*Tây An cổ tự mùa khai đạo năm thứ 63.
Kính tưởng nhớ hương hồn anh HAI TẬP
Tổng Đoàn Trưởng Bảo An PGHH-DX.
Chí Trung
Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH có thế danh là HUỲNH PHÚ SỔ, sinh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi, nhằm ngày 15 tháng Giêng dương lịch 1919 tại làng Hòa Hảo, Quận Tân Châu, Tỉnh Châu Đốc.
Do căn cơ thiên định..., đến năm 1939 Ngài bắt đầu khai đạo tại làng Hòa Hảo với giáo lý theo chân truyền của Đạo Phật Thích Ca và lấy đạo danh là Phật Giáo Hòa Hảo. Lúc ấy Ngài vừa tròn hai mươi tuổi.
Tư tưởng của Đức Huỳnh Giáo Chủ thật phong phú và rộng rãi, nên từ Đông sang Tây những nhà nghiên cứu về tôn giáo đều đồng nhứt cho rằng: Đức Giáo Chủ PGHH là bậc siêu phàm đại giác ngộ. Hay là vị Phật sống của thế kỷ hai mươi.
Một số học giả uyên bác đã xác nhận rằng: Đức Huỳnh Giáo Chủ là nhà đại cách mạng:
Cách mạng Tôn giáo, Cách mạng Dân tộc và Cách mạng Xã hội.
Về cách mạng Tôn giáo, có thể tóm lược bằng hai câu thơ của Ngài là: Tu không cần lạy cần quì, Ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau.
Về cách mạng dân tộc, với giáo pháp TỨ ÂN Ngài phán rằng: Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, Quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm.
Về cách mạng xã hội, Ngài khuyên: Chừa bỏ mê tín dị đoan, tương thân tương ái lẫn nhau và đưa ra những điều xây dựng sự công bằng trong tình thương đồng bào và nhân loại.
Với truyền thống Phật giáo đã có từ hàng ngàn năm trước của dân tộc VIÊT NAM, được Đức Huỳnh Giáo Chủ khai triển theo phương pháp: HỌC PHẬT TU NHÂN. Thế nên mỗi người tín đồ thuần thành của Ngài đều xuất phát được tinh thần Đại từ, đại bi, vừa đạt đạo trong tinh thần Đại hùng, đại lực. Từ đó, PGHH không phải đến từ các thế lực ngoại xâm để đô hộ đất nước VN, khống chế tinh thần nhân dân và nô lệ hóa con người.
Ngay từ buổi đầu, PGHH đã được quần chúng đón tiếp nồng nhiệt và chẳng bao lâu đã trở thành một tôn giáo có nhiều triệu tín đồ. Nhưng tiếc thay đất nước VN vào thời Đức Huỳnh Giáo Chủ khai đạo bị ảnh hưởng cuộc chiến tranh đệ nhị thế chiến (1939-1945), nên PGHH chỉ phát triển mạnh ở miền Tây chớ chưa lan rộng khắp nước VIÊT NAM.
Sau 6 năm hoằng pháp khai đạo, tức là vào năm 1945, khi toàn dân VN đứng lên dành độc lập, đánh đuổi thực dân Pháp, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã huy động khối tín đồ PGHH tham gia cuộc kháng chiến cùng toàn dân. Ngài kêu gọi: Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa, Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. Đền xong nợ nước thù nhà, Thiền môn trở gót Phật Đà nam mô Và cũng từ thời điểm nầy, sự bất hạnh bao trùm lên đất nước khi một số người chạy theo tà thuyết vô thần Cộng Sản với sự tiếp tay của CS quốc tế để cướp công kháng chiến của dân tộc VN. Rồi cũng từ đó, đất nước và dân tộc rơi vào cảnh máu lửa lầm than, nồi da xáo thịt vì cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng sản. Muốn tìm hiểu thêm về PGHH của Đức HUỲNH GIÁO CHỦ, chúng ta hảy mở quyển SẤM GIẢNG THI VĂN của Ngài ra và thắp nén nhang lòng lên mà đọc. Đọc với tấm lòng thiết tha thương yêu nòi giống, thương yêu giang sơn gấm vóc của Tổ tiên ta, để thấy những gì cần phải hành động?
Hành động để cứu vớt bản thân và gia đình chúng ta, cứu vớt dân tộc và đất nước VN đang đứng trước bờ vực thẳm bởi một chế độ hung tàn của loài thú đội lốt người.
Hai mươi bảy năm qua tính từ ngày mất miền Nam, người Việt tỵ nạn hải ngoại đã làm rất nhiều, nhưng chưa có được thành quả cụ thể nào cho quê hương và dân tộc. Để đến giờ phút nầy, Việt kiều ở hải ngoại muốn về thăm mồ mả tổ tiên, cha mẹ già yếu v.v...đều tự cảm thấy lòng mình ray rứt, vì trước đây đã chạy thoát được CS, mà nay lại trở về vùng đất cộng sản vẫn còn đang ngự trị, nơi mà ngày xưa mình đã trốn chui, trốn nhủi ra đi tránh họa cộng sản.
Sau năm 1985, CSVN cần đô la để củng cố chế độ, thì chúng đã dùng mỹ từ ve vãn hai triệu người Việt tỵ nạn ở hải ngoại là: khúc ruột xa ngoài ngàn dậm. Chúng còn dùng lời ca rên rỉ một cách não nuột như: Quê hương là con đò nhỏ, quê hương là chùm khế ngọt! Xót xa thay, trong những năm gần đây, người Việt tỵ nạn hải ngoại kéo nhau về thăm quê hương đem lại cho CSVN khoảng một tỷ đô la mỗi năm, để chúng nhờ đó mà củng cố chế độ phi nhân và tiếp tục bóc lột gần tám mươi triệu đồng bào ruột thịt nơi quê nhà!
Chào mừng ngày 18 tháng 5 âm lịch, kỷ niệm 63 năm khai sáng nền đạo PGHH của Đức Huỳnh Giáo Chủ (nhằm vào ngày 28-6-2002), người Việt Nam yêu nước dù trong đạo hay ngoài đời, quốc nội hay hải ngoại, cùng nhau thành tâm hướng về Thánh địa Hòa Hảo vùng đất linh thiêng đã khai nguyên nền đạo Dân tộc để chia xẻ niềm vui chung với khối tín đồ PGHH và nương theo ánh đuốc huệ soi đường của Ngài như qua hai câu thơ: Khắp Bắc Nam đùng đùng một trận, Ấy mới mong quốc vận phản hồi để cùng nhau hiệp sức vùng lên, phá tan mây mù cộng sản đã ác hại làm sụp đổ quê hương, phân ly dân tộc, giành quyền Tự Do cho toàn dân Việt.
Được vậy, chính đại khối dân tộc Việt Nam đã đại hùng hoàn thành sứ mạng thiết lập một niết bàn nơi hạ giới nhờ vào ánh đuốc huệ soi đường của Đức Giáo Chủ PGHH.
Kính tưởng nhớ hương hồn anh HAI TẬP
Tổng Đoàn Trưởng Bảo An PGHH-DX.
Chí Trung
Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH có thế danh là HUỲNH PHÚ SỔ, sinh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi, nhằm ngày 15 tháng Giêng dương lịch 1919 tại làng Hòa Hảo, Quận Tân Châu, Tỉnh Châu Đốc.
Do căn cơ thiên định..., đến năm 1939 Ngài bắt đầu khai đạo tại làng Hòa Hảo với giáo lý theo chân truyền của Đạo Phật Thích Ca và lấy đạo danh là Phật Giáo Hòa Hảo. Lúc ấy Ngài vừa tròn hai mươi tuổi.
Tư tưởng của Đức Huỳnh Giáo Chủ thật phong phú và rộng rãi, nên từ Đông sang Tây những nhà nghiên cứu về tôn giáo đều đồng nhứt cho rằng: Đức Giáo Chủ PGHH là bậc siêu phàm đại giác ngộ. Hay là vị Phật sống của thế kỷ hai mươi.
Một số học giả uyên bác đã xác nhận rằng: Đức Huỳnh Giáo Chủ là nhà đại cách mạng:
Cách mạng Tôn giáo, Cách mạng Dân tộc và Cách mạng Xã hội.
Về cách mạng Tôn giáo, có thể tóm lược bằng hai câu thơ của Ngài là: Tu không cần lạy cần quì, Ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau.
Về cách mạng dân tộc, với giáo pháp TỨ ÂN Ngài phán rằng: Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, Quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm.
Về cách mạng xã hội, Ngài khuyên: Chừa bỏ mê tín dị đoan, tương thân tương ái lẫn nhau và đưa ra những điều xây dựng sự công bằng trong tình thương đồng bào và nhân loại.
Với truyền thống Phật giáo đã có từ hàng ngàn năm trước của dân tộc VIÊT NAM, được Đức Huỳnh Giáo Chủ khai triển theo phương pháp: HỌC PHẬT TU NHÂN. Thế nên mỗi người tín đồ thuần thành của Ngài đều xuất phát được tinh thần Đại từ, đại bi, vừa đạt đạo trong tinh thần Đại hùng, đại lực. Từ đó, PGHH không phải đến từ các thế lực ngoại xâm để đô hộ đất nước VN, khống chế tinh thần nhân dân và nô lệ hóa con người.
Ngay từ buổi đầu, PGHH đã được quần chúng đón tiếp nồng nhiệt và chẳng bao lâu đã trở thành một tôn giáo có nhiều triệu tín đồ. Nhưng tiếc thay đất nước VN vào thời Đức Huỳnh Giáo Chủ khai đạo bị ảnh hưởng cuộc chiến tranh đệ nhị thế chiến (1939-1945), nên PGHH chỉ phát triển mạnh ở miền Tây chớ chưa lan rộng khắp nước VIÊT NAM.
Sau 6 năm hoằng pháp khai đạo, tức là vào năm 1945, khi toàn dân VN đứng lên dành độc lập, đánh đuổi thực dân Pháp, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã huy động khối tín đồ PGHH tham gia cuộc kháng chiến cùng toàn dân. Ngài kêu gọi: Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa, Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. Đền xong nợ nước thù nhà, Thiền môn trở gót Phật Đà nam mô Và cũng từ thời điểm nầy, sự bất hạnh bao trùm lên đất nước khi một số người chạy theo tà thuyết vô thần Cộng Sản với sự tiếp tay của CS quốc tế để cướp công kháng chiến của dân tộc VN. Rồi cũng từ đó, đất nước và dân tộc rơi vào cảnh máu lửa lầm than, nồi da xáo thịt vì cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng sản. Muốn tìm hiểu thêm về PGHH của Đức HUỲNH GIÁO CHỦ, chúng ta hảy mở quyển SẤM GIẢNG THI VĂN của Ngài ra và thắp nén nhang lòng lên mà đọc. Đọc với tấm lòng thiết tha thương yêu nòi giống, thương yêu giang sơn gấm vóc của Tổ tiên ta, để thấy những gì cần phải hành động?
Hành động để cứu vớt bản thân và gia đình chúng ta, cứu vớt dân tộc và đất nước VN đang đứng trước bờ vực thẳm bởi một chế độ hung tàn của loài thú đội lốt người.
Hai mươi bảy năm qua tính từ ngày mất miền Nam, người Việt tỵ nạn hải ngoại đã làm rất nhiều, nhưng chưa có được thành quả cụ thể nào cho quê hương và dân tộc. Để đến giờ phút nầy, Việt kiều ở hải ngoại muốn về thăm mồ mả tổ tiên, cha mẹ già yếu v.v...đều tự cảm thấy lòng mình ray rứt, vì trước đây đã chạy thoát được CS, mà nay lại trở về vùng đất cộng sản vẫn còn đang ngự trị, nơi mà ngày xưa mình đã trốn chui, trốn nhủi ra đi tránh họa cộng sản.
Sau năm 1985, CSVN cần đô la để củng cố chế độ, thì chúng đã dùng mỹ từ ve vãn hai triệu người Việt tỵ nạn ở hải ngoại là: khúc ruột xa ngoài ngàn dậm. Chúng còn dùng lời ca rên rỉ một cách não nuột như: Quê hương là con đò nhỏ, quê hương là chùm khế ngọt! Xót xa thay, trong những năm gần đây, người Việt tỵ nạn hải ngoại kéo nhau về thăm quê hương đem lại cho CSVN khoảng một tỷ đô la mỗi năm, để chúng nhờ đó mà củng cố chế độ phi nhân và tiếp tục bóc lột gần tám mươi triệu đồng bào ruột thịt nơi quê nhà!
Chào mừng ngày 18 tháng 5 âm lịch, kỷ niệm 63 năm khai sáng nền đạo PGHH của Đức Huỳnh Giáo Chủ (nhằm vào ngày 28-6-2002), người Việt Nam yêu nước dù trong đạo hay ngoài đời, quốc nội hay hải ngoại, cùng nhau thành tâm hướng về Thánh địa Hòa Hảo vùng đất linh thiêng đã khai nguyên nền đạo Dân tộc để chia xẻ niềm vui chung với khối tín đồ PGHH và nương theo ánh đuốc huệ soi đường của Ngài như qua hai câu thơ: Khắp Bắc Nam đùng đùng một trận, Ấy mới mong quốc vận phản hồi để cùng nhau hiệp sức vùng lên, phá tan mây mù cộng sản đã ác hại làm sụp đổ quê hương, phân ly dân tộc, giành quyền Tự Do cho toàn dân Việt.
Được vậy, chính đại khối dân tộc Việt Nam đã đại hùng hoàn thành sứ mạng thiết lập một niết bàn nơi hạ giới nhờ vào ánh đuốc huệ soi đường của Đức Giáo Chủ PGHH.
Gửi ý kiến của bạn