2-Tận-Thế sẽ giống lần sụp đất Ắc-lăng-tít

27 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 24736)
2-Tận-Thế sẽ giống lần sụp đất Ắc-lăng-tít

 

Khảo-cứu về Ắc-lăng-tít, trên thế-giới hiện nay, có thể chia ra làm hai phái: một phái gồm những nhà ngữ-ngôn-học và cổ-vật-học, muốn tìm lại đất Ắc-lăng-tít như nhà triết-học Bá-lạp-đồ (Platon) đã tả là một cù-lao trước kia nằm giữa khoản Phi-châu và Mỹ-châu, trong biển Đại-tây-dương ngày nay, sau một trận Đại Hồng-thủy hòn đảo ấy sụp đổ không còn dấu vết; còn một phái gồm những nhà địa chất-học, nhân-loại-học và tiền-sử-học --- phái này hiện nay rất đông--- muốn tìm lại đất Ắc-lăng-tít là thế-giới nguyên-thỉ đã di-lưu một giống dân văn-minh.

 

Cái thuyết nhận rằng Ắc-lăng-tít là một nền văn-minh tối cổ đã tàn tạ sau trận Đại-hồng-thủy, được các giới bác học ngày nay nhìn nhận, nhưng tìm để hiểu cái xã-hội tàn tạ ấy thế nào thì mỗi người đưa ra một giả-thuyết không giống nhau. Nhà địa-chất-học thì dựa theo sự khai-quật của mình mà chấp lấy luận-thuyết của mình là đúng, nhà nhân-loại-học thì dựa theo sự nghiên-cứu của mình mà cho rằng lý-thuyết của mình là hơn.

 

Ông A. Bessmertny trong quyển “ L’Atlantide” khi khảo qua các giả-thuyết về Ắc-lăng-tít, đã nhận rằng: “Nếu có thể kiểm-điểm một lý-thuyết Ắc-lăng-tít nói về sự phân-liệt của địa-cầu, người ta sẽ thấy một quan-niệm này thay thế một quan-niệm khác, một quan-niệm rất cũ-kỹ được lặp lại với những tài-liệu khác nữa, và như thế, bức tranh toàn diện sẽ luôn luôn trở thành hỗn-tạp”.

Như thế thì với những phương-pháp mò-mẫm từ cuộc khám-phá nầy đến cuộc khám-phá khác của những nhà địa-chất-học, nhân-loại-học v..v…không tìm thấy lại những xã-hội, những thế-giới có trước tiền-sử. Mà dầu có tìm được chăng nữa cũng chỉ tìm được một đôi phần tài-liệu, chớ không thể xây dựng lại những xã hội nguyên-thỉ đúng với toàn diện của nó.

 

Trong lúc cuộc nghiên-cứu mò-mẫm chưa đi đến đâu, thì có một phái người phát-giác một cách đầy đủ thế-giới Ắc-lăng-tít, không bằng phương-pháp mò-mẫm mà bằng phương pháp trực-giác, nghĩa là dùng tâm-linh soi tỏ lại những việc quá khứ. Với phương-pháp nầy, người ta có thể hồi-ức lại nguồn gốc bất-diệt của quá khứ và thấy rõ những điểm mà người thời nay không thể hiểu nổi.

 

Cái phương-pháp trực-giác nầy, theo nhà Phật không phải là khó hiểu. Cái năng-khiếu trực-giác ấy không chỉ khác hơn Túc-mạng-thông trong Lục-thông của nhà Phật. Kẻ tu-hành đắc đến quả A-La-Hán đều chứng được Lục-thông. Túc-mạng-thông là một năng-khiếu thấy rõ lại các tiền-kiếp.

