- Lời Nói Đầu
- Kính Cùng Đọc Giả
- Giòng Ký Ức Ngậm Ngùi Với Những Năm Vắng Bóng Đức Huỳnh Giáo Chủ
- Cuộc Tương Sát Càng Lộng Hành
- Lúc Ra Đi Và Ly Biệt
- Lâm Nạn Tại Đốc VÀng Hạ Rạch Láng Tượng
- Hai Người Thóat Nạn Được Về Tại Ba Răng
- Ôn Lại Cuộc Đời Tranh Đấu Trong Hàng Ngũ Quân Đội Nguyễn Trung Trực
- Bước Sang Giai Đoạn Tạo Lấy Gia Thê Và Sự Nghiệp Vào Năm 1952-1963
- Hạng Người Cư Sĩ
- Bức Thư Ngõ
- SÀI GÒN, ngày 29 tháng 3 năm 1965
- LONG XUYÊN ngày 21 tháng 3 năm 1865
Cơn rãnh trí luận suy đời trái phải,
Thừa lúc nhàn nhớ lại cảnh mùa Xuân
Ai sắp chi sự thể chuyển luân
Năm Đinh-Hợi không ngừng rơi giọt lệ!
Kẻ thương xót cũng vì nơi đoàn thể
Người hận thù nào nệ chốn tử sanh
Sôi nỗi lòng lang diển cuộc tương tranh
Cùng nòi giống trở thành nơi chiến địa
Ai vì nước ai vì riêng chủ nghĩa?
Ai đoạn tình mai mỉa giống Rồng Tiên?
Ai bội ân ỷ thế với chuyên quyền?
Ai trung tín mối giềng Thầy chỉ dạy?
Vì Phật thánh lòng nhơn từ vạn đại
Nên Thầy đành vượt hải với trèo non
Dù gian lao chặt giữ tấm lòng son
Cơn giông tố miễn tròn câu ái quốc
Trong bổn đạo thành sầu thêm chất ngất
Lo cho Thầy còn mất phương nao?
Người thiện tâm chi xiết nỗi lòng đau!
Cùng bàn luận biết sao mà thấu đặng!
Trông đợi mãi tin Thầy ôi bặc vắng!
Ôm bể sầu biết đặng tỏ cùng ai?
Thấy vậy nên tôi mới dám tỏ bày
Cùng đồng đạo hôm nay lòng để biết:
Di ngôn lại được nghe câu trần thuyết
Thầy phân tường các việc trở về sau
Dù gặp thời khói lửa với binh đao
Tâm cương quyết ghi vào đường chánh nghĩa
Giống thảm trạng mặc ai lo trồng tỉa
Mầm tương tàng Nam-Địa trổ tràn lang
Cảnh khốn nguy nước Việt chịu tai nàn
Chờ đâu được hoàn toàn câu hạnh phúc
Muốn thắng lợi tâm ta lo rèn đúc
Luyện tinh thần dưõng lấy óc Quốc Gia
Lập chiến công oanh liệt giúp nước nhà
Rứt hẳn họa nồi da cùng xáo thịt
Từ chung thủy vẹn gìn theo hạng Thích
Cho kịp kỳ tiếng gọi của non sông
Giọng chuông ngân vang tiếng khắp đại đồng
Giao đạo đức vun trồng cây bác ái
Tả đến đây bỗng nhiên lòng nhớ lại
Câu chơn truyền vạn đại Đức Thầy ghi
Quyết xả thân tầm đạo nẻo vô-vi
Là mộng tưởng của tâm hồn người Cư Sĩ
Căn cứ đó ta tầm vào câu diệu lý
Chịu tai nàn vỉ Đức phục muôn dân
Đã lắm khi cay đắng cảnh Vua Tần
Nhân dịp đấy phổ thông nền đạo đức
Mong trăm họ gái trai đồng tỉnh thức
Trẻ cùng già nô nức tiếng yêu nhau
Dù thân Thầy lắm nỗi cảnh đớn đau
Ta cam chịu ghi vào khuôn khổ ấy
Càng suy xét trí ta càng nhận thấy
Mục đại đồng giữ lấy ở nơi tâm
Câu trường đồ vạn lý rất cao thâm...
Mới rõ được nhân tâm người Phật Thánh
Từ Thầy đã ly tình cam ẩn ánh
Nêu tinh thần các cánh được nhìn xem
Rứt bợn nhơ bùn trịnh khỏi lắm lem
Vượt khổ hải quyết đem nền tự chủ
Ai rối nước ví như đời Kiệt-Trụ
Ai thươngnhà vủ lý cảnh Văn-Vương
Nẻo trắng đen các Trấn nghĩ tận tường
Đồng vấn tội Trụ Vương người loạn quốc
Thương Châu-Đế giữ hoàn toàn gia thất
Tám trăm năm trường cửu rất lâu dài...
Suy cho cùng Đức lại thắng hơn Tài
Nghĩ cho kỹ thời lai đằng vương các.
Dù ta có những chiến công oanh tạc
Nhưng gặp thời đen bạc cũng đành cam
Phận Bá-Di mà người vẫn phải làm
Việc Sào-Phủ nào ham nguồn danh lợi
Phú quí công danh chi mà chờ đợi
Bất như nhàn để gợi lấy lòng ta
Thưở sơ sinh cho đến lúc trở già
Một đời đạo trung kiên nguyền đến thác
Ai thông minh cho bằng Ông Gia-Cát
Gặp phải thời Hớn mạt cũng đảo điên
Dù có tài thượng đạt đến văn-thiên
Cùng đủ trí kinh quyền thông địa lý
Mưu sự hại cha con Tư-Mã-Ý
Còn nói rằng thành sự cũng tại Thiên
Dầu cho ta lắm sức với khẩn nguyền
Câu thiên lý dị nhiên do tiền định
Tình yêu mến đôi lời tôi cung kính
Mong đạo đồng bình tĩnh cạn xét suy
Đừng hoang mang tất cả mọi chuyện gì
Và mơ tưởng điều chi là khác nữa
Coi tâm kệ của Thầy toan cải sửa
Nhìn chơn truyền tri lấy nẻo quang minh
Chớ vội nghe những tiếng kẻ vô tình
Rằng Thầy phải lụy mình trong cảnh biến
Trí minh mẫn luận bàn xem các chuyện
Vững tinh thần cửa kiển với trồng huê
Một ngày kia Thầy sẽ hóa độ về
Được chói rạng ánh gương màu lịch sử
Ai phản bội Quốc Gia Tòa-Án xử
Ai lương thần chặt giữ nghĩa trung cang
Luận sơ qua tội phước thấy rõ ràng
Đồng thưởng phạt hai đàng xem tỏ rõ
Đâu hết đặng tâm tình tôi bày tỏ
Nhưng ngại ngùng rất khó ở lòng tôi
Mượn bút hoa ghi dấu chút luận đời
Văn thô kịch tri tình xin chớ chấp
Tuồng sự thế vai trò sơ luyện tập
Luật văn bài khó sắp nẻo thấp cao
Tiếng nhặt khoan đã dứt kính gởi chào
Chúc đồng đạo trước sau cùng hưởng phước.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Viết xong bài “GIÓ ĐÙA NON THỮU” này vào ngày 17 tháng 11 âm-lịch năm Mậu Tý (nhằm 1948) lòng tôi vẫn nao nao buồn thảm cứ quanh quẩn nơi nhà khi cầm viết lúc ngâm nga dường như người đã nặng mang tình luyến ái giữa cảnh Thầy Tớ chia ly.
- Dư luận thường chất vấn tôi và giục thúc rằng: Giờ cạnh tranh đã điểm phút lao khổ hầu gần, sao không tìm một phương chi ích nước lợi dân, trong gia đình, ngoài xã hội, lại sớm vội dưỡng chí cư nhàn để mai một công dân trong đất nước; hơn nữa vì vỉ nghiệp của Tiền Nhân và danh nghĩa Thanh Niên Bảo Quốc, dù muốn hay không ta cũng phải đặt mình vào bổn phận, chớ đâu cho phép ta được mặc thì điềm nhiên mà khoanh tay ngồi ngó?
- Tôi xin thưa, trên năm trường xa xứ trải qua sóng gió dập dề, nương theo thuyền gặp lúc gió phê, đành ôm hận trở về gia nội. Mặc dù chưa đúng lúc và vâng theo lời dạy của Đức thầy: “Nếu ta không đủ tài lực đảm đương việc lớn, chưa gặp thời cơ giúp đỡ quê hương, ta ráng tránh đừng làm việc gì sơ xuất có ảnh hưởng tổn hại nước nhà và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch định gây sự tang thương đến đất nước. (Lời của Thầy) Tuy nhiên, mặc dù không liệt vào hàng ngũ quân đội chứ cũng được giữ vững lập trường danh nghĩa Thanh-Niên Bảo-Quốc cũng áp dụng đúng theo kế hoạch: “Hợp tác, bất hợp tác, nhưng bất bạo động” để được trường kỳ đào tạo chi khí hùng mạnh của thế hệ Thanh-Niên Việt Nam.
Bởi vậy, mặc ai danh cao lợi cả, chứ riêng tôi sớm chiều vẫn công phu lễ bái, buồn đọc sách xem kinh, rảnh trí sưu tầm bước đường được đi qua gom lại chép thành bổn, như những câu tự thán để giải muộn cơn sầu, những biện chứng hiển nhiên ghép thành gương trong sáng đễ được nhìn cùng tự nhận theo lề lối, chứ không dám tự phô trương.
Hôm nay, có một dịp mà lòng tôi không thể đè nén hoặc quên đi để cho trang Hồi ký này lặng im trong dĩ vãng, bắt buộc tôi phải cầm viết mãi càng thấy như say mê mà không biết khi nào tôi mới ngưng bút được.
Viết đến đây tôi tự thấy lòng mình đã nhớ tới Đức Tôn sư hiện giờ ở một phương trời vô định nào? Khiến lòng người cô lữ nặng chờ trông!!!
Vậy tôi có đôi dòng cảm tưởng nói riêng và hầu hết đồng đạo nói chúng một quan niệm khi nhớ đến Đức Thầy thì chắc hẳn rằng không khi nào khác như tôi môt trong tình: