Đồng Đạo, Đồng Hành hay Sự Liên Hệ Vô Hình Không Dứt Được

03 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 13118)
Đồng Đạo, Đồng Hành hay Sự Liên Hệ Vô Hình Không Dứt Được
new_year_flower_2012_19-content



Trên con đường tu tập, sự nhìn thấy sai lầm của mình là một điều vô cùng khó khăn.
Tu tập, tiến hóa, thấy, biết, cải sửa là cả một tiến trình cần thời gian. Mau hay chậm là tùy theo sự giác ngộ và biết sám hối, cải sửa.

Thấy sai lầm của mình ở mỗi một giai đoạn tiến hóa giúp cho ta đẩy thêm một cánh cửa ngục nặng ngàn cân. Phải có ý chí, nội lực, tâm lực, và sức lực cộng với sự quả cảm ta mới có khả năng đó.

Vì sao cần có sự quả cảm mới có thể xô ngã được từng cửa ngục để bước dần đến ánh sáng của tuệ giác?

Vì có bao nhiêu người thấy biết lỗi lầm mà biết chấp nhận. Họ thường bao che và ngụy biện để rồi sẽ che lấp hết lỗi lầm của mình bằng biết bao lý do để tự bào chữa cho mình.

Nếu không có dũng cảm chấp nhận khi thấy biết lỗi lẫm của mình và hùng dũng cải sửa để mở cửa ngục buông bỏ sự nhát hèn, tự ái, tự cao, tự đại của mình, thì con đường tu tập phải chăng sẽ lỡ dỡ, hụt hẫng, và ta ôm cái ta vĩ đại nhưng đầy sai lầm nặng ngàn cân đó đi trọn con đường còn lại của mình một cách khó khăn lẫn mù quáng.

Để không hối tiếc ta phải nhanh nhẹn bắt chụp lấy cái thấy trong tíc tắc sai lầm ngu muội của mình và đừng bỏ lỡ cơ hội và lấy hết sức lực đẩy nhanh cánh cửa ngục tù ngu muội của mình. Ta sẽ thấy được kết quả của một công trình tu tập đầy hữu lợi cho ta và người.

Đồng đạo là những người đã chọn và đi chung một con đường tiến tới chân lý. Cùng đi, cùng tu tập nhưng kẻ đến trước người đến sau, kẻ thấy trước người thấy sau, và đã là đồng đi, đồng tu, đồng tiến, người đi trước phải có bổn phận dắt dìu người đi sau.

Đã gọi là đồng đạo thì là có thiện duyên để tu tập theo một pháp tu, một giáo lý, một con đường, một Giáo Chủ. Tất cả đều có một cộng nghiệp ràng buộc bằng tâm linh, bằng một nghiệp lực. Phải cùng nhau chia sẻ khó khăn tu tập để giải trừ nghiệp lực đó để cho con đường tìm chân lý bất phân càng lúc càng sáng tỏ đem hữu lợi cho dân tộc và đạo pháp.

Ta và đồng đạo không có con đường riêng rẽ mà phải cùng bước trên con đường độc đạo. Mỗi người tu tập, độc hành trên một con đường chung phục vụ dân tộc, con người để tiến tới chân lý bất phân hòa đồng bất giai bất biến.

Vì thế tuy cô đơn mà không cô đơn, tuy độc hành mà lại đồng hành. Cô đơn, độc hành, độc đạo để tự tu tự tiến, nhưng muốn phục vụ con người thì phải đồng hành, đồng tu đồng tiến, để phục vụ cho Đại Ngã - một thế giới đại đồng nhất thể.

Ta cô đơn để tu, để sửa, nhưng khi tu và sửa rồi ta phải tiến đến phục vụ cho tha nhân vì con đường tu của ta không phải nhằm chỉ hữu lợi cho tiểu ngã, cho một mình ta, mà cho một thế giới nhỏ gọi là “đồng đạo, đồng hành” để bước tới phục vụ một thế giới rộng lớn hơn là “Đại Đồng.”


Vì thế ta và người tuy khác mà không khác, tuy xa mà gần, tuy riêng mà chung. Ta cần người cũng như người cần ta.

Một sự liên hệ vô hình không dứt được!

Nguyễn Huỳnh Mai
trích "Nhật Ký Tâm Linh 5: TÂM ĐẠO DÂN TỘC
http://nguyenhuynhmai.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 201612:15 CH(Xem: 17607)
Ngô Tấn Nghĩa. Kể từ ngày ra mở Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, 18-5-Kỷ mão (4-7-1939), đến ngày thọ nạn ra đi (25-2 nhuần-Đinh hợi, 16-4-1947), Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đã xả thân cống hiến ơn cứu khổ cứu nạn cho thế gian 7 năm 10 tháng 12 ngày, trong đó, gần 6 năm thuần túy hoằng pháp và non 2 năm dấn thân cứu quốc.
17 Tháng Ba 201610:45 SA(Xem: 12337)
Phật Giáo phát nguồn từ hơn 2,500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.
17 Tháng Bảy 20156:16 SA(Xem: 20986)
Kim Định: Tôi vừa đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa nông nghiệp.
07 Tháng Sáu 201510:35 CH(Xem: 15982)
Một khi tất cả niềm tin yêu không còn hiện diện trong lòng, con người sẽ cảm thấy mình chẳng còn nghị lực để sống nữa. Lúc đó họ chỉ thấy trước mắt một màu đen lạnh lùng, không một điểm nương tựa, không một nẽo về.
27 Tháng Năm 201510:10 SA(Xem: 14995)
Bài nói chuyện này được tác giả trình bày trong buổi ra mắt tác phẩm “Một Cơn Gió Bụi” của tác giá Trần Trọng Kim hôm Chủ Nhật 24-5-2015 tại hồi Trường Việt Báo, Westminster.
13 Tháng Hai 20159:12 CH(Xem: 14511)
Người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo là Đức Huỳnh Giáo Chủ, do nhu cầu truyền giáo của mình, cũng đã có phần đóng góp rất lớn trong công cuộc truyền bá này.
04 Tháng Giêng 201511:04 SA(Xem: 17878)
Đồng đạo Trần Phú Hữu trả lời cho đồng đạo Nguyễn Hoài Ân
15 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 10318)
Lễ Vu-Lan còn gọi là Vu-Lan bồn, là một lễ lớn của Phật-Giáo. Phật-Giáo Hòa-Hảo của chúng ta cũng phát-xuất từ Đạo Phật , thế nên hằng năm chúng ta cũng tổ-chức ngày lễ nầy.
06 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 13138)
Những buổi sinh hoạt của chư vị đồng đạo PGHH không nặng phần thờ cúng, và luôn luôn có phần đọc «Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý», nhằm nhắc nhở mọi người nhớ những lời dạy dỗ, khuyên bảo, khuyến tu của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Đây chính là điểm quan trọng.
26 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 12753)
Vị giáo chủ, có một không hai, của dân tộc không chỉ đã thấu triệt giáo lý của Phật, nhưng đã thể hiện trọn vẹn tinh thần đại từ, đại bi, đại hùng, đại lực của Phật trong việc sáng lập ra và dẫn dắt Phật Giáo Hòa Hảo trên con đường xây dựng lại đất nước, xây dựng lại con người, và xây dựng lại xã hội Việt Nam.