1.-Khai ngọn đuốc từ-bi chí thiện,
Tìm con lành dắt lại Phật đường.
Thương dân hiền giáo đạo Nam-phương,
4.-Đặng chỉ ngõ làm lành lánh dữ.
LƯỢC GIẢI (Từ câu 01 đến câu 04)
Mở đầu quyển “Giác Mê Tâm Kệ” Đức Giáo Chủ cho biết: Vì lòng từ bi Ngài lâm phàm, khai Đạo cứu dân tại miền
CHÚ THÍCH
GIÁC MÊ: Giác là tỉnh biết sáng suốt, hết mê lầm. Theo Phật học thì GIÁC có hai phần:
-Tỉnh ngộ thấy ra những điều quấy ác để trừ dứt gọi là Giác sát.
-Tự khai ngộ được chơn lý để nương theo gọi là Giác ngộ.
Cho nên Giác là danh từ để chỉ cho Phật (Giác ngộ), đối với chúng sanh (Mê lầm).
Mê là tối tăm lầm lạc. Nói chung, Giác Mê là thức tỉnh kẻ còn mê lầm tăm tối.
TÂM KỆ: Quyển Kệ dạy hành giả tu ngay tâm để kiến tánh thành Phật. Như quyển “Tâm Kinh” của Đức Bổn Sư Thích Ca và quyển Giác Mê của Đức Phật Thầy Tây An trước kia.
Vậy, quyển Giác Mê Tâm Kệ nầy, Đức Giáo Chủ khuyến dạy môn đồ về các phương pháp sửa đổi tâm chúng sanh để trở về với tâm Phật. Bởi Phật hay chúng sanh cũng đều do tâm mình tạo nên, như Ngài đã bảo:
“Cái chữ tâm mà quỉ hay ma,
Tiên hay Phật cũng là tại nó.
Tu với tỉnh biết làm chẳng khó,
Nếu lặng tâm tỏ ngộ đạo mầu”.(Giác Mê Q.4)
KHAI NGỌN ĐUỐC: Mở rộng ánh sáng trí tuệ. Ý nói Đức Thầy dùng trí huệ viết ra kệ giảng, soi đường dẫn lối cho kẻ tu hành, như Ngài thường cho biết:“Nay đuốc huệ từ bi đã rọi”.(Khuyến Thiện, Q.5)
TỪ BI: (
CHÍ THIỆN: Đến tột chỗ lành, trọn lành.
Sách Thánh có câu:“Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện”.( Đạo của bậc đại học, cốt làm sáng cái đức của mình, rồi làm cho dân được mới và đạt đến chỗ trọn lành).
PHẬT ĐƯỜNG: Nhà Phật, là nghiã của chữ Đạo Phật (con đường về Phật). Đức Thầy có câu:“ Đạo là vốn thiệt cái đường”.
Và: “Chốn Phật đường rán trau đức hạnh,
Phải bền lòng mới rảnh trần ai”.(Sa Đéc)
GIÁO ĐẠO: Dạy Đạo, khai truyền Đạo pháp giáo hóa chúng sanh.
“Cõi trung ương luân chuyển phương Nam,
Mở hội Thánh chọn người trung hiếu”.
(Diệu pháp Quang Minh)
CHÁNH VĂN
5.-Sách Thánh đạo ghi trong Tam-Tự,
Người mới sanh tánh thiện Trời dành.
Bởi lớn lên tập nhiễm lợi danh,
8.-Nên tật xấu che mờ thiện-tánh.
Thiếu giáo-dục thiếu thêm đức-hạnh,
Ta quyết lòng nhắc lại tánh xưa.
Mặc tình đời gièm-siểm ghét ưa,
12.-Rừng kinh-kệ ít người hay chữ.
Quá mắc-mỏ bởi chưng Phạn-ngữ,
Nên người đời khó kiếm cho ra.
Mõ chuông bày đọc tụng ó la,
16.-Chớ hiếm kẻ tường thông nghĩa-lý.
LƯỢC GIẢI (Từ câu 05 đến câu 16)
-Đoạn nầy, Đức Thầy cho biết trong sách “Tam Tự Kinh” của Đạo Thánh có dạy: Nguyên bản của con người trước kia đều có tánh hiền lành cả, tánh ấy đồng một thể chất với trời Phật. Song vì một tích bất giác mà tạo nghiệp luân hồi, làm thân chúng sanh. Lúc mới chào đời, tâm tánh con người rất hồn nhiên nên chưa biết ham muốn, lần lần lớn lên tập nhiễm theo xã hội chung quanh rồi đắm mê danh lợi, sắc tài, hành động những điều xấu xa tội ác, khiến tánh thiện bị lấp vùi.
-Nếu con người không được sự khuyên dạy Đạo đức thì biết đâu để rèn luyện tâm xấu, trở lại tâm tốt. Do đó, Đức Thầy dốc lòng nhắc nhở mọi người, hãy nhớ lại tánh thiện Giác của mình trước kia. Và trên con đường thức tỉnh bá gia của Ngài, dù cho người đời có chê bai hay ưa ghét cũng mặc.
-Xưa kia, Đức Phật thuyết dạy kinh pháp nhiều như rừng, như bể, song thời nay số người xem, được liễu ngộ ý nghiã thì chẳng có là bao. Bởi các Đại đệ tử của Ngài chép lại toàn bằng chữ Phạn. Tuy chư Tổ, chư Sư có phiên dịch ra Hán ngữ hoặc Việt ngữ; nhưng phần đông người lo tu tụng tán hê hà trên mặt văn tự, chớ ít có người thấu suốt được nghĩa lý trong đó để thực hành theo.
CHÚ THÍCH
THÁNH ĐẠO: Đạo của Thánh nhân, ở đây ám chỉ Nho giáo, một nền Đạo do Đức Khổng Tử san định có hệ thống, học thuyết kỷ cương. Sau đó môn đồ của Ngài và Mạnh Tử tiếp tục phổ truyền. Chủ yếu khuyên dạy người đời tu tròn “Nhân Đạo” rèn luyện các đức tánh tốt đẹp, để trở thành bậc Hiền nhân Quân tử. Đức Thầy từng khuyên:
“Khuyên trai gái học theo Khổng Mạnh,
Sách Thánh Hiền dạy Đạo làm người”.
TAM TỰ: là quyển “Tam Tự Kinh” của Mạnh Tử làm ra, sách viết với lối văn mỗi câu ba chữ. Khởi đầu bằng những câu:“Nhơn chi sơ, tánh bổn thiện, tánh tương cận, tập tương viễn, cẩu bất giáo, tánh nãi thiên…”(Con người từ thuở sơ khai tâm tánh vốn hiền lành, song vì sanh ra và lớn lên, lần lần tập nhiễm mọi tánh xấu xung quanh, nếu thiếu giáo dục tánh Thiện ấy bị đổi dời theo các thói xấu).
TÁNH THIỆN TRỜI DÀNH: Tánh lành sẵn có từ trước, đồng với bản thể của chư Phật.
TÂP NHIỄM: Nhuộm quen. Cũng như một vật chi đem nhuộm lâu ngày sẽ nhuốm lấy màu nhuộm ấy.
LỢI DANH: (
GIÁO DỤC: Dạy dỗ rèn luyện.
ĐỨC HẠNH: (
TÁNH XƯA: Tánh cũ của mỗi người lúc ban sơ. Từ vô thỉ mỗi chúng sanh đều có tánh hiền lành như nhau cả, song vì vọng niệm mê lầm mà phải luân hồi sanh tử. Từ đó tâm tánh bị chôn vùi dưới lớp vô minh phiền não, nên gọi là che mờ.
Xưa , Ngài Mạnh Tử có dạy:“Ai tai ! Nhơn hữu kê khuyển xả nhi tắc tri cẩu chi, hữu phóng tâm nhi, bất tri cầu”.(Rất thương thay cho người đời. Mất những vật nhỏ mọn như: đồng xu, cắc bạc, gà, chó…Chẳng xứng đáng chi mà họ còn biết tìm kiếm; huống chi cái tâm là vật quí giá vô cùng: làm hiền nhân quân tử cũng nhờ tâm. Thế mà người đời lại bỏ cái tâm của mình không biết tìm cầu). Cho nên Ngài bảo:“Học vấn chi Đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ hỷ”.(Người học vấn đạo lý chỉ có cái mục đích là tầm lại cái lương tâm thất lạc của mình).
Hôm nay, “…quyết nhắc lại tánh xưa”, là Đức Thầy bảo mỗi người hãy tìm cái tâm tánh vốn lành của mình khi trước, như trong bài “Đến làng Nhơn Nghĩa”:
“Nhàn thanh tìm kiếm, kiếm nơi tâm,
Phật cũ ngày xưa hãy rán tầm”.
GIÈM SIỂM: (
KINH KỆ: (
PHẠN NGỮ: Tiếng Phạn, thứ chữ của dân tộc Ấn độ, dùng chép lại ba Tạng kinh của Phật. Có hai thứ chữ Phạn:
1.-
2.- Bắc Phạn (Săncerit). Phật giáo Đại thừa thì dùng thứ chữ nầy chép kinh truyền khắp miền Bắc Ấn, rồi sang Trung Hoa, Nhựt Bổn, Cao Ly, Việt
CHÁNH VĂN
17.-Dòm trước mắt thấy điều hồ-mị,
Nên động tình bác-ái dạy răn.
Réo những ai lợi dụng làm xằng,
20.-Cho suy-sụp chơn-nhơn mờ-mịt.
Nào có khác mây đen phủ bít,
Rồi dắt nhau đến chỗ dại ngây.
Lấy tinh-thần hiệp vén ngút mây,
24.-Trong bổn-đạo tự thân phải xử.
Xuống dương thế dạo trong lê-thứ,
Thấy bá-gia gặp lúc não-nùng.
Cảnh trần-gian nhiều nỗi lao-lung,
28.-Việc tu tỉnh ít người hiểu lý.
Trong bá tánh muốn nơi cao quí,
Phải truy tầm huyền-bí nơi cơ.
Từ sấm kinh cho đến thi thơ,
32.-Trong chốn ấy nhiều nơi trọng yếu.
LƯỢC GIẢI (Từ câu 17 đến câu 32)
-Đức Thầy thấy trong giới tu hành hiện nay bày lắm trò giả dối, để lợi dụng lòng tín ngưỡng của thiện tín, nên Ngài rộng lòng thương xót, kêu gọi họ sớm chừa bỏ những điều xằng xiên không đúng chơn lý.
-Nếu họ chẳng sớm ăn năn hối cải thì chơn nhơn sẽ bị lấp vùi u tối, màn vô minh ngày càng thêm dày bịt, che mờ cả trí huệ, rồi mãi dắt nhau vào con đường sai lầm tội ác. Vậy từ đây trong bổn đạo, ai cũng phải tự mình lo tu thân lập hạnh, điêu luyện khối tinh thần cho cứng mạnh, để phá tan màn vô minh vọng hoặc, lần bước theo ngọn đèn chơn lý.
-Đức Giáo Chủ xuống trần dạo khắp các nơi, nhận thấy lê dân đang gặp hồi thảm não, muôn ngàn sự lao lý khổ sầu dồn tấp tới. Thế mà việc tu hành thoát khổ, ít có người thông rành nghĩa lý.
-Do đó Đức Thầy khuyên bá tánh, ai muốn gặp nơi an lành cao quí, hãy mau nghiên cứu suy tầm những lẽ mầu nhiệm trong Sấm Kinh của Ngài đã dạy. Vì trong ấy có hàm chứa luật cơ mầu biến chuyển của trời đất và yếu pháp tu hành.
CHÚ THÍCH
HỒ MỊ: Dùng thủ đoạn xảo quyệt gạt người, hoặc tán tỉnh, nịnh hót làm kẻ khác say mê.
BÁC ÁI: (
CHƠN NHƠN: Cũng gọi là chơn thân, pháp thân hay chơn không, tánh nó vốn thường trụ, bất biến. Người chứng ngộ được chơn lý gọi là chơn nhơn; là bậc Thánh A La hán. Cho nên chơn nhơn đối với tánh phàm trần. Đức Thầy từng dạy:
“Lấy chơn nhơn dẹp tánh phàm trần,
Mới có thể mong về Cực Lạc”.(Giác Mê, Q.4)
NÃO NÙNG: Buồn thảm, xót xa đau đớn.
LAO LUNG: Cái chuồng hay cái lồng để nhốt thú. Đây chỉ cho sự kềm hãm, trói buộc, khổ sở, mất tự do.
TRUY TẦM: Theo dõi để tìm hiểu.
HUYỀN BÍ: Sự mầu nhiệm bí ẩn, sâu kín.
SẤM KINH: (
CHÁNH VĂN
33.-Tạo làm chi những trung với hiếu !
Ấy là người bổn-phận phải trau.
Khuyên dương-trần đừng nệ cần-lao,
36.-Cũng rán sửa rán trau nền Đạo.
Tu đầu tóc không cần phải cạo,
Miễn cho rồi cái đạo làm người.
Kể từ nay lỡ khóc lỡ cười,
40.-Vì buồn bực thấy đời biến chuyển.
Các chư Phật từ đây lựa tuyển,
Coi ai là đức-hạnh hiền-từ.
Lời sách xưa cận thủy tri ngư,
44.-Cận sơn lãnh trần-gian tri điểu.
Trong sấm-giảng nếu ai không hiểu,
Tầm kệ này Ta chỉ nẻo đường.
Quyết dạy trần nên nói lời thường,
48.-Cho sanh chúng đời nay dễ biết.
LƯỢC GIẢI (Từ câu 33 tới câu 48)
-Sanh trong trần con người có được xác thân là nhờ Tổ tiên cha mẹ; có nơi ăn chốn ở là nhờ đất nước quê hương. Cho nên, việc trung hiếu là điều rất quan trọng, là then chốt của Đạo làm người. Vậy bổn phận của mỗi cá nhân phải lo đền đáp cho tròn vẹn:“Hiếu trung lòng chớ vội quên, Sống lo trọn Đạo thác lên Tiên Đài”.(Khuyến Thiện, Q.5) Còn kẻ tu hành chẳng nên ngại sự khó khăn cực khổ, lúc nào cũng cần chuyên trau sửa đúng theo qui tắc của Đạo mới mong kết quả.
-Theo Đức Thầy dạy: Việc tu khỏi cần phải trang diện hình tướng bên ngoài, như cạo đầu mặc áo cà sa, bá nạp hay bồ đề chuỗi hột…miễn làm sao thi hành cho được cái Đạo làm người. Ngài Đạo Thanh Hòa Thượng nói:“Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhân Đạo; Nhân Đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hĩ”.(Muốn tu đạo Tiên hay Phật, trước phải tu Đạo làm người; nếu Đạo người không tu thì Đạo Tiên hay Phật còn xa lắm vậy).
-Đức Thầy còn cho biết: Từ đây khắp bá gia sẽ lỡ cười lỡ khóc, bởi cuộc thế bắt đầu chuyển xây biến đổi, để lập lại đời tân:“Hoàn cầu trái đất chuyển xây, Gớm ghê cho chúng phơi thây muôn ngàn”.(Viếng làng Mỹ Hội Đông) Và:“Phải chuyển xây trái đất một bầu, Đặng lừa lọc con Tiên cháu Phật”.(Sa Đéc)
-Kể từ nay chư Phật sẽ dạo khắp trần gian để vừa dạy khuyên đạo đức, vừa lọc lừa cứu độ những kẻ hiền lương đức hạnh. Và người xưa từng bảo: Kẻ sống nơi nào thì từng biết tánh tình, nghề nghiệp của con người nơi đó rồi lần lượt tập nhiễm theo. Vậy ai muốn thoát ly cảnh khổ để trở về với Phật thánh thì phải thân cận các bậc thiện trí thức và sống theo hạnh nghiệp của Phật Thánh.
-Muốn thế, bá tánh cần quay về nẻo Đạo hằng đọc học Kinh Giảng, nếu ai xem qua các quyển Sấm Giảng 1, 2 và 3 mà chưa hiểu được lý nghiã, hãy tìm đọc ngay quyển “Giác Mê Tâm Kệ” nầy, vì trong đây Đức Giáo Chủ dạy rõ con đường tu hành. Bởi muốn rộng độ các tầng lớp nhân sanh nên Ngài dùng văn bình dân giản dị, viết ra Kệ Giảng để mỗi ai khi xem đến đều lãnh hội được ý mầu.
CHÚ THÍCH
CẦN LAO: Siêng năng khó nhọc.
LỜI SÁCH XƯA CẬN THỦY TRI NGƯ, CẬN SƠN LÃNH TRẦN GIAN TRI ĐIỂU: Sách Quảng Hiền Văn có câu:“Cận thủy tri ngư tánh, cận sơn thức điểu âm”.(Gần nước biết tánh cá, Gần rừng núi biết tiếng chim). Ý nói người ở giới nào thì từng trải việc của giới đó, ví như hành nghề ngư nghiệp thì biết tánh cá. Còn thợ săn thì biết rõ tiếng chim kêu và chỗ ăn ngủ của loài chim nào. Việc Đạo đức cũng thế, có tìm cầu tu học, và có gần gũi Thầy bạn tu hành mới mong thâm nhập giáo lý.
SẤM GIẢNG: (Xem CT Tiêu đề Q.1, tập 1).
KỆ: (
CHÁNH VĂN
49.-Trời dông gió sái mùa sái tiết,
Nắng cùng mưa cũng khác xưa rồi.
Khuyên dương-gian bỏ các việc tồi,
52.-Đặng lo liệu cho tròn phận-sự.
Thấy trần thế hãy còn lưỡng-lự,
Muốn tu mà còn hỡi chần-chờ.
Việc thế-gian như thể cuộc cờ,
56.-Thắng với thối một hai nước tướng.
Nào Ai có gạt dân nói bướng,
Mà dương-trần liệu lượng chánh tà.
Ta mến yêu những kẻ thiệt-thà,
60.-Nghe cơ-giảng thiết-tha lo-liệu.
Học đạo-lý như đờn trúng điệu,
Hoà bản rồi thì cứ làm theo.
Lũ Tam-Bành trong bụng còn đeo,
64.-Đoàn Lục-tặc ta mau sớm giết.
LƯỢC GIẢI (Từ câu 49 đến câu 64)
Đoạn giảng trên Đức Thầy cho biết thời nay giông gió, nắng mưa, không còn đúng theo mùa tiết như xưa nữa, đó là cơ biến chuyển cõi đời Hạ ngươn sắp đến ngày tận diệt. Thế nên Ngài khuyên bá tánh hãy sớm lo cải sửa những điều xấu xa tội ác và cư xử cho tròn bổn phận làm người.
-Ngài nhận thấy dân chúng còn phân vân hai nẻo đường đời, Đạo; có lắm kẻ cũng muốn tu, nhưng mãi nay lần mai lựa, e một ngày kia “Đến tội rồi mới hối muộn màng”.(Khuyến Thiện Q.5) Xét ra cuộc thế quá mỏng manh, chẳng khác nào bàn cờ tướng, chỉ còn một vài nước chiếu nữa là biết ăn thua.
-Vì lòng từ bi Đức Thầy mới truyền dạy giáo pháp, chớ nào có dối gạt một ai, thế mà bá gia mãi nghi nan tà chánh. Kẻ nào tánh tình chơn thật, khi nghe đến cơ giảng liền biết lo lắng tu hành thì Đức Phật, Đức Thầy thường gia ân cứu độ.
-Kẻ học đờn, khi rõ thông nhịp điệu, bài bản, rồi y cứ theo đó rèn tập cho đến khi thành công. Người tu học đạo lý cũng thế, trước phải hiểu rành “Tôn chỉ” và pháp giới của Đạo mình, rồi hành trì đúng theo đó, tất được viên thành Đạo quả. Nhứt là cần diệt trừ các tà dục, phiền não (tam bành) nơi lòng và điều phục sáu con giặc (lục tặc), đừng để nó ô nhiễm sáu trần. Đức Thầy từng dạy:
“Làm cho chúng phục tùng chơn lý,
Trong sắc thân giám thị lục căn.
Đừng cho chúng tính lăng quằng,
Ngoài thì chấp thủ mà ngăn lục trần”.
(Cho Ông Cò Tàu Hảo)
CHÚ THÍCH
TRỜI GIÔNG GIÓ SÁI MÙA SÁI TIẾT: Theo âm lịch thì mỗi năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Và tám tiết: lập Xuân, Xuân phân; lập Hạ, Hạ chí; lập Thu, Thu phân; lập Đông, Đông chí. Ngoài tám tiết lớn ấy còn có nhiều tiết nhỏ…
Từ xưa, sự mưa gió đều ăn hợp theo thời tiết, không sai; nhưng ngày nay sự nắng mưa không còn đúng y như trước nữa. Giảng Mười Một Hồi, Ngài Huệ Lựu cũng bảo:
“Xuân hồi thì Hạ mới lai,
Thu qua Đông lại nào sai đâu là.
Bây giờ khác thể vậy mà,
Bốn mùa tám tiết đổi đà chẳng thông
Thuở nay Đông chót xuống Đông
Bây giờ Xuân chót Đông hầu lạ thay !”
LƯỠNG LỰ: Lo hai đường, ngần ngừ, phân vân, không quyết định đường nào.
CHẦN CHỜ: Dần dừ dây dưa, giải đãi không hăng hái cương quyết. Ví dụ: Cứ chần chờ mãi, không làm phứt cho rồi. Đức Thầy hằng thúc giục:
“Thi tả cảnh bồng lai tại thế,
Nếu chần chờ e trễ kỳ thi”.
(Xuân Hạ tác cuồng thơ)
LO LIỆU: Tính trước, sắp đặt việc làm đâu đấy đều song toàn. Đức Thầy từng bảo:
‘Sớm chiều tự liệu rèn tâm trí,
Đạo đức nhiệm sâu lão khuyến mời”.
(Tỏ câu Huyền bí)
HỌC ĐẠO LÝ NHƯ ĐỜN TRÚNG ĐIỆU: Câu nầy ý dạy người học Đạo cũng như kẻ học đờn. Khi thấu hiểu Tôn chỉ và Giáo pháp của Thầy, Tổ đã dạy thì cứ y theo đó mà thực hành cho đến khi thành đạt mục đích.
TAM BÀNH: Ba món phiền não như ba vị ác thần, gồm có: Bành cư ở đầu, Bành chất ở bụng, Bành kiểu ở tay chơn, hay xúi người làm quấy (có chỗ giải là Bành cư, Bành căn và Bành dục).
LỤC TẶC: Sáu con giặc, tức là sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sở dĩ gọi nó là con giặc; vì nó hay xúi giục con người đắm nhiễm theo sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, thân sướng và ý dục. Cổ Đức từng nói:“Tùng mê chí mê, giai nhơn lục tặc”.(Từ mê đời nầy đến đời sau cũng còn mê, đều bởi sáu tên giặc ấy mà ra).
Người tu hành có điều phục được sáu căn (lục tặc) không còn ô nhiễm sáu trần, tức đắc được lục thông và tự tại giải thoát.(Nhân căn trần thanh tịnh nhi đắc lục thông thị hiện giả dã).