Bài Thứ Hai - Quyền Hành và Trách Nhiệm

23 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 23626)
Bài Thứ Hai - Quyền Hành và Trách Nhiệm

1.- CÁC THỂ THỨC PHÂN PHỐI QUYỀN HẠN.

Giửa cơ quan Trung Ương và địa phương trong một guồng máy hành chánh hay hệ thống tổ chức, có các công thức phân phối quyền hành như sau:

-Tập quyền

-Tản quyền

-Phân quyền

A.- Tập Quyền;

(concentration de pouvoir)

Mọi quyền hành tập trung vào cơ quan Trung Ương. Mọi loại quyết nghị do cơ quan Trung Ương tự ý quyết định và ban hành, các cơ quan địa phương, các cấp dưới phải tuân hành và báo cáo kết quả, chớ không có quyền lấy quyết định. Thí dụ: Chính Phủ Trung Ương toàn quyền quyết định chính sách và kế hoạch thực hiện chánh sách, các Tỉnh, Quận. Xã phải theo đó mà thi hành.

Khuyết điểm

của công thức nầy thường xảy ra là các biện pháp ban hành bởi Trung Ương, bởi thiếu sự tham gia ý kiến và quyết định của địa phương và cấp dưới, cho nên không được thích nghi với hoàn cảnh, khó thi hành, và khi bị cưởng ép phải y hành, thường hay tạo phản ứng bắt lợi trong quần chúng.

Ngoài ra, trong thể chế tập quyền, Trung Ương ôm đồm bao biện quá nhiều công việc, không thể làm mau, làm tốt được và khó tránh sơ sót. Cấp dưới thì thụ động, không vận dụng sáng kiến, trở nên ỷ lại, mọi việc đều do Trung Ương...

Tập quyền là con đường đi tới chuyên quyền, độc tài độc đoán, lạm dùng quyền hành, xa rời quần chúng.

Ưu điển

của tập quyền là quyết định mau, biểu lộ uy quyền Trung Ương, để thống nhứt đường lối.

Tuy nhiên vì ưu điểm ít, khuyết điểm nhiều, nên thể chế tập quyền không được áp dụng ở các tổ chức hay quốc gia tiến bộ, mà thường được áp dụng tại các quốc gia hậu tiến hoặc các đoàn thể trình độ kiến thức yếu kém.

B.- Tản quyền:

(Déconcentration) là ủy nhiệm hay giao quyền cho các cấp dưới hay các địa phương. Theo công thức nầy thì Trung Ương đề ra đường lối chánh sách và ủy nhiệm cho cấp dưới hay địa phương được lấy các quyết định thích nghi để thiết lập kế hoạch thực hiện chính sách đó tại địa phương mình.

1.- Hình thức Trung Ương ủy quyền cho giới chức địa phương.

(thí dụ hiện nay chính phủ ủy quyền cho Tỉnh Trưởng được quyền cấp đất đặc nhượng khẩn hoang tới 50 mẫu, Xã được quyền cấp 3 mẫu, thay vì trước kia phải trình lên Trung Ương).

2.- hình thức giới chức cao cấp tản quyền bằng cách ủy quyền cho thuộc cấp

thay mặt mình quyết định về một số vấn đề (thí du Ông Tổng Trưởng ủy quyền cho ông Phụ Tá, hay ông Hội Trưởng ủy quyền cho ông Phó Hội Trưởng đặc trách quyết định về một phần vụ nào đó).

khuyết điểm

của tản quyền là nếu địa phương hay cấp dưới thiếu khả năng, thiếu sáng suốt, có thể quyết định sai lầm, ngược đường lối chính sách. Hoặc có thể xảy ra lạm quyền do người thụ quỷ để làm việc mờ ám.

Ưu điểm

của tản quyền là một phần công việc được nhiều cấp giải quyết, sẽ mau lẹ, thích nghi địa phương và do đó guồng máy hữu hiệu hơn.

Tuy nhiên điều kiện thành công của tản quyền là cấp dưới hay địa phương phải có khả năng thiện chí, và thông suốt đường lối của Trung Ương.

3.- phân quyền

(Decentralisation) Phân quyền là hình thức giao hẳn một số quyền hạn được phân định rõ ràng cho một bộ phận hay một địa phương mà không thể xâm lấn được. Thí dụ: Phân quyền giữa Hành pháp, Tư pháp đã do Hiến pháp ấn định không lấn quyền nhau được, và mỗi bộ phận có công việc riêng của mình.

Thí dụ khác

là phân quyền do các địa phương như hiện nay các Đô Tỉnh Thị Xã và Xã đều có bầu Hội Đồng của cấp đó, có ngân sách tự trị, có tài sản, có quyền thâu thuế địa phương, có quyền quyết định một số công việc của địa phương mình trong phạm vi luật pháp và thủ tục đã có sẳn, mà không phải chờ sự cho phép của Trung Ương, hay Trung Ương không thể xen vào.

