A. Thế-hệ
Ông Nguyễn-văn-Thới (tục gọi là ông Ba Thới) sanh năm Bính-dần (1866), đời vua Tự-Đức thứ 19.
Thân sinh của ông là ông Nguyễn-văn-Đỏ, thân mẫu là bà Nguyễn-thị-Buôn, sanh được bốn người
-------------------
miếng tre, nhưng rồi lại cũng để vào hòm mà chôn như người thường cho khỏi tiết lậu tung-tích. Nhưng theo lời ông năm Tịnh là người có ở tại chỗ, trong lúc ấy được mục-kích rõ-ràng thì cái hôm đã đem trả lại cho chủ trại, sau một ả xẩm ở Cái-Răng chết, được mua chôn.-------------------
con: hai trai hai gái. Người trưởng là Nguyễn văn Chơi thứ là Nguyễn-văn-Thới (tức ông Ba đây) rồi thứ nữa là Nguyễn-thị-Tánh và Nguyễn-thị-KẹoKhi ông Ba lớn lên, thân sinh của ông cưới Bà Nguyễn-thị-Thìn cho ông làm vợ. Bà nầy là con của ông Nguyễn-văn-Hóa và bà Thị-Nhứt, người đồng thôn. Về sau ông bà Ba sanh hạ được tám người con, nhưng mất đi từ lúc nhỏ hết bốn, nên chỉ còn biết được có bốn là ông Nguyễn văn Tuấn, Nguyễn-văn-Kiệt, Nguyễn-văn-Từ và bà Nguyễn-thị-Chín.
Quê-quán ở làng Mỹ-Trà, ấp Long-Hậu, tổng Phong-Thạnh quận Cao Lãnh (SaĐec), ông Ba tướng người cao lớn nước da trắng, râu tóc nhiều mỗi khi tóc buông ra thì chấm đất có dư, khi về già râu bạc và dài xuống tới rún. Tánh tình cương quyết, nóng-nảy thích ngắm kiểng xem hoa, thường hút thuốc điếu và một đôi khi cũng có ăn trầu.
Thuở nhỏ ông có học vừa hiểu biết chữ nho, lúc trưởng thành thì làm nghề thợ mộc rồi sau lại, cũng biết làm thợ chạm.
Bởi sống trong một gia-đình cần-lao kiệm-phác cho nên ông Ba đã quen sự chịu khó-nhọc từ buổi thiếu thời. Bình sinh việc chi ông không làm thì thôi, nếu đã làm thì làm cho kỳ được, không hề bỏ dở. Mặc dầu nóng tính, ông Ba vẫn có được một bộ óc thẩm-mỹ cùng đôi bàn tay rất tinh xảo.
B. Phát đạo tâm.
Mùa đông năm Binh-Ngọ (1906), ông Ba bỗng nhiên phát đạo tâm, ông từ-giã gia-đình rồi thẳng lên vùng núi Sam, vô trại ruộng Thới-Sơn (cạnh Thất-Sơn) để tầm sư học đạo (1). Đâu đâu ông cũng nghe người đời ca tụng đạo-đức cao-siêu của ông Hai Trần-văn-Nhu. Ông bèn trở xuống Láng-linh để tìm cho tận mặt, và sau khi biết rõ được giáo lý, ông xin quy-y với ông Hai.
Trở về nhà ăn Tết xong, mùa xuân năm Đinh-Mùi (1907), ông Ba dời cả gia-đình về Láng cất nhà gần chùa Bửu-Hương Tự. Ở đây, ông siêng-năng trau-giồi hạnh đạo, chất-phát làm ăn, được ông Hai coi là đại đệ-tử.
Một ngày nọ, ông Ba phát ra ngây ngây, ông bảo bà Ba dọn-dẹp cho ông một căn phòng sạch-sẽ, rồi ở luôn trong đó. Ngót ba năm dài đăng-đẳng, ông Ba không đi đâu hết. Thậm chí sự tắm rửa hay đại tiểu tiện, ông để đêm đến mới đi ra. Chính trong khoảng nầy, ông cũng viết được ba quyển: Vân-Tiên, Thiện-Từ, Cổ Vãng Kim La, mà ngày nay nhiều người vẫn còn biết.
