Pháp, Cộng Sản mới được tăng cường thêm với các cán bộ được thả về từ Côn Sơn như Lê Duẩn, Phạm Hùng, Tôn Đức Thắng...
Ngày 21 tháng 8, 1945, các đảng phái quốc gia đã tổ chức một cuộc biểu tình trên 200.000 người qua các đường phố Sài Gòn để chứng tỏ quyết tâm chống lại việc Pháp đang âm mưu trở lại Việt Nam.
Ngày 25 tháng 8, 1945, một cuộc biểu tình khác cũng qui tụ trên 200.000 người được coi là cuộc biểu dương lực lượng do Việt Minh tổ chức nhưng đã có sự hưởng ứng tham dự của các đảng phái, các đội võ trang Cao Đài Heiho, dân quân Bảo An Hòa Hảo... trong ý niệm muốn chứng tỏ sự đoàn kết để chứng minh với dư luận thế giới về quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân chúng Việt Nam.
Phong trào Thanh Niên Tiền Phong là một tổ chức được dân chúng ủng hộ và đã tăng trưởng rất nhanh chóng. Phong trào này, đã được thành hình sau khi Lãnh sự Nhật Iida nhờ ông Hồ Văn Ngà lo giúp. Hồ Văn Ngà đã giao cho Phạm Ngọc Thạch là Tổng Thơ ký của Đảng Việt Nam Độc Lập đứng ra tổ chức với nhiều nhân vật như Kha Vạn Cân, Thái Văn Lung v.v... Trần Văn Giàu đã móc nối Phạm Ngọc Thạch để biến Thanh Niên Tiền Phong thành tổ chức quần chúng của Việt Minh. Chiều ngày 22 tháng 8, 1945, Phạm Ngọc Thạch bất ngờ tuyên bố là Thanh Niên Tiền Phong nay không còn ở trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất và đã gia nhập Mặt Trận Việt Minh. Mặt trận Quốc Gia của Hồ Văn Ngà như thế đã bị giảm một nửa lực lượng!
Việc đắng cay cần được vạch rõ lại, là sau ngày 30 tháng tư 1975, theo sự tường thuật lại của các quân nhân, công chức, cán bộ VNCH được Cộng Sản cho đi học tập, việc thành tựu cướp công của Cộng Sản ở Miền Nam do móc nối được Thanh Niên Tiền Phong không bao giờ được Công Sản nêu ra khi họ dạy về Cách Mạng Tháng Tám ở Nam Bộ. Có lẽ họ được chỉ thị phải tránh né việc này vì phong trào TNTP đã được Nhật chủ xướng? Trong suốt thời gian kháng chiến ở Nam Bộ, khi chứng kiến việc tan rã phong trào TNTP, các anh em không Cộâng sản vẫn thường nhắc với nhau: Ngày nào nước nhà được độc lập, tượng đài đầu tiên phải thiết lập ở Sài Gòn là tượng Thanh Niên, Thanh Nữ TNTP đầu đội nón rơm, tay cầm tầm vong vạt nhọn. Tượng đài đó vẫn còn chờ chúng ta xây dựng trong một quốc gia Việt Nam dân chủ, tự do.
Việc cần biết rõ hơn nữa là trong lúc TNTP được tổ chức sau ngày Nhật đảo chính Pháp năm 1945, thì hai năm trước đó, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã xúc tiến việc thành lập phong trào Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo ở các vùng nông thôn. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã tiên liệu sự đầu hàng của Nhật và sự tổ chức quần chúng thanh niên và trung niên phải được thực hiện. Ngoài mặt thì các Đội Bảo An có trách nhiệm giữ an ninh, trật tự, đề phòng trộm cướp trong thôn xóm, bảo vệ mùa màng, tìm bắt kẻ gian... Nhưng thật sự, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã giải thích cho các tín đồ thân tín: Bảo An tức Bảo Quốc An Dân, tức bảo vệ quốc gia, dân tộc.
Tổ chức Bảo An gồm có tiểu đội, trung đội đặt dưới quyền một Đoàn trưởng. Tổ chức bán quân sự này đã được huấn luyện đao, kiếm và đã có các đội Bảo an Nam, Bảo an Nữ để duy trì an ninh trật tự trong các làng xã. Được thành lập hai năm sớm hơn phong trào TNTP, tổ chức Bảo An chắc hẳn đã được Cộng sản lưu ý và đã tìm cách móc nối với Đức Thầy để hòng lợi dụng về sau? Việc móc nối này đã được CS xác nhận. Trong buổi hội cải tổ Lâm Ủy Hành chánh ngày 4-9-1945 ở trường Mỹ Thuật Gia Định, có sự tham dự của đại biểu. Tổng bộ Việt Minh là Cao Hồng Lãnh và Hoàng Quốc Việt, Đức Thầy có hỏi nửa đùa nửa thật: Ai là Việt Minh thiệt, ai là Việt Minh giả và ai là đại biểu thiệt của Việt Minh ở Nam bộ?. Hoàng Quốc Việt đã trả lời: Thì chính Huỳnh Phú Sổ. (Hồi ký Nguyễn Kỳ Nam- Trang 30).
Theo chủ trương thông thường của Cộng Sản, họ không sợ những cá nhân xuất sắc hay có uy tín. Họ chỉ sợ các tổ chức có hệ thống chặt chẽ. Nếu không len lỏi lợi dụng được, họ nhất định phải phá hủy cho bằng được. Sự lãnh đạo của Đức Thầy đã khiến Cộng Sản không lôi cuốn quần chúng Hòa Hảo ngả về phía họ được
Sự thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng:
Phật Giáo Hòa Hảo được khai sáng như một tôn giáo đã rất thành công trong việc rao giảng giáo lý Phật Giáo cho khối quần chúng nông dân miền Nam. Bằng Sấm Giảng với ngôn ngữ bình dân, người nông dân đã lãnh hội và thực hành nhanh chóng giáo lý. Huỳnh Giáo chủ đã có được hơn hai triệu tín đồ trong một thời gian ngắn khoảng 2 năm. Hai triệu tín đồ so với dân số độ 10 triệu ở Nam Bộ thời 1943-1944 là một tỷ lệ đáng kể.
Đức Huỳnh Giáo chủ đã thật sự thành công trong việc gầy dựng và cách mạng con người nông dân Nam Bộ. Phật Giáo Tứ Ân, cốt tủy của Phật Giáo Hòa Hảo là giáo lý của Tông phái Phật Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật Thầy Tây An khai đạo vào năm 1849. Những ai có được dịp và có lòng đọc lại lịch sử Bửu Sơn Kỳ Hương đều phải khâm phục việc thực tiễn thành lập các Trại Ruộng để giúp nông dân vừa khẩn hoang, vừa tu hành. Đây là một công thức tu hành không nhờ vào sự cúng dường của tín đồ. Trại ruộng chẳng những đã thay thế chùa chiền để làm nơi tu hành, lại còn là trung tâm sản xuất. Về sau, các trại ruộng cũng là hậu cần cho phong trào kháng chiến chống Pháp. Chứng tích còn lại cho đến ngày nay là các trại ruộng Láng Linh, Cần Lố, Hưng Thới... Đặc biệt trại ruộng Láng Linh sau trở thành Tổng hành dinh kháng chiến của chiến khu Bảy Thưa do Cố quản Trần Văn Thành lãnh đạo. Là một trong 12 Đại Đệ tử của Phật Thầy Tây An, Ông Trần Văn Thành đã theo di huấn yêu nước của Đức Phật Thầy tổ chức chiến khu chống Pháp sau khi Đô đốc De Lagrandière vây hãm thành Châu Đốc. Làng kháng chiến An Định của ông Đạo Tư thành lập dưới chân núi Tượng để liên kết với Cao Miên chống Pháp cũng đã được thiết lập theo công thức trại ruộng.
Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ ngoài việc khai đạo Phật Giáo Tứ Ân còn một trọng trách khác là việc giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội. Giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của Pháp là nối tiếp di huấn Phật Thầy Tây An (Phật Thầy Tây An có trao tay cho đệ tử Trần Văn Thành một cái ấn triện chạm bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương, một cây cờ và một áo nhuộm màu đà với lời dặn: Ấn này để sau này thay ta mà truyền đạo, cây cờ và áo thì để dùng trong lúc trở ra đền nghĩa nước non.
Ngày 21 tháng 9 năm 1946, việc chánh thức thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng là một biến chuyển quan trọng trong lịch sử Phật Giáo Hòa Hảo. Phật Giáo Hòa Hảo được quần chúng xem là một đạo nhập thế. Dân Xã Đảng đã được ra đời một năm sau cuộc kháng chiến Nam Bộ bùng nổ không phải là một sự ngẫu nhiên. Trước và trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Đức Huỳnh Phú Sổ đã có nhiều tiếp xúc, bàn luận với các nhân sĩ ái quốc chân chánh miền Nam. Khi cuộc kháng chiến Nam Bộ bắt đầu, sự phát giác những lật lừa dối trá, những vu khống để tiêu diệt tất cả những người yêu nước hầu dành quyền độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đệ Tam, đã đưa đến quyết định cho ra mắt Dân Xã Đảng.
Đức Thầy có thông tri trước cho một số tín đồ thân tín: Đem đạo Hòa Hảo ra tranh đấu chính trị với Việt Minh là chuyện không thích hợp vì đạo lo tu hành chơn chất. Tổ chức đảng chính trị mới thích ứng để các nhà yêu nước chơn chánh có điều kiện tham gia. Các tín đồ có lòng yêu nước hãy tham gia đảng vì đó là phương tiện để hành xử Tứ Ân.
Trong danh sách 9 người của Ban Chấp hành Dân Xã Đảng đầu tiên do Nguyễn Bảo Toàn làm Tổng Bí Thư chỉ có 3 người Phật giáo Hòa Hảo, kể cả Huỳnh Giáo Chủ. Các chức vụ quan trọng khác đều do các nhân sĩ không phải tín đồ đảm nhận. Đức Thầy đã giải thích cho những tín đồ đã lo ngại về việc giao trọn quyền điều khiển cho nhân sĩ không phải tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo: Đã hợp tác thì nên thành thật. Đã tín nhiệm thì phải giao phó nhiệm vụ, đặt để đúng chỗ, xứng đáng với tài năng. Nên thực tâm đem khối quần chúng hùng hậu của Phật Giáo Hòa Hảo mà ủng hộ các chiến sĩ cách mạng tranh đấu cho Đất Nước.
Trái với chủ trương độc tài, vô sản hóa và tập sản hóa nông dân, chỉ coi công nhân vô sản mới là chủ lực cách mạng; trái với chủ trương phân tán gia đình, tha hóa con người của Cộng Sản, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã tuyên bố quyết tâm xây dựng một xã hội dân chủ tự do, công bằng và nhân đạo. Đáp ứng khát vọng tất nhiên của nông dân muốn được sở hữu đất đai để tự do mưu sinh v.vv.., chủ trương Dân Xã Đảng thật sự đã đối chọi với chủ trương giải phóng nông dân theo Cộng Sản chủ nghĩa. Xây dựng một xã hội không có bóc lột bất công, cá lớn nuốt cá bé như xã hội Tư Bản, hay độc tài giai cấp theo quan niệm Cộng Sản, là một chủ trương để nắm vững quần chúng, khỏi bị mê hoặc vì tuyên truyền của Cộng Sản Đệ Tam.
Đảng Cộng sản Đệ tam đã nhận thức thấy chủ trương Dân Xã Đảng đối chọi hẳn với chủ trương Cộng sản. Sự thù ghét ấy được biểu lộ rõ ràng khi CS đã ám sát Ông Hội đồng Nguyễn Văn Nhiều là người đã cho mượn nhà trong 3 ngày để Đức Thầy và các nhân sĩ thảo luận chánh thức thành lập Dân Xã Đảng.
Dân Xã Đảng ra đời ngày 21 tháng 9 năm 1946 với 9 ủy viên gồm có: Tổng Bí thư: Nguyễn Bảo Toàn Ủy viên Ngoại giao: Nguyễn Văn Sâm Ủy viên Chánh trị: Trần Văn Ân Ủy viên Tuyên huấn: Lê Văn Thu Ủy viên: Lâm Văn Tết Ủy viên : Đỗ Phong Thuần Ủy viên Trần Văn Tâm (Phật giáo Hòa Hảo) Ủy viên liên lạc: Lê Văn Thuận ( Phật giáo Hòa Hảo) Ủy viên: Huỳnh Giáo Chủ (Phật giáo Hòa Hảo)
Phụ trách thảo Tuyên Ngôn VNDCXHD được biết do ông Trần Văn Ân phụ trách. Tuy nhiên, những chi tiết đã được Đức Thầy đề nghị và được đồng ý chấp thuận. Các ý kiến này có thể quả quyết là do Đức Thầy đã từng thảo luận từ trước với các nhân vật cách mạng, đặc biệt là Ông Phan Văn Hùm. Ông Hùm đã bị Việt Minh thủ tiêu trước đó một năm (1945). Việc này có thể chứng minh khi Nguyễn Văn Trấn (Quốc Gia Tự vệ cuộc Việt Minh) đề cập trong sách của ông (Viết cho Mẹ và Quốc hội, Trang 110: Đặc biệt là Phan Văn Hùm đã thảo lời hịch và chương trình cho Dân Chủ Xã Hội Đảng cho đức Chí Tôn làm chủ miền Tây...).
Dân Xã Đảng, một chánh đảng có hậu thuẩn quần chúng nông thôn, được Đức Huỳnh Phú Sổ lãnh đạo, là cái gai trong con ngươi các cán bộ lãnh đạo Cộng sản thời bấy giờ. Việc đảng Cộng sản phải thanh toán người lãnh đạo là việc phải đến.
Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ và Kháng Chiến Nam Bộ:
Ngay cả trước ngày xảy ra cuộc kháng chiến ở miền Nam, sau ngày Nhựt đảo chánh Pháp, ông Huỳnh Phú Sổ đã đi hầu như khắp miền Tây Nam bộ để thuyết giảng và khuyến nông, nhân có vụ cứu đói cho miền Bắc. Trong vòng hai tháng, từ 10-6-1945 đến thượng tuần tháng 8, 1945, Đức Thầy thuyết giảng tại 107 địa điểm (Thất Sơn Mầu Nhiệm, trang 246 của Dật sĩ và Nguyễn Văn Hầu).
Thoát ra khỏi sự bao vây của thực dân Pháp, Đức Thầy đã thành lập tổ chức Việt Nam Vận Động Độc Lập Hội. Cùng với các hội đoàn yêu nước, ngày 14-8-1945, Đức Thầy đã đứng chung trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất. Quần chúng Nam Bộ đã ủng hộ nhiệt liệt Mặt Trận trong cuộc biểu tình 200.000 người ngày 21-8-1945. Rất tiếc là vì Nhật thất trận nên Mặt Trận Quốc Gia lại tỏ thiện chí sẵn sàng giao quyền cho Việt Minh là một tổ chức có hi vọng thành công tranh thủ độc lập vì họ được Đồng Minh ủng hộ!. Trần Văn Giàu đã phỗng tay trên để tuyên bố thành lập Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ ngày 25-8-1945 với chín người mà hết tám là cán bộ Cộng sản. Sự bất bình của dân chúng và các đảng phái trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đã đưa đến việc triệu tập buổi hội ngày 4-9-1945 tại trường Mỹ Thuật Gia Định để cải tổ Lâm Ủy. Đức
Huỳnh Giáo Chủ đã chủ tọa phiên họp này. Các cán bộ Trung Ương được Hồ Chí Minh phái vào Nam như Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh có mặt trong buổi hội đã đi đến quyết định trên nguyên tắc phải cải tổ Lâm Ủy.
Ngày 7-9-1945 tại trụ sở Tổng công đoàn đường Lagrandière, Trần Văn Giàu phải chấp nhận để Phạm Văn Bạch làm chủ tịch Ủy ban Nhân dân Nam bộ (thay thế Lâm Ủy Hành Chánh). Trần Văn Giàu xuống làm phó nhưng vẫn giữ chức Ủy viên Quân sự. Trong buổi hội này, Giàu được Lý Huê Vinh cho biết Hòa Hảo sẽ biểu tình ở Cần Thơ vào sáng hôm sau. Giàu đã du côn đập bàn chất vấn Đức Thầy: Ông Giáo chủ nghĩ sao?. Ông Huỳnh Phú Sổ đã ôn tồn cho biết đó là một cuộc biểu tình hợp pháp, đã được xin phép trước với chánh quyền địa phương.
Cuộc biểu tình ủng hộ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất và chống độc tài đã bị đàn áp dữ dội. Ba nhân vật trong ban tổ chức: Huỳnh Thành Mậu, em của Đức Thầy, Trần Văn Hoành trưởng am của ông Trần Văn Soái, nhà văn Việt Châu Nguyễn Xuân Thiếp bị đưa ra xử tử ở sân vận động Cần Thơ. Trong quyển Cách Mạng Tháng Tám trang 360, quyển II của Nhà Xuất bản Sử học, in ở Hà Nội năm 1960 có viết: Bọn phản động trong đạo Hòa Hảo đã cử tên tờ-rốt-kít Nguyễn xuân Thiếp, đại diện cho trung ương Hòa Hảo làm tổng chỉ huy cuộc bạo động lật đổ chánh quyền cách mạng ở Cần Thơ. (Trong hàng ngũ Đệ Tứ không bao giờ có tên của Việt Châu, Nguyễn Xuân Thiếp. Gán cho Việt Châu là trốt kít để có cớ thanh toán!). Rất nhiều cán bộ PG Hòa Hảo ở các tỉnh khác cũng bị bắt và bị giết. Ông Lâm Thành Nguyên đã may mắn thoát chết ở Trà Vinh trong giai đoạn này.
Tại Sài Gòn đêm 9-9-1945 Trần Văn Giàu ra lịnh cho Quốc Gia Tự Vệ Cuộc của Nguyễn Văn Trấn bao vây trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, góc đường Miche (Phùng Khắc Khoan sau này), nhưng không bắt được Đức Thầy.
Ngày 23-9-1945, ngày mở màn cuộc kháng chiến Nam Bộ, bốn sư đoàn dân quân được thành lập cùng lúc với Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đã nhứt tề đứng lên phong tỏa Sài Gòn trong khi các bộ phận của Trần Văn Giàu đều chạy thoát về Chợ Đệm (Tân An). Bốn sư đoàn đang thành lập này (Sư đoàn 1: Bình Xuyên và cựu quân nhân; Sư đoàn 2: Cao Đài với 3000 binh sĩ trong tổ chức Heiho; Sư đoàn 3: Dân Quốc Quân của tướng Nguyễn Hòa Hiệp; Sư đoàn 4: Hòa Hảo) đã lâm trận và Pháp đã xin thương thuyết, hoãn binh từ 1-10 đến 10-10-1945.
Thay vì nên thừa cơ hội hưu chiến để củng cố lại lực lượng chống Pháp, lợi dụng sụ rảnh tay này, Trần Văn Giàu đã ra lịnh lùng bắt và thủ tiêu các chiến sĩ cách mạng quốc gia, từ Hồ Văn Ngà đến Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo, Trần Quang Vinh và nhất là các cán bộ Đệ Tứ: Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh v.v... Cuộc khủng bố trắng này là một tội ác tày trời của Trần Văn Giàu đã tiêu diệt các nhân tài trí thức yêu nước của miền Nam. Trong tài liệu Tặng thế hệ nay và mai sau, ông Trịnh Hưng Ngẫu có viết: Ngày 13-6-1946, Trần Văn Giàu chạy thoát sang Bangkok (Thái Lan)... và thú nhận chính hắn ra lịnh thủ tiêu gần hai ngàn năm trăm (2500) cán bộ quốc gia... Chủ trương dài hạn của Cộng sản Đệ tam thực hiện trên căn bản lý luận là: cán bộ lãnh đạo không thể thay thế trong một thế hệ... Tiêu diệt các phần tử lãnh đạo của giới quốc gia là tiêu diệt cái đầu lãnh đạo trong nhiều thế hệ....
Trần Văn Giàu chạy qua Thái Lan, Dương Bạch Mai thoát ra Bắc..., bỏ lại việc chống Pháp cho các tổ chức ái quốc tự đảm nhiệm! Vào tháng 2-1946, tướng Nguyễn Bình được Trung Ương Bắc bộ phái vào Nam để xây dựng lại kháng chiến Nam bộ. Nguyễn Bình tức Nguyễn Phương Thảo đã từng hoạt động trước kia với tướng Nguyễn Hòa Hiệp của miền Nam dưới danh nghĩa Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nguyễn Bình đã bỏ đảng qua đầu Cộng sản Đệ tam và lúc đó đang chỉ huy Đệ tứ Chiến khu ở Bắc. Được chỉ thị vào Nam thật ra là thủ đoạn để đưa Nguyễn Bình khỏi vùng anh ta đang gây thế lực ở Bắc?. Rút tỉa kinh nghiệm máu xương đắt giá năm 1945, các chiến sĩ cách mạng miền Nam đều đã cảnh giác, luôn luôn đề phòng âm mưu của ông tướng độc nhãn này.
Để tránh các âm mưu Cộng sản Đệ tam thao túng, các tổ chức cách mạng miền Nam đã thảo luận kín đáo để tổng hợp lại các lực lượng quân sự trong một mặt trận chung. Ngày 2-4-1946, một phiên họp đã được triệu tập tại Bà Quẹo để thành lập Ủy ban Liên hiệp Kháng chiến. Tiếp theo đó, ngày 20-4-1946, một đại hội quân chính được Vũ Tam Anh triệu tập cũng ở Bà Quẹo là vùng của Huỳnh Văn Trí, Chỉ huy trưởng Vệ Quốc Đoàn Bà Quẹo. Trong phiên họp ba ngày này, giáo sư Phạm Thiều là đại diện phòng chính trị khu 7 của Nguyễn Bình. Mai Thọ Trân đại diện cho Hà Huy Giáp của Kỳ bộ Việt Minh. Các đại diện tôn giáo đều có mặt: Huỳnh Giáo chủ (Hòa Hảo), Lê văn Tỵ ( Cao Đài), Linh mục Nguyễn Bá Sang (Thiên chúa giáo), Lâm văn Hậu (Tịnh độ Cư sĩ). Các đảng phái có: Trần Văn Lâm (Việt Nam Quốc Dân Đảng), Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Bảo Toàn (Việt Nam Quốc Gia Độc Lập). Các đại diện lực lượng quân sự đều có đủ. Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp đã được ra đời sau đó và Ban Chấp hành đã được thành lập với Huỳnh Giáo chủ làm chủ tịch.
Quân Pháp đã tìm cách tiêu diệt mặt trận quốc gia thống nhất này. Cộng sản Đệ tam cũng sợ Mặt trận Liên hiệp là đối thủ của Việt Minh nên Nguyễn Bình và giáo sư Phạm Thiều đã được chỉ thị phải rút ra khỏi Mặt trận Liên hiệp. Cộng sản cho ra đời Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam tức Hội Liên Việt và dùng thủ đoạn hành chánh giải tán Mặt trận. Họ lấy lý do là vì thường có sự lầm lẫn giữa Liên Hiệp và Liên Việt. Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp vì thế phải được giải tán để sát nhập vào Hội Liên Việt!
Trong tình huống đó, Mặt trận Quốc gia Liên hiệp đã bí mật thỏa thuận đoạt lấy thế chủ động ở miền Hậu giang và bỏ khu 7 cho Nguyễn Bình.
Ngày 21-9-1946, Đức Huỳnh Giáo chủ cho ra mắt Dân Xã Đảng để tổ chức quần chúng Hòa Hảo. Trong tinh thần hợp tác hành quân nhưng vẫn giữ đơn vị quân sự riêng, không nhận các chính trị viên của Nguyễn Bình gởi đến, Đức Huỳnh Giáo Chủ đồng ý nhận lời tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ với chức Ủy viên Đặc biệt (14-11-1946). Đầu tháng 2-1947 tại Tòa thánh Tây Ninh đã có một cuộc họp giữa Đức Huỳnh Giáo chủ và Hộ pháp Phạm Công Tắc để thỏa thuận việc kín đáo và bất ngờ di chuyển các lực lượng vũ trang về chiến khu 8 và 9 miền Tây vào ngày 5-4-1947.
Kế hoạch này chắc hẳn bị Việt Minh phát hiện. Nguyễn Bình đã ra lịnh ngăn chận các sự di chuyển. Chi đội 18 của Nguyễn Văn Xuyến và chi đội 12 của Huỳnh Tấn Chùa đã phục kích làm trở ngại việc tiến quân về miền Tây. Nguyễn Bình cũng đã ngầm thông báo để phi cơ Pháp oanh tạc cuộc chuyển binh. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên đã phải kẹt lại. Chỉ có các đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt là thoát được về Đồng Tháp.
Kế hoạch gom quân này chính là yếu tố chánh khiến Đảng Cộng sản Đệ tam đã phải đi đến quyết định ám hại cho bằng được Đức Huỳnh Giáo Chủ.
Sự ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ ngày 16-4-47:
Âm mưu ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ đã được xếp đặt bằng cách mời Đức Thầy từ chiến khu 7 là chiến khu miền Đông, về Hậu giang để hòa giải các xung đột giữa Việt Minh và Hòa Hảo Dân Xã.
Trần Văn Nguyên, Thanh tra Chánh trị miền Tây Nam bộ và Bửu Vinh mời Đức Thầy đến hội ở làng Tân Phú. Ngày 15-4-1947, Trần Văn Nguyên đón Đức Thầy ởû chợ Ba Răng và buổi trưa đi cùng ghe đến Đốc Vàng hạ thuộc thôn Tân Phú. Sáng ngày hôm sau, 16-4-47, Đức Thầy hội đàm với Trần Văn Nguyên và sau đó, phái người đi cùng Nguyên đến các thôn để hòa giải.
Cũng vào buổi trưa, 16-4-47, Bửu Vinh lại đến xin Đức Thầy đi ngay Lấp Vò vì Dân Xã giết Việt Minh ở đó. Đức Thầy đòi Bửu Vinh cùng đi nhưng Vinh từ chối, đòi phải có bộ đội võ trang hộ tống mới đi. Đức Thầy đã hỏi: Tại sao tôi có một ít người, không có bộ đội ủng hộ, lại dám vào sào huyệt của các ông?. Bửu Vinh đành phải nhận lời và yêu cầu Đức Thầy đến văn phòng của y cùng đi. Trong lúc đó Trần Văn Nguyên lại trở về gặp Đức Thầy để đưa một điện tín của Ủy ban Hành chánh Nam Bộ mời Đức Thầy về miền Đông lập tức để dự một phiên họp bất thường. Đức Thầy từ chối vì còn lo việc hòa giải. Trần Văn Nguyên vội vã đi ngay trong đêm.
Trong buổi hội đêm 16-4-1947 với Bửu Vinh, tám người đã vào đâm bốn tự vệ quân của Đức Thầy. Ba người bị chết trừ một người là Phan Văn Tỷ đã tránh được và ra ngoài bắn tiểu liên phi báo.
Từ đêm đó, bặt tin về Đức Thầy. Sau ngày 16-4-1947, Cộng sản đã khủng bố ác liệt tín đồ Hòa Hảo. Hơn cả chục ngàn người đã bị giết và chôn trong những hầm tập thể ở các vùng Phú An Phú Lâm, Tân Thành Cái Cái... Sự đối kháng của cán binh PG Hòa Hảo chống lại sự đàn áp của Việt Minh cũng không kém phần khốc liệt.
Trong tình huống phải đối đầu với Pháp trước mặt và Việt Minh sau lưng, vấn đề phải hợp tác với Pháp là một việc khó xử nhưng đã phải đưa đến việc ký kết Hiệp ước Liên quân ngày 18-5-1947 giữa ông Trần Văn Soái và Đại tá Cluzet ở Cần Thơ.
Kết luận:
Như đã trình bày ở các đoạn trên, ở Nam bộ, Đảng Cộng sản Đệ tam đã phải đối đầu với một Giáo Chủ có trên hai triệu tín đồ được tổ chức trong lực lượng bán quân sự Bảo An Đoàn. Thứ đến họ đã phải tranh đấu về mặt chính trị với chủ trương xây dựng một xã hội dân chủ tự do, công bằng và nhân đạo của Dân Xã Đảng, khác với chủ trương độc tài, vô sản hóa và tập sản hóa nông dân của Cộng sản. Cuối cùng Đảng phải quyết liệt chống lại kế hoạch gom lực lượng võ trang các tổ chức quốc gia định nắm lấy thế chủ động ở hai chiến khu đồng bằng sông Cửu Long là khu 8 và khu 9. Vì thế Đảng phải nhất quyết ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ!
Những thảo luận đi đến quyết định nầy ắt hẳn cũng rất gay go vì khó tiên đoán được hậu quả. Người viết bài còn giữ được các cuộn băng ghi âm buổi nói chuyện của Trần Văn Giàu, ngày 17-10-1989 ở Paris. Trần Văn Giàu đã cho biết: Chúng tôi đã có lúc định bắt Huỳnh Phú Sổ để đưa ra Bắc, nhờ Chủ tịch Hồ Chí Minh thuyết phục....
Gần đây hơn, hai sử liệu hiện lưu trữ ở Thư Viện Quốc Gia Pháp ở Paris (Bibliothèque Nationale de Paris-Centre des Hautes Études sur lAfrique et lAsie Moderne - Notes sur le PGHH, Tác giả: Savany), đã đưa thêm một khía cạnh mới liên quan đến sự ám hại Đức Huỳnh Phú Sổ: 1. Quyết Định đề ngày 28-4-1947 của Ủy ban Hành chánh Nam bộ, do Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Thuần ký: Cách chức Ủy viên Đặc biệt và truy tố Huỳnh Phú Sổ về tội phản bội. 2. Thông Cáo ngày 20-5-1947 của Ủy ban Hành chánh Nam bộ cho biết một phiên tòa đặc biệt được thành lập ngày 25-4-1947, đã lên án tử hình và cho hay đã xử tử Huỳnh Phú Sổ. (Các tài liệu này đã được nhà văn Như Phong Lê Văn Tiến phát hiện khi sang Pháp sưu tầm trong văn khố Thư Viện Quốc gia Paris).
Nếu tra lại lịch trình, chúng ta nhận thấy Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ bị ám hại đêm 16-4-1947. Quyết định truy tố của Ủy ban Hành chánh Nam bộ đề ngày 28-4-1947 và Thông cáo của Ủy ban nói trên đề ngày 20-5-1947.
Việc này khiến ta có thể tự hỏi: 1- Sau khi đã ám hại Đức Thầy, Ủy ban Hành chánh Nam bộ đã ra Quyết định và Thông cáo để dối trá hợp thức hóa việc làm của Việt Minh chăng? 2- Phiên tòa đó có thật sự diễn ra không và thành phần gồm những ai? Vì sao trong Quyết Định ngày 28-4-1947, không có đoạn nào đề cập đến phiên tòa đặc biệt ngày 25-4-1947 (tức là 3 ngày trước khi có Quyết Định), đã được ghi trong Thông cáo ngày 20-5-1947? 3- Trong đoạn 3 của Quyết Định do ông Phạm Ngọc Thuần ký có ghi: Quyết Định này sẽ được điện về Chánh phủ Trung ương trong thời hạn ngắn nhất. Như vậy ắt hẳn Hà Nội nay hãy còn lưu giữ trong văn khố? 4- Tại sao một quyết định quan trọng như trên lại do Phạm Ngọc Thuần là Phó Chủ tịch ký, thay vì đáng lý ra phải do Chủ tịch UBHC Nam bộ là ông Phạm Văn Bạch ký?
Ông Phạm Ngọc Thuần là người ký Quyết Định đề ngày 28-4-1947 hiện còn sống hồi hưu ở Pháp sau thời gian giữ chức Đại sứ của chánh phủ Hà Nội. Chỉ có nhân chứng này mới soi sáng được thắc mắc của chúng ta mà thôi, nếu ông còn là một trí thức lương thiện trước Tòa án Lịch sử.
B.S. Trần Nguơn Phiêu
Texas, ngày 1-1-2000.
Để thành kính tưởng nhớ nhân
Ngày Lễ Đản Sanh thứ 80 của Đức Thầy
LTS: BS Trần Nguơn Phiêu, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Hội Y Sĩ VN tại Hoa Kỳ và Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Y Sĩ Quốc Tế Việt Nam Tự Do, đang phát biểu cảm tưởng trong một buổi trao đổi giáo lý PGHH tại Hội Quán PGHH/Nam California (20- 3- 2000)
Gửi ý kiến của bạn