B. Ông Trần Văn Nhu

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 33288)
B. Ông Trần Văn Nhu

          Ông Trần Văn Nhu, trưởng nam của Đức Cố Quản mà người đời gọi là Cậu Hai, cũng là môn nhân của giáo hệ Bửu- Sơn  Kỳ- Hương, một lòng theo đuổi chí cha. Ông đã theo cha khởi binh chống Pháp, nhưng khi Đức Cố Quản thọ nạn, ông dìu dắt mẹ chạy về Láng Linh, ẩn tích mai danh và nuôi dưỡng mẹ già, vì lúc bấy giờ quân Pháp tầm nã ông rất gắt. Chẳng bao lâu thì Bà Cố Quản mất.

           Về đoạn này, ông Vương Thông, môn đệ của Cậu Hai có thuật lại:

 Cậu còn dìu dắt lịnh bà

 Đem ra cho khỏi lánh mà lúc nguy.

 Thiên cơ trần thế bất tri.

 Khiến nên phụ tử chia ly rã rời.

 Cậu Hai lời nguyện giữa Trời.

 Thuận thời trở lại ẩn đời tu thân.

 Phong trần ai cũng phong trần,

 Nương theo phước mẹ thảo thân cho toàn.

 Lịnh bà về cảnh Tây phang.

 Cậu còn ở lại sửa sang chùa chiền.

           Về Láng Linh, Cậu Hai lo xây dựng lại ngôi chùa Bửu Hương Tự. Vì không đủ tiền mua gạch cẩn nền chùa, hơn nữa để khỏi quyên tởi của thập phương Cậu Hai đem bán chiếc ghe sáu bổ tục gọi là Ông Sấm của Đức Cố Quản và vòng vàng của Bà Cố. Từ đấy Cậu Hai tiếp tục công trình hoằng hóa lợi sanh của Đức Phật Thầy Tây An. Cậu dùng cái ấn Bửu- Sơn  Kỳ- Hương của Đức Phật Thầy trao cho Đức Cố Quản mà in lòng phái phát cho môn nhơn đệ tử. Cậu thu nhận nhiều đệ tử lỗi lạc như ông Nguyễn Văn Thới tục danh ông Ba Thới tác giả Kim cổ Kỳ quan, ông Vương thông ở núi Két, tác giả bài Sám giảng về Đức Cố Quản.

           Năm Quý Sửu (1913) nhân có cuộc lễ kỷ niệm ngày chiến đấu của quân Gia nghị và cũng là ngày Đức Cố Quản mất tích (21 tháng 2 âm lịch)., tín đồ Bửu- Sơn  Kỳ- Hương tụ hợp rất đông ở Bửu Hương Tự.

           Cậu Hai có một người cháu tên là Nguyễn Văn Phẩm thường gọi Sáu Phẩm, vì có lòng ganh tỵ với những môn đệ được Cậu Hai tin cậy, nên lén mật báo với nhà cầm quyền Pháp ở tỉnh Châu Đốc rằng Cậu Hai mưu toan khởi nghĩa. Quân Pháp ập đến bao vây Bửu Hương Tự, nhưng nhờ có Trần Văn Chánh, con nuôi của Cậu Hai cõng cậu thoát khỏi vòng vây. Quân Pháp bắt tất cả 56 người, trong đó có 36 người bị án 13 tháng tù còn kỳ dư 20 người kia chống án và bị đày đi Côn đảo.

           Sau khi vượt khỏi vòng vây. Cậu Hai  được đưa ra Cái Dầu rồi xuống ghe thẳng đến xã Kiến An. Ở đây không bao lâu, vì quân Pháp gắt gao truy nã, nên Cậu Hai lên tận Nam Vang lánh nạn, cải trang giả dạng làm người khách trú. Nhưng liệu ở Nam Vang không tiện, Cậu trở về nương ngụ ở Cần Thơ, sau đó vào Trà bang thuộc tỉnh Rạch giá rồi tịch nơi đó.

           Mặc dù thể xác trả về cho cát bụi. Cậu Hai Trần Văn Nhu đã thể hiện được tinh thần bất khuất của một tín đồ Bửu- Sơn  Kỳ- Hương, trung thành với pháp môn Tu Nhân Học Phật, một lòng tận trung báo quốc, cùng cha khởi nghĩa cần vương, kháng chiến chống  Pháp.

           Ông Vương Thông đã tả cuộc đời  của Cậu Hai trong mấy câu:

 Láng Linh Cậu ở lần hồi.

 Lập chùa cầu Phật dạy thôi lời lành.

 Quản cho thân phận rách lành.

 Lần hồi rẫy bái chư thành thầy ghi.

 Như vầy mới trọn đạo nghi.

 Ngay vua thảo chúa kinh vì Thành Tiên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn