(1) Phải chăng muốn chỉ vào thiên can lúc Đức Phật Thầy trở về Hổ Cứ! Theo đó thì sau Kỷ dậu ba năm, là đến năm Nhâm tí (1852). Lúc đó Đức Phật Thầy đang mở nhiều trại ruộng và Ngài cũng vân du hóa độ nhiều nơi. Bản Nôm viết Thừa nhâm, không viết Thừa nhiệm.
(2) Hổ Cứ là địa danh bên cạnh Tòng Sơn, nên viết là (chữ Nôm) mới đúng.
(3) Bản Nôm chép là Nguyệt Trư tức tháng heo.
(4) Bản Nôm chép toàn (chữ Nôm), đọc là trọn.
(5) Cũng đọc là “Lành còn dữ mất”
(6) Do chữ “Nhựt nhực trình báo” mà ra chữ Nhựt trình. Xưa các quan làm việc, khi có điều gì quan trọng, thì cấp trên buộc cấp dưới phải nhựt trình (trình báo hàng ngày) để hiểu biết, theo dõi và kiểm soát. Cũng do đó mà về sau, khi nước ta bắt đầu có nghề làm bao thì tờ báo được gọi là nhựt trình hoặc nhựt báo (journal). tờ báo đầu tiên xuất bản bằng Pháp văn tại nước ta là tờ Le Bulletin officiel de l’Expe1dition de la Cochinochine do Đô đốc Charner điều khiển 20 số, rồi kế đó là Đô đốc Bonard tiếp tục nhiệm vụ đến số 173. Số đầu ra ngày 29-9-1861. Còn tờ báo đầu tiên xuất bản bằng Việt văn tại nước ta là tờ Gia Định báo, số 1 ra ngày 15-4-1865. Điều khiển báo này do các ông E.Patteau. đến Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của
Nhựt trình Vĩnh Ký đặt ra,
Chép làm một bổn để mà xem chơi.
(Thơ Thầy thông Chánh)
Vậy từ ngữ Nhựt trình theo ý nghĩa những bản vần thông báo để mọi người cùng hiểu, đã có từ rất xưa, còn theo ý nghĩa của thông tin, báo chí thì về sau hơn, nhưng cũng khởi đầu từ 1861, tức cách nay (1973) lâu đến 112 năm.
(7) Năm như chớp, tháng như thoi. Ý nói ngày giờ qua mau.
(8) Con đen tóc, cha bạc đầu.
(9) Thẳng tức thủng thẳng. Cũng đọc là thỉnh thoảng
(10) Rắn cắn cọp ăn
(11) Hủy báng thầy tu và phá bỏ giới luật
(12) Tham của, chất chứa cho đầy túi, phải viết là (chữ Nôm)
(13) Bản Nôm chép phụ tử. Đúng ra là hiếu phụ
(14) Nước nổi. Mực nước dâng lên cao. Miền Nam không gọi mực nước lên vào mỗi mùa thu là mùa lụt, mà gọi là mùa nước nổi.
(15) Chỉ danh xưng tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy.
(16) Tức thời thế, đây chỉ cuộc đời. Không phải như thế thì...
(17) Người và vật cùng đồng nhau về tánh tình, cũng biết mừng giận, đau thương.
(18) Đến chết mà không chịu ăn năn.
(19) Tức Quan Thế Âm Bồ Tát. Không phải Quan Âm Thị Kính.
(20) Có lẽ chữ thoát. Chắc chắn bản Nôm đã chép sai chữ này.
(21) Chữ: ghi nhơ. Nôm viết là (chữ Nôm)
(22) Kẻ bề tôi tối tăm. Phải viết là (chữ Nôm)
(23) Tựu thị: đến đó, lúc ấy
(24) Lục đạo được chia làm hai:Tam thiện đạo và Tam ác đạo. Tam thiện đạo tương đối thảnh thơi, dễ chịu (Tiên đạo, thần đạo và nhơn đạo); còn Tam ác đạo thì nguy nan, khốn đốn (địa ngục, ngạ quỉ và súc sanh).
(25) Tử sanh cũng gọi là Tứ chủng sanh, gồm có Noãn sanh (sanh từ trong bào thai, như người, khỉ, ngựa) Thấp sanh (sanh từ chỗ ẩm ướt, như cá, rắn, cóc), Hóa sanh (sanh từ chỗ tự nhiên hóa ra, như loài bướm từ sâu mà đổi dạng).
(26) Thiện tai: lành thay, Ý nói rất lành.
(27) Quỉ thần ở cõi âm.
(28) Chỉ triều đình, tôn miếu xã tắc. Nên viết là (chữ Nôm)
(29) Nhân dân và vạn vật đều yên vui và phong phú.
(30) Cảnh yên ổn phát đạt.
(31) Buổi sớm mai và buổi chiều tối.
(32) Nguyên văn chép “bái Phật tụng kinh”, nên Nôm là lạy Phật đọc kinh.
(33) Quả đào ở cõi trời. Cũng gọi tiên đào. Đức Huỳnh Giáo Chủ có câu: Đào tiên tạm thực về ngồi cõi xa. Không phải chữ Đào yêu trong câu Đào chi yêu yêu trong Kinh Thi Trung Hoa.
(34) Ngàn xóm. Xưa cứ năm nhà làm một xóm. Tựa như tiếng bá gia: một trăm nhà. Đây có nghĩa là ban rải ra cùng khắp các nơi.
(35) Hồn oan mỗi ngày bị đánh đập ba lần
(36) Vợ là cái dây, con là trói cột.
(37) Có thể chữ nào bị chép thành chữ là. Chắc chắn người ta đã tam sao thất bổn câu này
(38) Phấn thổ: Bụi đất. Những thứ không ra gì, đáng vất bỏ đi. Có câu “Tiền tài như phấn thổ...”
(39) Sông trong biển lặng. Chỉ cuộc đời thái bình.