- Kim Định tên đầy đủ là Lương Kim Định
- Sinh ngày 15 tháng 6, 1914 tại Trung Thành, Nam Định
- Giáo Sư, Triết Gia, Linh Mục Thiên Chúa Giáo .
- Tốt nghiệp triết học tại chủng viện Saint Albert Le Grand Pháp.
- Năm 1943 đến 1946 ông dạy triết học tại Chủng Viện Bùi Chu.
- Năm 1947, ông lại sang Pháp nghiên cứu về triết học 10 năm tại Institut des Hautes Etudes Chinoise.
- Năm 1958 ông dạy triết học phương Đông tại Học Viện Lê Bảo Tịnh- Đại Học Văn Khoa Sài Gòn-Đại Học Vạn Hạnh và Đại Học Đà Lạt.
- Mất ngày 25 tháng 3, 1997 tại Carthage, tiểu bang Missouri Hoa Kỳ. Hưởng thọ 83 tuổi.
Ông để lại ít nhất 30 cuốn sách như :
HIẾN CHƯƠNG GIÁO DỤC - HƯNG VIỆT - NHỮNG DỊ BIỆT GIỮA HAI NỀN TRIẾT LÝ ĐÔNG TÂY - HỒN NƯỚC VỚI LỄ GIA TIÊN - NHÂN CHỦ - KINH HÙNG KHẢI TRIẾT - - LẠC THƯ MINH TRIẾT - TÂM TƯ HAY LÀ KHOA SIÊU LÝ CỦA VIỄN ĐÔNG - TINH HOA NGŨ ĐIỂN - THÁI BÌNH MINH TRIẾT I và II - CẨM NANG TRIẾT VIỆT - VŨ TRỤ NHÂN LINH - VĂN LANG VŨ BỘ - ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - CỬA KHỔNG - CHỮ THỜI - DỊCH KINH LINH THỂ - VIỆT TRIẾT NHẬP MÔN - GỐC RỄ TRIẾT VIỆT ...
Triết gia đã nghiên cứu và truớc tác nhiều về các luận thuyết Đông Tây để có thể đối chiếu các tôn giáo khác nhau, và rút tỉa ra các nhân tố làm nỗi bật các tư tuởng chủ đạo của Phật Giáo Hòa Hảo với cách trình bày mạch lạc, dễ hiểu, dùng các phạm trù tư tuởng tương đối xa lạ với những ai chưa từng đọc các tác phẩm của ông. Với các nhận xét của ông, các nét đặc trưng của nền tôn giáo dân gian nầy đuợc tô đậm nét như là một nhân sinh quan đầy đủ để con nguời áp dụng vào đời sống mà không mong cầu một chủ thuyết ngoại lai nào.
Cái đơn giản của giáo lý PGHH không phải đơn giản theo cái hiểu bình dân mà chính là cái độc đáo mà nguời sáng lập Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đem lại cho các giá trị tinh thần của Việt tộc và Việt nho.
Ngày nay hiếm có ai có thể nghĩ đến Phật Giáo Hòa Hảo có thể đại diện cho các nét đặc trưng của nền văn hóa Việt từ thời Đinh, Lê, Lý Trần. Thế nên, những gì triết gia Kim Định để lại đều vô cùng quý giá cho kho tàng văn học Việt nam nói chung, và Phật Giáo Hòa Hảo nói riêng, đáng cho thế hệ sau nầy học hỏi và thực hành!