II. Thiên Thơ

27 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 27846)
II. Thiên Thơ

 

Trong các Sấm Giảng, cũng như mấy vị có huệ và điễn-lành đều nhận rằng nước Việt Nam sau này sẽ dẫn đầu thế-giới và trong ngày Hội Long-Hoa, Thánh-Chúa xuất-hiện trên đất Việt-Nam, nhưng chưa giải-bày rõ tại đâu nước Việt-Nam hữu-phước và sẽ là cõi Trung-Ương sau này, nghĩa là trung-tâm điểm của nền văn-minh Thượng-Nguơn. Cô Trúc-lâm-nương có cho biết Thánh-chúa sẽ xuất hiện ở Bảo-giang môn, nhưng không nói Bảo-giang môn ở đâu?

Nay nhơn đọc quyển Con đường nào? của tác-giả A.T.Y có thấy giải-thuyết những chỗ thắc-mắc ấy, nên chúng tôi xin trình-bày ra đây để giúp thêm sự hiểu biết về vấn-đề Tận-Thế và Hội Long-Hoa.

Cứ theo tác-giả thì quyển Con đường nào? viết theo tài-liệu quyển Huyền Diệu Thiên Thơ mà tác-giả may mắn được một dị-nhân tặng cho ở vùng Thất-Sơn.

 

Trước khi vào đề, tác-giả nêu lên một bài thơ có thể nói, tóm lược những điều Sấm-Giảng đã giải về cõi đời Hạ-Nguơn, hiện-tượng khi sấm nổ, Hội Long-Vân và Long-Hoa, Tam giáo qui nguyên, ngũ chi hiệp nhứt, giống dân Hồng-Lạc lập nên dòng Bích-Ngọc sau này… Chỉ có tám câu thơ mà gồm đủ các biến thiên của nước Việt.

 

Việt-Nam xuất hiện Hạ-Ngươn kỳ,

Thánh-Tổ lâm phàm hiệp ngũ chi.

Ba tiếng sấm vang khai địa huyệt,

Bảy nguồn thủy dựng tảo sơn kỳ.

Rồng Mây Phật hội Phong-Thần mạng,

Sen nở, Long-Hoa vạn quốc qui.

Ớ hỡi ! Lạc-Hồng nền Bích-Ngọc,

Vững lòng Chúa ẩn, hạnh duyên tùy.

 

Cốt yếu của quyển Con đường nào? là quyết định chắc-chắn có Thánh-Nhân ra đời hay chăng ?” Đó là cả mục-đích của quyển Con đường nào? mục-đích tìm Thánh-Nhân và vì đâu nước Việt-Nam có phước được Thánh-Nhân xuất hiện và được nảy nở một giống dân Bích-Ngọc sau này?

Muốn đạt được mục-đích tìm Thánh-Nhân ấy, tác-giả nêu lên hai nguyên lý để làm mục-phiêu trong sự suy-cứu:

1o Nguyên-lý cõi trần sắp có Thánh-Nhân ra đời.

20 Nguyên-lý Thánh-Nhân ra đời.

Trước hết chúng tôi đề-cập đến Nguyên-lý thứ nhứt.

Muốn biết có Thánh-Nhân ra đời hay không tác-giả xét qua mấy khoản sau đây:

 

a) VĂN-MINH VẬT-CHẤT HIỆN TẠI. Về phương diện khoa-học, thì loài người đã thông-minh tuyệt-bực, phát-minh nhiều máy móc tân-xảo. Nếu sánh với năm mươi năm về trước thì trình-độ ngày nay đã tiến-hóa rất nhiều, từ chỗ phiền-phức tiến đến chỗ giản-tiện mỹ-thuật.

Về phương-diện sinh-lý, tình-cảm, tư-tưởng và xác thân của người đời nay, biến-hóa đến chỗ mịn-màng, sắc-xảo, thông-minh, một hiện-tượng là trẻ con ngày nay có nhiều cảm-tưởng rất sâu xa.

 

b)PHONG-TỤC. Nhờ sự giao-thông mau lẹ, phong-tục của xứ này chịu ảnh-hưởng của xứ kia mà thay đổi. Con người ở bên Á-châu tiêm-nhiễm trực tiếp hay gián-tiếp văn-minh thế-giới mà không hay.

 

c)SỰ CHÊNH-LỆCH VỀ TINH-THẦN. Bị văn-minh khoa-học cám-dỗ, con người ham mê theo vật-chất kim-thời, lăn mình vào cuộc tranh-đấu để thỏa-thích tâm phàm. Vì quá say mê vật-chất mà một ngày một xao lảng phần cao-siêu của tinh-thần. Chính vì đó mà “cuộc thế đảo lộn xoay vần, đang lôi cuốn chúng-sanh vào đời mạt-pháp”.

 

d)GIÁO-LÝ XƯA HẾT HIỆU-LỰC. Tác-giả đưa ra gương Phật-giáo suy-vi ngày nay, để chỉ rằng giáo-lý xưa không còn hiệu-lực, “mặc dầu hôm nay chúng ta thấy Phật-giáo còn thạnh-hành nhưng chẳng qua là sự tín-ngưỡng thờ phượng mà thôi. Đường tu luyện bị sai siển rất nhiều, hòan cảnh hỗn-loạn lôi kéo con người càng ngày càng xa đường đạo, mặc dầu còn mỗi ngày lễ bái đốt hương”. Mà sỡ-dĩ có cảnh-tượng suy-đồi ấy là bởi ngày nay “cảnh đời hiện-tại khiến người giàu thì ham mê vật-chất, đeo đuổi theo danh-lợi nhãn tiền, sung-sướng tạm thời trong vật-dục, không cần đến đường đạo hạnh cao thâm” . Còn kẻ nghèo vì vấn đề “cần sống” còn đâu đầu óc lo nghĩ đến đạo-đức. Chính vì thế “tâm phàm không thể bình tỉnh mà tu niệm được. Nơi am tự chùa chiền còn bị tàn phá, nơi miếu võ còn bị tiêu tan, huống chi là kẻ thường dân làm sao cho khỏi bị đảo-điên trăm bề?”

 

e)THỜI LOẠN BẮT BUỘC. Tác-giả nhận rằng: hiện nay chẳng riêng gì nước Việt-Nam mà hầu hết các nước trên thế-giới đều lâm vào tình-cảnh của một cuộc nội-loạn. Vì sự cần sống mà con người nhập phe đảng để tranh-đấu nhau, chính đó là nguyên nhân của cuộc nội-loạn nước nào theo nước nấy.

 

g)ĐỜI SẮP TÀN. Vì đâu đời sắp tàn? Tác-giả đưa ra hai nguyên-nhân:

1o) Vì sự cần sống mà loài người sanh ra tội ác đến cực điểm, sát hại nhau không biết gớm. “Đời càng chế-tạo máy tinh-vi mầu-nhiệm, khí-giới tối-tân lợi-hại mà thiếu đức hạnh hiền lương thì càng dẫn con người đến chỗ tàn sát nhau không dứt”. Mà đó cũng là cơ Tạo-hóa khiến hạng người hung ác phải tiêu-diệt, còn hạng người hiền lương thì được sống sót để lập nền-tảng cho giống dân thứ sáu ra đời.

2o) “Theo luật vũ-trụ, trái đất phải thay đổi cảnh vật núi non sông biển vào khoản 2100 năm một lần và biến chuyển, lấp biển dời non, biên-giới sụp đổi một kỳ là 12.000 năm. Mỗi lần thay đổi san-hà thì một lần chúng-sanh biến-động tâm-lý, xác thân cũng theo cảnh trần mà biến-hóa”.

 

h)TỪ TRÍ-HUỆ ĐẾN GIẢI-THOÁT. Với sự phát minh khoa-học, con người đã tiến đến một trình-độ quá cao về vật-chất lẫn tinh-thần. “Trong thế-kỷ này chúng sanh phần nhiều đã đến trình-độ tiến-hóa vật-chất cực-điểm, tầm đến nguyên-lý sanh-tồn của vạn vật, cái luật vũ-trụ tiến-hóa vô cùng hơn hồi đời Xuân-Thu bên Tàu nữa”. Nhưng vì hóa đắm theo vật-chất mà thành ra mê chấp. Chính vì sự mê chấp mà con người phải đi đến chỗ tiêu-diệt.

Hạng người tiến-hóa không kịp trình-độ giải-thoát thì bị tiêu diệt, còn hạng người đủ điều-kiện giải-thoát thì được sống sót, tạo lập đời mới cho giống “Dân Bích-Ngọc”. Giống dân này phải nhờ bực Thánh-Nhân lâm-phàm chỉ dạy phương-pháp giải-thoát đường mê chấp.

Xét qua các nguyên-nhân vừa kể trên, tác-giả kết-luận: thế nào cũng có Thánh-Nhân ra đời trong thời-kỳ này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn