Từ giữa thế kỷ 20, Hoa kỳ và Liên sô trở thành hai đế quốc lớn, khống chế và điều động cả bầu trời thế giới. Đất nước VN là một trong những vùng đất tranh giành xâu xé của các đế quốc.
Lúc bấy giờ cái xu thế hướng về các cường quốc hay các đế quốc để làm tay sai hay để vận động đấu tranh cứu nước càng mạnh mẽ.
Đến các thập niên 60, 70, ở miền Nam VN thì mơ đi Tây, đi Mỹ, ở miền Bắc thì mơ đi Liên sô, Đông Đức v.và!
Đến thời cao điểm từ 1975 đến 1985, với làn sóng vượt biển ồ ạt, ai cũng muốn ra đi để thoát cảnh tù túng mất tự do và đói rách trên quê hương. Ai cũng hy vọng mình sẽ làm được một cái gì khi đến Tây, đến Mỹ hoặc đến ước? Ai cũng mơ đến hải ngoại, đến quốc tế và coi đó là con đường duy nhất để giải quyết những bế tắc của cá nhân cũng như của đất nước.
Nhưng vào khoảng năm 1939, có một người thanh niên tuổi khoảng hai mươi, đã đảo ngược lại xu thế ra đi. Đã không ôm những giấc mơ, những mộng tưởng ở bất cứ một phương trời nào ngoài phương trời quê hương VIỆT NAM.
Người thanh niên đó không đến Mạc Tư Khoa hay Hoa Thịnh Đốn, mà Người đã lội ngược dòng trở về núi Cấm, núi Thất sơn. Người không bắt chước những ý thức hệ của thế giới, những tư tưởng của thế giới dù Âu hay Á, những ngôn ngữ của thời đại là Cộng sản, Tư Bản ... đối với Người không cần thiết. Người thanh niên của chúng ta đã đi vào nông thôn và đến với quảng đại quần chúng nông dân, một tuyệt đại đa số của quốc dân VN để truyền đạt con đường tu thân cứu nước, không phải bằng học thuyết chủ nghĩa, bằng truyền đơn hay súng đạn mà bằng Thơ lục bát, thể thơ mang đầy hồn dân tộc và dễ dàng đi vào muôn lòng nhân gian.
Người thanh niên đó có tục danh là HUỲNH PHÚ SỔ, Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, thủ lãnh hay người sáng lậpï của Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, một nhà cách mạng Tam Thân: Cách mạng Tôn giáo, Cách mạng Dân Tộc và Cách mạng Xã Hội.
Vào thời gian 1946, Việt Nam mới thu hồi nền độc lập được một năm, sau khi bị thực dân Pháp cai trị hơn 80 năm, toàn dân từ Nam chí Bắc nhiệt tình cung hiến tài sản và sinh mệnh cho Tổ Quốc VN để bảo vệ nền độc lập. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã truyền dạy tín đồ của Ngài; Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, Quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm. Ngài kêu gọi: Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa, Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. Đền xong nợ nước thù nhà, Thiền môn trở gót Phật Đà nam mô
Và Ngài còn khuyên dạy tín đồ của Ngài, xông pha cứu nước để bảo vệ đất nước trước kẻ ngoại thù và nội thù của dân tộc, chớ không phải vì công hầu vương bá. Khi nào yên ổn rồi thì; Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật, Bụi hồng trần rứt sạch cửa không. Chuông linh ngân tiếng đại đồng, Ta bà thế giới sắc không một màu.
Với quyết tâm thực thi sự liên kết để bảo vệ giống nòi, chen vai gánh vác sơn hà trong cảnh lâm nguy, với sự thỏa thuận và đoàn kết của nhiều Đoàn thể ái quốc chân chính, Ngài đã đứng ra thành lập ĐẢNG VIỆT NAM DÂN CHỦ XÃ HỘI, được xem như là bước đầu tiên giúp tiến tới Dân Chủ Nhân Bản Vị toàn diện, để cùng nhau chống hai thứ giặc, đó là giặc Pháp và giặc Cộng sản.
Với một lập trường minh bạch về lý tưởng quốc gia, với chủ trương tiến bộ về cải tạo xã hội theo lý tưởng Dân Chủ Xã Hội, chính bản thân Ngài đã không nề nguy hiểm, gian khổ xông pha hoạt động, khi thì ở ngay trong vùng địch để chống địch, khi ra chiến khu bưng biền làm gương mẫu cho tín đồ hăng hái noi gương. Do đó, khối tín đồ PGHH đã tích cực kiên trì đấu tranh như một cuộc thánh chiến.
Nếu tính vào thời điểm 1946, khi Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng (gọi tắt là Đảng Dân Xã) thì Ngài quả là bậc siêu phàm. Vì chỉ trong một thời gian ngắn ngủi mà một thanh niên lúc đó 27 tuổi đã quy tụ được trên hai triệu người nhiệt huyết và trung kiên, dưới hai ngọn cờ thiêng liêng ÁI QUỐC và TÍN NGƯỠNG.
Kể từ ngày thành lập, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng đã không thoát khỏi sự bất hạnh chung của quốc gia dân tộc, có biết bao anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống mang theo bao nỗi uất hờn vì không giữ được nước! Và nhờ sự xả thân báo quốc đó mà chính nghĩa quốc gia dân tộc vẫn sáng ngời. Bổn phận những người còn lại là phải nối tiếp truyền thống của tiền nhân, gạt bỏ mọi dị đồng, nhất trí lao vào cuộc đấu tranh quật khởi của dân tộc, nhất định phải bùng nổ để quét sạch bạo quyền cộng sản hầu xây dựng một nước VN mới có đầy đủ DÂN QUYỀN, DÂN CHỦ và TỰ DO.
Thành tâm tưởng nhớ công đức của Đức HUỲNH GIÁO CHỦ nhân mùa Đại lễ kỷ niệm 62 năm khai sáng PGHH, khấn nguyện Ngài hộ trì cho đại khối dân tộc VN cũng như toàn thể tín đồ của Ngài được sớm hoàn thành sứ mạng cứu nguy cho Dân Tộc và Đạo Pháp.
Thành kính và tin tưởng.
Chí Trung
Lúc bấy giờ cái xu thế hướng về các cường quốc hay các đế quốc để làm tay sai hay để vận động đấu tranh cứu nước càng mạnh mẽ.
Đến các thập niên 60, 70, ở miền Nam VN thì mơ đi Tây, đi Mỹ, ở miền Bắc thì mơ đi Liên sô, Đông Đức v.và!
Đến thời cao điểm từ 1975 đến 1985, với làn sóng vượt biển ồ ạt, ai cũng muốn ra đi để thoát cảnh tù túng mất tự do và đói rách trên quê hương. Ai cũng hy vọng mình sẽ làm được một cái gì khi đến Tây, đến Mỹ hoặc đến ước? Ai cũng mơ đến hải ngoại, đến quốc tế và coi đó là con đường duy nhất để giải quyết những bế tắc của cá nhân cũng như của đất nước.
Nhưng vào khoảng năm 1939, có một người thanh niên tuổi khoảng hai mươi, đã đảo ngược lại xu thế ra đi. Đã không ôm những giấc mơ, những mộng tưởng ở bất cứ một phương trời nào ngoài phương trời quê hương VIỆT NAM.
Người thanh niên đó không đến Mạc Tư Khoa hay Hoa Thịnh Đốn, mà Người đã lội ngược dòng trở về núi Cấm, núi Thất sơn. Người không bắt chước những ý thức hệ của thế giới, những tư tưởng của thế giới dù Âu hay Á, những ngôn ngữ của thời đại là Cộng sản, Tư Bản ... đối với Người không cần thiết. Người thanh niên của chúng ta đã đi vào nông thôn và đến với quảng đại quần chúng nông dân, một tuyệt đại đa số của quốc dân VN để truyền đạt con đường tu thân cứu nước, không phải bằng học thuyết chủ nghĩa, bằng truyền đơn hay súng đạn mà bằng Thơ lục bát, thể thơ mang đầy hồn dân tộc và dễ dàng đi vào muôn lòng nhân gian.
Người thanh niên đó có tục danh là HUỲNH PHÚ SỔ, Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, thủ lãnh hay người sáng lậpï của Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, một nhà cách mạng Tam Thân: Cách mạng Tôn giáo, Cách mạng Dân Tộc và Cách mạng Xã Hội.
Vào thời gian 1946, Việt Nam mới thu hồi nền độc lập được một năm, sau khi bị thực dân Pháp cai trị hơn 80 năm, toàn dân từ Nam chí Bắc nhiệt tình cung hiến tài sản và sinh mệnh cho Tổ Quốc VN để bảo vệ nền độc lập. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã truyền dạy tín đồ của Ngài; Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, Quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm. Ngài kêu gọi: Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa, Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. Đền xong nợ nước thù nhà, Thiền môn trở gót Phật Đà nam mô
Và Ngài còn khuyên dạy tín đồ của Ngài, xông pha cứu nước để bảo vệ đất nước trước kẻ ngoại thù và nội thù của dân tộc, chớ không phải vì công hầu vương bá. Khi nào yên ổn rồi thì; Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật, Bụi hồng trần rứt sạch cửa không. Chuông linh ngân tiếng đại đồng, Ta bà thế giới sắc không một màu.
Với quyết tâm thực thi sự liên kết để bảo vệ giống nòi, chen vai gánh vác sơn hà trong cảnh lâm nguy, với sự thỏa thuận và đoàn kết của nhiều Đoàn thể ái quốc chân chính, Ngài đã đứng ra thành lập ĐẢNG VIỆT NAM DÂN CHỦ XÃ HỘI, được xem như là bước đầu tiên giúp tiến tới Dân Chủ Nhân Bản Vị toàn diện, để cùng nhau chống hai thứ giặc, đó là giặc Pháp và giặc Cộng sản.
Với một lập trường minh bạch về lý tưởng quốc gia, với chủ trương tiến bộ về cải tạo xã hội theo lý tưởng Dân Chủ Xã Hội, chính bản thân Ngài đã không nề nguy hiểm, gian khổ xông pha hoạt động, khi thì ở ngay trong vùng địch để chống địch, khi ra chiến khu bưng biền làm gương mẫu cho tín đồ hăng hái noi gương. Do đó, khối tín đồ PGHH đã tích cực kiên trì đấu tranh như một cuộc thánh chiến.
Nếu tính vào thời điểm 1946, khi Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng (gọi tắt là Đảng Dân Xã) thì Ngài quả là bậc siêu phàm. Vì chỉ trong một thời gian ngắn ngủi mà một thanh niên lúc đó 27 tuổi đã quy tụ được trên hai triệu người nhiệt huyết và trung kiên, dưới hai ngọn cờ thiêng liêng ÁI QUỐC và TÍN NGƯỠNG.
Kể từ ngày thành lập, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng đã không thoát khỏi sự bất hạnh chung của quốc gia dân tộc, có biết bao anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống mang theo bao nỗi uất hờn vì không giữ được nước! Và nhờ sự xả thân báo quốc đó mà chính nghĩa quốc gia dân tộc vẫn sáng ngời. Bổn phận những người còn lại là phải nối tiếp truyền thống của tiền nhân, gạt bỏ mọi dị đồng, nhất trí lao vào cuộc đấu tranh quật khởi của dân tộc, nhất định phải bùng nổ để quét sạch bạo quyền cộng sản hầu xây dựng một nước VN mới có đầy đủ DÂN QUYỀN, DÂN CHỦ và TỰ DO.
Thành tâm tưởng nhớ công đức của Đức HUỲNH GIÁO CHỦ nhân mùa Đại lễ kỷ niệm 62 năm khai sáng PGHH, khấn nguyện Ngài hộ trì cho đại khối dân tộc VN cũng như toàn thể tín đồ của Ngài được sớm hoàn thành sứ mạng cứu nguy cho Dân Tộc và Đạo Pháp.
Thành kính và tin tưởng.
Chí Trung
Gửi ý kiến của bạn