Ngày mùng một tháng giêng (Tết năm nào không nhớ), ông ba ra khỏi buồng. Trước khi đến viếng ông Hai, ông Ba sắm một bộ khay hộp, trong có để ba trái ớt hiểm và ở trên có để ba cây roi rồi mới bưng vào trước mặt ông Hai mà quì
-------------------
1.Có thuyết nói ông Ba nhân đi bán cá trên miền Láng, nghe danh ông Hai đạo-đức cao-siêu mà quy-y theo. Nhưng theo lời ông Nguyễn-văn-Tuấn là trưởng tử của ông ba thì ông tự nhiên phát đạo tâm rồi đi tầm sư học đạo như trên đã nói.-------------------
xuống thọ tội, vì lẽ năm qua Ông không làm tròn hiếu-nghĩa đối với Thầy.Lúc ấy ông Hai miễn tội, ông Ba cảm động lắm, ngâm lên hai câu Nam:
Nghiêng vai lãnh bức tờ mây.
Trung vương thổ giã Thầy ở lại (1)
Từ đây ông Ba rất sáng-suốt thấu được lẽ diệu-huyền của Phật pháp, ông có một bổn-phận quan-trọng đối với nhà chùa.
C. Bửu-Hương tự bị bao vây
Vì có sự tị-hiềm của Nguyễn-văn-Phẩm, nên chùa Bửu-Hương Tự bị nhà cầm quyền Pháp bao vây (ngày 21 tháng 2 năm Quí-Sửu 1913). Lúc ấy tuy ông Ba thoát khỏi được, nhưng ông Hai thì phải xiêu-lạc khổ-sở còn con trưởng của ông là Nguyễn-văn-Tuấn lại bị bắt cùng một một lượt với 56 người đồng đạo đến cúng chùa.
Thấy tình đời đen bạc, vả lại đứng trước cảnh sư đệ rã-rời, phụ tử chia-ly, nên ba hôm sau (24-2-1913), vào giờ ngọ, ông Ba dùng dao cạo cắt họng để tự sát. Vết thương đứt tới phân nửa cuống họng, nhưng ông không chết. Người nhà hốt-hoảng, chiều tối lại chở lên nhà thương Châu-Đốc điều trị. Nơi đây, người ta thấy tóc ông đanh
-------------------
(1).Ý nói ông vì có sứ-mạng phải lãnh bức thư vẽ mây chép sự-trung thành cùng quốc vương thủy thổ cho nên mới phải giã Thầy một thời gian ấy.-------------------
nhiều nên cắt đi cho gọn rồi băng bó thuốc men nhưng ông quyết định không dùng một món chi của người Pháp. Ông cự tuyệt và gỡ bỏ hết.Độ vài tháng sau liệu bịnh-tình ông Ba không thể chữa được, lương-y cho đem bỏ ông ra nhà xác. Ông trốn được ra ngoài rồi nhờ người nha chở về.
Từ ấy, vết thương của ông Ba mỗi ngày một giảm lần, mặc dầu cuống họng chưa lành (mỗi khi ăn uống đều phải dùng khăn bó rịt lại cho khỏi rớt vật ăn ra), tinh-thần ông Ba vẫn tĩnh-táo sáng suốt như thường.
Thấy chùa Bửu-Hương Tự bị Pháp nghi-nan dò xét mãi, và liệu ở đấy không yên được nên vào khoảng tháng bảy năm Giáp-Dần (1914) ông Ba dời nhà về doi Lộ-Lở (làng Kiến-An, tổng Định Hòa, Long Xuyên), giả dạng người thường, ruộng rẫy làm ăn cho qua ngày.
Hồi nầy, người ta có thấy ông Ba lên xuống nhà thờ Cù-lao-Giêng ba lần để tiếp-xúc với vị Linh-mục nơi đây, và nhờ can-thiệp với nhà cầm quyền Châu-Đốc đặng minh oan cho công việc của Thầy mình (ông Hai Nhu) và anh em đồng đạo (1) đã bị tên Phẩm vu cáo. Nhưng việc ấy nhà cầm quyền Pháp ở Châu-Đốc làm lơ.