 

Ai có đọc truyện Tiền-thân của Phật Thích-Ca cũng nhận thấy khi Ngài đắc đạo rồi, nghĩa là mở Lục-thông. Ngài kể lại chẳng những tiền-kiếp của Ngài mà còn bao nhiêu quốc-độ trong Tam-thiên Đại-thiên thế-giới. Ngày nay những người có huệ cũng có cái năng-khiếu mà người Âu Tây gọi là trực-giác đó. Ai có đến hầu chuyện với người phát huệ, thử đem chuyện cổ kim ra hỏi, mới thấy chỗ kỳ-diệu là người phát huệ ấy vốn là kẻ không học, nhưng đối đáp một cáh thông-minh lạ thường, thông hiểu cả việc quá khứ vị lai. Tuy gọi rằng huệ chớ kỳ thật là đã mở Túc-mạng-thông.

Ông Rudolf Steiner đã dùng năng-khiếu trực-giác ấy mà thuật lại thế-giới Ắc-lăng-tít. Theo ông, sở-dĩ người thời nay không còn hiểu gì về thế-giới thần-tiên của đất Ắc-lăng-tít, là vì “khi thế-giới này sụp đổ thì khí trời dày đặc ở thời-kỳ Ắc-lăng-tít, trải qua một cuộc thay đổi”. Đến lúc đó thì cuộc đời thần tiên trước kia tan dần và thế-giới chói rọi của dân Ắc-lăng-tít chỉ còn lưu lại trong ý-thức của người ở thời-kỳ Trung-Nguơn một ký-ức mang-máng của thời-đại hoàng-kim.

 

Cứ theo phái trực-giác, thì Ắc-lăng-tít là một thế-giới cực-kỳ văn-minh, vì trận Đại Hồng-thủy xảy ra trước đây 20.000 năm, mà sụp đổ. Dân ở thời-kỳ đó rất thông-minh, có một ký-ức rất phát-triển, nhờ đó mà làm chủ được những điều mà người đời gọi là sinh-lực. Cũng như thời nay, chúng ta dùng than đá tạo ra sức động-cơ, dân Ắc-lăng-tít dùng sức sinh-nở của vạn-vật mà giúp vào kỹ-thuật của mình.

 

Ông Steiner cho biết rằng tiền-bối của giống dân Ắc-lăng-tít là giống dân xứ Lemurie, một thế-giới ở phía Nam Á-châu hiện nay, đã sụp đổ từ lâu. Một phần ít giống dân ấy còn sót lại xây dựng thế-giới Ắc-lăng-tít. Và đến lượt giống dân này, một phần lớn tàn tạ, còn một phần ít được di-lưu lập thành giống dân Aryens ngày nay. Ông Steiner cho rằng giống dân Lemurie, Ắc-lăng-tít và Aryens là những giống dân nguyên-thỉ của nhân-loại.

Ba giống dân này hiệp với hai giống dân xưa nữa và hai giống dân hậu-duệ của giống dân Aryens, lập thành bảy giống dân chánh của nhân-loại.

Cứ theo ông Steiner thì giống dân Ắc-lăng-tít có những quyền-lực trong lời nói mà người thời nay không có thể có. Lời nói của họ có năng-lực như các câu chú, có thể làm cho cây cối nảy nở hay thú dữ phải phục tùng v.v…

Các thời-đại hoàng-kim của thế-giới Ắc-lăng-tít ấy bị sụp đổ sau một trận Đại Hồng-thủy.

Theo ông Frenzold Sehmidt thì đã có bốn lần đại tai đã xãy ra: lần đói kém xảy ra khắp mặt địa-cầu, 70.000 năm trước Tây lịch; lần sụp đổ Tháp Babet, 50.000 năm; lần Thiên hỏa, 35.000 năm; lần Đại Hồng thủy, 20.000 năm trước Tây lịch, chính lần Hồng-thủy này nhận chìm đất Ắc-lăng-tít.

 

Lần đại biến sắp tới đây sẽ giống lần sụp đổ Ắc-lăng-tít. Nhưng nó sẽ diễn ra như thế nào?


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn