- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Như trên đã thấy, Từ là phải tìm cho chúng sanh niềm vui và Bi là phải xót thương và phải làm sao cứu khổ cho mọi người. Nếu nước mất thì người dân mất hết niềm vui, phải bị xích cùm ràng buộc, chết hại thảm thương, người có lòng từ bi đâu nỡ thấy đồng chủng mình bị kẽ xâm lăng giày xéo!
Phương chi “hễ nước mất thì cơ sở của Đạo bị lấp vùi, nước còn nền Đạo được phát khai rực rỡ”. Cho nên cứu quốc cũng là một hình thức bảo vệ tín ngưỡng nữa. Trong tứ đại trong ân, riêng về ân đất nước, Đức Giáo Chủ đã dạy các tín đồ của Ngài rằng:
“Hãy tùy tài tùy sức, nỗ lực hy sinh cho xứ sở. Thoảng như không đủ tài lực đảm đương việc lớn chưa gặp thời cơ giúp đỡ quê hương, ta phải ráng tránh đừng làm việc gì sơ xuất đến đỗi làm cho nước nhà đau khổ, và đừng giúp cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại đến đất nước. Đó là ta đền ơn cho đất nước vậy”.
Như vậy, ái quốc còn là một cạnh khía của từ bi. Đã vì chánh nghĩa, vì đức hiếu sinh, hiếu hòa của một sắc dân, của một giống nòi mà đứng ra tự vệ, chế ngự, kềm hãm, không để cho có sự tàn hại, bức áp của một sắc dân khác, và tránh cho họ cái tội cướp nước, sát nhân, thì không có gì là trái với định luật thiên nhiên cả.