-------------------
1.Lúc nầy ông Hai Nhu đã tịch rồi ở Trà-Bang, song công việc hành đạo của giáo-phái Phật-Thầy bị dòm ngó rất gắt và bổn-đạo tên-tuổi nhiều người phải bị bắt, bị đày.-------------------
D. Ông Ba với chuỗi ngày tànTình Thầy nợ Nước, mênh-mang bao-mối cảm hoài, khiến tâm hồn ông Ba trong chuỗi ngày tàn hầu như tan nát. Ông ký thác lòng mình vào những quyển : Ngồi Buồn, Kiểng Tiên, Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị, Tứ-Đại và Thừa Nhàn, mà ngày nay, mỗi khi đọc qua, ta cảm thấy ngập-tràn bao nổi bi-thương ưu-ái.
Dưới đây là một ít lời lẽ về tâm trạng của ông Ba hồi ấy :
Đêm năm canh thổn-thức chẳng yên,
Ngày sáu khắc sầu riêng mỗi đạo.
Tưởng ái quốc cơ-đồ sáng tạo,
Nhìn lẽ dân cường-bạo đa đoan.
Chúa mỏi lòng chúa nghỉ thân an,
Tôi mệt dạ còn mang nạn cả.
Thời quân nhược quả kia báo quả,
Thế thần cường giày-giã trung cang.
Hay là :
Bước chân ra đoái lại nước nhà,
Chim xanh vỡ ổ rừng già thiết tha !
Ai đi
Nỡ chẳng tưởng quốc gia ngay thảo,
Dạ nào vong Tam-Bảo giáo truyền.
Thầy ôi !
Nước nghiêng-nghèo vận khiến đảo-điên,
Phân ly diện sầu tuôn đoạn đoạn !
Ngoài việc sáng tác những tác phẩm kể trên ra, ông Ba còn đươn một tấm thành-vọng (mặt khại), chính giữa có ba chữ triện: Quốc (hàng trên) và Thần Vọng Sư (hàng dưới), dựng ngay trước bàn thờ để biểu-lộ tấm lòng ưu-ái giang-sơn Thầy-Tổ. Tấm thành-vọng nầy ngày nay còn thấy tại nhà con ông ở Láng-Linh.
Sau mười bốn năm, kể từ khi chùa Bửu Hương Tự bị bao vây, vết thương nơi cổ ông Ba vẫn chưa lành hẳn, nó gom lại bằng mút chìa vôi nhưng trong mình ông vẫn mạnh. Một đêm kia, ông Ba kêu người nhà mà hỏi thăm giờ. Người nhà cho biết là mười giờ đêm. Ông bảo: « Bây-giờ đến năm giờ sáng thì còn lâu quá !»
Thế là đúng năm giờ sáng (giờ dần), ngày mùng chín tháng tư năm Bính-Dần (1927), ông Ba tịch. Lúc ấy ông hưởng thọ vừa đúng 61 tuổi, sau khi đã để lại cho đời chín văn phẩm kiệt tác về đạo-đức lẫn văn-chương, và một tấm gương tiết-tháo kiên-trinh bất hoại.
Hiện giờ, mộ-phần của ông Ba còn tại doi Lộ-Lở, được bồi-đắp và có người ở săn-sóc cẩn-thận. Tại nền nhà củ ông (cũng ở Lộ-Lở gần ngôi mộ), có dựng lên một cái đền thờ rộng lớp, uy-nghi, hằng năm, đến ngày mùng chín tháng tư thì có hội, bá tánh thập phương đến chiêm-bái rất đông.
Ngoài các bậc siêu-phàm trong vùng Thất-Sơn mà chúng tôi đã chép trên đây, còn có nhiều vị khác nữa như: bà Hai Mun, nghĩa tử của Đức Phật-Thầy Tây-An, có tài trị bịnh và nuôi con (mộ phần nay còn ở sau Phước-Điền Tự), - ông Đạo Sang, lấy cốt trầu phun ra mà chữa bịnh và có lắm thần-thông (ở đình ngả ba Cái-Dầu, Châu-Đốc), - ông Đạo Thạch, tịch ở đình Thạnh-Mỹ, khi tịch có hào-quang, - ông Sáu Bình, đệ-tử của ông Hai Nhu có phép đốt chưn cháy thành than rồi đạp vào chỗ đau của người bịnh… Nhưng chúng tôi chưa tìm ra được tài liệu chính xác.
Chúng tôi đã và đang còn sưu-tầm thêm nữa, để cho tiểu-sử của các bậc siêu-phàm quanh miền rừng núi linh thiêng nầy mỗi ngày càng thêm đầy-đủ. Vậy ở đây, chúng tôi xin hẹn lại một kỳ tái bản sau.
Gửi ý kiến của bạn