Đức Phật-Thầy Tây-An chính danh là Đoàn-Minh-Huyên, sanh vào giờ ngọ ngày rằm tháng mười năm Đinh-mão (1807), nhằm năm Gia-Long thứ sáu.
Ngài quê ở làng Tòng-Sơn (1), tổng An-Thạnh-Thượng, tỉnh Sađéc. Tổ phụ ở đó từ lâu, nhưng tên họ là gì ngày nay không ai biết được. Chỉ biết trong thân-tộc của Ngài, thuở Ngài mới ra đời, còn có hai người (anh chú bác) là Đoàn-văn-Điểu và Đoàn-văn-Viên (2) mà thôi. Về sau, khi hai ông nầy mất đi, con cháu vì trải qua nhiều lần tao-loạn trong nước nên hoặc chết, hoặc xiêu lạc đi nơi nào mà hiện nay ở Tòng-Sơn không còn thấy roi truyền miêu-duệ.
Căn-cứ vào nhiều bậc bô-lão ở đây cho biết chắc-chắn thì Đức Phật-Thầy bỏ nhà ra đi từ lúc
-----------
1. Khi xưa là làng Tòng-Sơn, đến hồi Pháp thuộc thì ba làng Mỹ-An, Mỹ-Hưng và Tòng-Sơn bị sáp-nhập tại gọi là Mỹ-An-Hưng. Hiện nay cũng gọi là Tòng-Sơn.2. Có người nói là Đoàn-văn-Thuyên, không rõ tên nào đúng.
----------
tuổi còn nhỏ lắm. Ngài đi đâu và làm gì, cả trong làng cho đến những người thân-thuộc của Ngài cũng không ai hiểu được. Lần hồi, ngày lụn tháng qua, tên tuổi và hình-dạng của Ngài chôn sâu vào thời-gian, người ta không còn nhớ một mảy-may gì về Ngài nữa.
Một hôm, khoảng đầu năm Kỷ-dậu (1849), Ngài quá-giang với một chiếc ghe buôn từ miệt trong (?) về. Lúc đền vàm rạch Tòng-Sơn. Ngài lên bộ lần theo bờ rạch mà đi (thuở ấy đuôi làng Tòng Sơn ngang làng Tịnh-Thới (Sađéc), chớ không phải lỡ còn nhỏ quá như ngày nay). Khi đến gần đình làng, gặp lúc có cây da trốc gốc ngã bật xuống sông, lấp cả đường nước, ghe xuồng qua lại đậu dồn chật cả một khúc sông, dân làng đang rũ nhau xúm lại thật đông, cột dây để kéo cây da vào bờ. Công việc nầy hì-hục đã ngót nửa ngày rồi mà vẫn vô hiệu, người ta định giải tán. Kịp khi Đức Phật-Thầy vừa tới, Ngài thấy vậy bèn ngỏ lời với dân làng xin để Ngài kéo hộ:
-Các ông hãy cột dây lại, tôi sẽ ra sức tiếp tay với các ông.
Đám dân làng cười xòa:
-Chúng tôi lực-lưỡng và đông-đảo như thế nầy mà kéo không đi, ông ốm yếu quá, làm sao tiếp nổi ?
Đức Phật-Thầy cười:
-Bà con thử cột xem, tôi liệu có-cách kéo được.
Thấy lời nói ôn-tồn và vẻ mặt quả-quyết của «người khách lạ», mấy người dân làng lội xuống nước, cột dây lại, và sắp hàng hai bên để chờ xem ông khách bộ-hành nầy định kéo thế nào.
Đức Phật-Thầy đứng giữa giơ tay lên, hô to:
-Hè . . . hãy kéo lên !
Hai hàng dây của hai tốp người vừa hơi căng thẳng, cây da từ từ xếp ngọn vào bờ, khỏi phải hè-hụi ó-la và nhọc công ra sức chi hết.
Những ghe xuồng đậu lại mấy hôm nay thấy trống được đường nước thì mừng rỡ ra đi. Mấy người dân làng vì mệt nhọc suốt buổi nay cũng uể-oải kéo nhau về. Họ quên xem người khách bộ-hành ấy về đâu, và cũng không buồn nghĩ đến chuyện cây da vì sao mà kéo vào được dễ-dàng như vậy.
Xong việc, Đức Phật-Thầy lại ra đi. Khi đến đình thần làng Tòng-Sơn, Ngài ghé vào. Từ ấy người ta thấy Ngài ngụ luôn tại đây, ở mái hiên sau, ngày thì chặt sậy, làm cỏ, đêm đến lại quét lá da để nầu nước uống.
Được ít hôm, ông từ đình làng nầy thấy vậy có lòng lo sợ cho sự rủi-ro xảy ra hỏa hoạn, vì đình thuở ấy lợp bằng tranh, mà đêm đêm Đức Phật-Thầy cứ đốt củi lửa lên hoài, nếu có bề nào thì sẽ khổ cho ông về phần trách-nhiệm. Ông bèn đem ý-kiến ấy mà bày tỏ cùng Đức Phật-Thầy, và xin đừng đốt lửa ban đêm nữa.
Ngài điềm-tĩnh niệm Phật mà trả lời:
-Tôi ở đâu thì sẽ giữ cho đó được bình yên, xin ông đừng ngại.
Năm ấy thời hành dịch-tả nổi lên nhiều nơi, ở làng Tòng-Sơn cũng bắt đầu có lai-rai bịnh ấy. Chức-việc làng và dân-chúng thấy vậy lo sợ, họ xúm nhau lại đình, làm heo gà cúng vái và đóng bè để «tống gió» ra khỏi làng.
Nghe biết được việc ấy, Đức Phật-Thầy ra trước chức-việc làng. Ngài tỏ ý không muốn có công việc sát sinh hại vật mà tống gió, vì theo ý Ngài thì hãy tin-tưởng Phật Trời cho thành lòng còn hơn, chứ tống như thế nầy, nếu thật có linh-nghiệm thì cũng chỉ là một việc làm ích-kỷ. Mình khỏi họa mà người khác mang tai thì sao ?
Nhà chức-trách trong làng không tin, cho là lời nói nhảm. Ngài buồn-bã trở vào hiên sau, vừa đi vừa than:
-Các ông tống thì tôi xin rước:
Những lời biện-giải đầy đạo-đức và sáng-suốt ấy của Đức Phật-Thầy đã không đem lại được kết quả, mà trái lại, chức việc làng cho là một diềm gở, nên vài hôm sau, họ cử ông Thị-sự (1) đến truyền lịnh không cho Ngài ở nữa, lấy cớ rằng trong làng không có quyền chứa-chấp những người lạ mặt.
Đức Phật-Thầy nhận lời, nhưng trước khi đi, Ngài yêu-cầu ông Thị-sự mua hộ cho Ngài một
-----------
1.Chúng tôi không hỏi được tên họ ông Thị-sự nầy. Chỉ biết ông có người cháu tằng-tôn là ông Hương-giáo Tố mới chết mấy năm nay ở Tòng-sơn.------------
đôi đèn sáp để Ngài làm lễ khai lý-lịch cho làng và dân-chúng nghe đã.
Vì tình háo-kỳ của ông Thị-sự, và lòng tin tưởng của một ít người ở chung quanh đình, thấy Đức Phật-Thầy có nhiều cử-chỉ nửa hư nửa thực, nên cuộc lễ được tổ-chức một cách rất mau lẹ.
Sau khi lên đèn nhang làm lễ, Đức Phật-Thầy kể rõ ông bà cha mẹ mình là ai, bà con dòng họ có những người nào, bỏ nhà ra đi từ bé để tu-hành và ngày nay được tỏ ngộ như thế nào, và sau rốt, Ngày tự xưng mình là Đoàn-Minh-huyên.
Chức-việc và dân làng nhiều người nửa tin nửa ngờ. Họ tính ra thì trong số thân-thuộc mà Đức Phật-Thầy đã kể, có ông Đoàn-văn-Điểu và Đoàn-văn-Viên hiện còn sống, và đang ở trong làng nầy, nên liền cho người mời đến.
Khi giáp mặt, ông Điểu cũng không nhận ra được Đức-Phật-Thầy. Ngài phải đem công việc gia-đình đầu đuôi từ lúc ra đi thế nào mà thuật lại một mạch. Nghe xong, ông Điểu ôm Đức Phật-Thầy mà khóc oà lên và sau khi chấm dứt câu chuyện hàn-huyên, ông Điểu khuyên Ngài nên ở lại quê-hương làm ăn với ông, đừng đi đâu nữa để đến phải thân hình tiều-tụy, già nua trước tuổi như ngày nay (1).
-----------
1.Đức Phật-Thầy tuổi Mẹo, tính ra tới năm trở về Tòng-Sơn thì mới có 43 tuổi, thế mà nhiều cụ già nghe kể lại thì Ngài hồi ấy râu tóc như một ông già cho nên anh em ông Điểu không nhận ra được.------------
Để trả lời ông Điểu, Đức Phật-Thầy đem việc đạo-lý ra mà bàn-giải chung cho mọi người nghe, rồi xin cáo từ mà đi.
Bấy giờ ai nấy đều bừng tĩnh, vì thấu được ý-nghĩa hay-ho trong lẽ đạo mà Đức Phật-Thầy vừa giải, nên chi tất cả đồng yêu-cầu Ngài ở lại.
Đức-Phật-Thầy không chịu. Ngài nhứt định ra đi. Ngay khi ấy, bịnh dịch đã tràn lấn tới-tắp trong làng Tòng-Sơn.
Gửi ý kiến của bạn