Phân quyền khác với tản quyền, ở chổ phân quyền thì Trung Ương không thể phủ quyết đối với địa phương nếu các quyết định địa phương đúng với luật pháp, thủ tục. Còn tản quyền, chỉ có tính chất ủy thác một phần quyền hành, cho nên quyền uy thượng cấp đối với giới chức thụ ủy sự tản quyền đó vẩn luôn luôn chi phối mạnh, bởi lý do có thể lấy lại sự ủy quyền đó dễ dàng hơn là xóa bỏ thể chế phân quyền.

Khuyết điểm

của phân quyền thường là các quyết định thiếu sáng suốt, nếu địa phương còn ấu trỉ yếu kém hoặc dễ lạm dụng, nếu chủ ý lạm dụng. Ngoài ra, để phát sanh tinh thần địa phương quá độ làm giảm uy quyền của Trung Ương.

Ưu điểm

của phân quyền là công việc của địa phương được giải quyết theo tâm lý và nhu cầu địa phương; những người đại diện cho địa phương nếu có thiện chí phát triển địa phương mình, có thể thực hiện dể dàng mau chóng và thích nghi, hơn là phải chờ quyết định Trung Ương hay phải rập theo kế hoạch tổng quát của Trung Ương.

II.- QUYỀN THƯỢNG CẤP CỦA CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG.

Tuy nhiên, dù thể chế tập quyền không được chấp nhận, mà Trung Ương cần phải tản quyền, phân quyền cho cấp dưới hay địa phương, vẫn phải áp dụng một số biện pháp để giử cho guồng máy chạy đều nhịp nhàng, để kiểm soát chế tài mọi lạm dụng, nói chung là để uy quyền Trung Ương luôn luôn được nể trọng, bởi Trung Ương là cấp lãnh đạo, cần phải có uy quyền mới thi hành kỷ luật và bảo vệ tổ chức được (Thí dụ: uy quyền quốc gia, giáo quyền...)

Các nguyên tắc sau đây phải đi kèm với phân quyền, tản quyền:

-Dù là phân quyền hay tản quyền, thì người thụ ủy hay địa phương vẫn phải tôn trọng các luật lệ chung (pháp luật quốc gia, các thủ tục) hay các chánh sách, chỉ thị của Trung Ương.

-Không thể đi ngược đường lối của Trung Ương.

-Không thể lấn quyền vào các phạm vi quyền hạn của Trung Ương.

-Phải cịu sự kiểm soát của Trung Ương và bị chế tài theo luật pháp hay luật lệ hành chánh có sẳn.

-Phải báo cáo để Trung Ương hiểu biết, theo dỏi các công việc của địa phương.

Do các quyền hạn nầy mà Trung Ương có thể chỉ thị ủy bỏ một quyết định của địa phương nếu quyết định đó không thể hiện theo thủ tục và luật pháp hiện hành tức là bất hợp lệ. Trung Ương có quyền mở cuộc điều tra và truy tố, chế tài các trường hợp vi phạm luật lệ, tham lạm.

III.- VẤN ĐỀ ỦY QUYỀN.

Ủy quyền là giao cho thuộc cấp một phần quyền của mình.

Muốn ủy quyền cho công việc kết quả tốt cần phải ghi nhớ các điểm sau đây:

a.- khi nào nên ủy quyền?

Chỉ nên ủy quyền khi có mục tiêu rỏ rệt và người đủ tín nhiệm, khả năng để thay mặt mình thi hành nhiệm vụ. Cho nên thường trước khi ủy quyền, phải tập cho người thụ ủy biết việc, quen giải quyết công việc, rồi mới thực sự ủy quyền.

b.- Nên ủy quyền nhiều hay ít?

Tùy theo tư cách và khả năng của người thụ ủy mà giao nhiều hay ít quyền. Gặp người đủ tư cách và khả năng, nên ủy cho họ nhiều quyền để mình có thì giờ lo các phần việc khác.

c.- Uy quyền như thế nào?

Nhiệm vụ ủy thác cho người khác phải là nhiệm vụ thường xuyên chớ không phải nhứt thời như thay mặt mình đi dự lễ, bởi người thụ ủy phải có đủ thời gian nắm vửng công việc để điều hành theo dỏi công việc mà mình nhận. Khi đã ủy quyền, phải sẳn sàng hướng dẫn người thụ ủy và chấp nhận các đề nghị, quyết định của người thụ ủy, thì sự ủy quyền mới đạt đúng mục đích.

d.- Chọn người thụ ủy ra sao:

Nên lựa người trực tiếp dưới quyền mình hay trong cơ quan mình. Người thụ ủy phải có sở trường thích hợp với công việc và sẳn sàng chấp nhận làm tròn công việc đó, chớ không phải ép lòng nhận.

đ.- Giới hạn của ủy quyền:

Nên ủy quyền làm một nhiệm vụ hơn là chỉ làm một phần việc, vì phải để cho người thụ ủy chủ động cộng việc đã nhận. Trong văn kiện ủy quyền, phải minh định rỏ ràng nhiệm vụ giao phó, nói rỏ giới hạn của sự ủy quyền. Như vậy người thụ ủy biết dích xác họ có quyền chủ động quyết định tới đâu, và ngoài phạm vi đó họ phải hỏi chỉ thị của người ủy quyền.

e.- Kiểm soát theo dỏi người thụ ủy.

-Người thụ ủy phải báo cáo tường trình công việc theo hạn kỳ.

-Theo dỏi, đôn đốc, giúp ý kiến cho người thụ ủy.

-Đặt mức thời gian cho người thụ ủy thực hiện công tác giao phó.

-Các văn thư do người thụ ủy ban hành phải gởi bản sao cho người ủy quyền.

-Tuy nhiên đừng vì kiểm soát, theo dỏi mà làm cho người thụ ủy thụ động. Phải để cho họ có dịp phát triển khả năng và sáng kiến, rút kinh nghiệm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự tin, để có lợi cho công việc.

g.- Những nguyên tắc căn bản phải nhớ:

-Không thể ủy quyền về quyết định chánh sách đường lối, đặt kế hoạch, định ngân sách, thăng thưởng, trừng phạt, cải tổ cơ cấu, là các công việc phải được thảo luận tập thể, và thường do cấp lãnh đạo đãm nhiệm quyết định.

-Có thể ủy nhiệm quyền hạn, không thể ủy nhiệm trách nhiệm. Người ủy quyền phải chịu trách nhiệm về hành động của người thụ ủy, và người thụ ủy chỉ chịu trách nhiệm đối với người đã ủy quyền cho mình.

-Quyền hành đã ủy nhiệm cho người thụ ủy, người thụ ủy không được ủy nhiệm lại cho người khác. Đừng nên lầm lẩn sự ủy quyền trong thể thức tản quyền, với thể thức phân quyền.

IV.- QUYỀN HÀNH và TRÁCH NHIỆM:

Một định luật cần phải nhớ:

-Quyền hành đi đôi với trách nhiệm và không thể tách rời trách nhiệm.

Phải nhắc như thế là vì trên thực tế thường có nhiều vị chỉ huy thích xử dụng quyền hành và quên trách nhiệm hay quy trách nhiệm cho cấp dưới.

A.- Trách nhiệm:

Trách nhiệm có thể quy định vào hai nghĩa vụ:

-Thi hành công tác.

-Báo có công tác.

Trách nhiệm phải đi đôi với quyền hành nên phải tương xứng với quyền hành. Nếu không tương xứng thì có sự bất công. Thí dụ: Một trung cấp có nhiều trách nhiệm về một công tác mà không có đủ quyền hành phương tiện để thi hành công tác đó thì chắc chắn sẽ bị cấp trên quở phạt, cấp dưới bất mản, bị kẹt vào cảnh “trên đe dưới búa” không tài nào thành công được.

Trách nhiệm pháp lý phải đi đôi với trách nhiệm tinh thần. Thật ra trách nhiệm tinh thần nặng hơn và khó khăn hơn trách nhiệm pháp lý, vì trách nhiệm tinh thần nằm trong phạm vi luân lý Đạo Đức là một phạm vi bao la hơn phạm vi pháp luật.

B.- Quyền hành:

Có hai trạng thái phát sinh quyền hành là: pháp luậtuy tín. Pháp luật là trạng thái khách quan mà uy tín là trạng thái chủ quan.

Pháp luật đặt ra các chức vụ và những quyền hành liên hệ đến chức vụ đó.

Nhưng quyền hành chỉ do trạng thái pháp luật mà có chưa phải là quyền hành toàn diện. Nó phải được bổ khuyết bởi sự phục tòng mến yêu của cấp dưới hay nhân dân, thì quyền hành đó mới có giá trị thực tế và toàn diện. Trạng thái uy tín này có thể phát sanh do bầu cử hay lòng mến phục.

Quyền hành không vô biên mà thường bị giới hạn bởi pháp luật, thủ tục, bởi hoàn cảnh địa dư, bởi yếu tố tinh thần.

Tóm lại người cán bộ phải ý thức rỏ về quyền hành và trách nhiệm, phải nhớ rằng:

-Quyền hành do pháp luật còn phải được bổ khuyết bằng quyền hành tinh thần do uy tín mà có.

-Trách nhiệm pháp luật phải được bổ khuyết bằng trách nhiệm tinh thần thì sứ mạng cán bộ mới có ý nghĩa cao cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn