Để tiện việc nghiên cứu Phật học, Đại sư Thiên Thai Trí giả đã hoạch định ra năm thời kỳ Phật thuyết pháp:
1. Thời kỳ Hoa Nghiêm túc là thời kỳ sau 21 ngày thành đạo, Phật giảng kinh Hoa Nghiêm
2. Thời kỳ A Hàm tức là thời kỳ Phật thuyết pháp tại vườn Lộc đã, sau chép lại thành kinh A Hàm, thời kỳ này trải qua 12 năm;
3. Thời kỳ Phương Đẳng tức là thời kỳ Phật thuyết các kinh Đại thừa; thời kỳ này phỏng độ 8 năm;
4. Thời kỳ Bát Nhã tức là thời kỳ Phật thuyết kinh Bát nhã, trong 15 năm;
5. Thời kỳ Pháp Hoa tức là thời kỳ Phật thuyết các kinh Pháp Hoa, Niết Bàn, trong 8 năm.
Tuy trong việc hoạch định thời kỳ của Thiên Thai Trí giả có chỗ cưỡng ép, nhưng xét ra rất tiện lợi về phương diện nghiên cứu Phật học.
Thể theo phương pháp của Đại suy Thiên Thai chúng tôi có thể phân quá trình phát triển của giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương ra làm ba thời kỳ như sau:
1. Thời kỳ thứ nhứt cũng gọi là thời kỳ thành lập, kể từ năm Kỷ dậu (1819) tức năm Đức Phật Thầy Tây An ra đời mở đạo cho đến năm Ất Hợi (1875) tức năm Đức Phật Trùm viên tịch.
2 . Thời kỳ thứ hai cũng gọi là thời kỳ củng cố, kể ừ ngày Đức Bổn sư ra đời năm Canh Ngọ (1870) cho đến ngày Ngài tịch năm Canh Dần (1890),
3. Thời kỳ thứ ba cũng gọi là thời kỳ phổ biến, bắt đầu từ khi ông Sư vãi Bán khoai ra đời cho đến ngày Đức Huỳnh giáo chủ mở đạo trở lại đây.