- Muc Luc
- Vài Nét Về Đức Huỳnh Giáo Chủ
- 1. Vị Trí Địa Dư
- 2. Nguồn Gốc
- 3. Số Tín Đồ Phật Giáo Hòa Hảo
- 4. Đặc Tính Phật Giáo Hòa Hảo
- 5. Sự Thờ Phượng Của Phật Giáo Hòa Hảo
- 6. Cờ Đạo, Huy Hiệu
- 7. Thánh Địa
- 8. Hệ Thống Tổ Chức
- 9. Sinh Hoạt
- 10. Trong Cộng Đồng Phật Giáo Thế Giới
- 11. Phụ Bản: Hệ Thống Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo
Tổ Đình Phật Giáo Hoà Hảo, nơi Đức Thầy đản sanh trong ngày lễ đạo
Đạo Phật Giáo Hòa Hảo được khai sáng tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu,
tỉnh Châu Đốc, Việt Nam, và từ đó phát triển bành trướng ở miền Tây Nam
Việt, nhứt là tại 15 tỉnh sau đây: Châu Đốc, An Giang, Sa Đéc, Kiến Phong, Vĩnh Long, Phong Dinh, Chương Thiện, Kiên Giang, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên, Định Tường, Long An, Kiến Hòa, Kiến Tường, và thủ đô Sài
Gòn-Gia Định.
Đặc biệt đây là những tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ sông Cữu Long, giáp nước Cao Miên, được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam. Nhờ đất đai phì nhiêu, vùng này có khả năng vĩ đại về nông nghiệp, và có một vai trò căn bản trong nền kinh tế nông nghiệp hiện nay của nước Việt Nam.
Vùng này, gọi chung là
Hậu Giang hay miền Tây Nam Việt, với một diện tích có thể canh tác là 1.885.000 mẫu tây, đã sản xuất hàng năm gần 3.000.000 tấn lúa, chưa kể những sản phẩm hoa màu phụ và ngư nghiệp, chăn nuôi...Đại đa số gạo xuất
cảng của Việt Nam sang các nước cần mua mễ cốc đã xuất phát tại vùng này.
Cũng cần nói rõ là lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa gồm có diện tích tổng cộng là 17.326.000 mẫu, trong đó có khoảng 3.000.000 mẫu hiện đang canh tác nông nghiệp. Trên căn bản ấy, vùng Hậu Giang, nơi xuất phát và bành trướng ảnh hưởng của đạo Phật Giáo Hòa Hảo, ước lượng 1.885.000 mẫu tây canh tác nông ngiệp, được kể là 60 % tổng số diện tích
khả canh toàn quốc.