- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Phần đông thường hiểu Từ bi là thể hiện của đức tính hòa nhã, nhu mì, và nếu cần, có thể cứ ù lì bất động.
Người ngoại cuộc, có tinh thần đối kháng, còn cho từ bi là ngồi thừ ra đó, cứ “từ bi vi Phật”, ai chết mặc ai, ai gây gỗ trối kệ, ai làm gì cũng phải, thấy sao hay vậy, chẳng nói không rằng...
Nhận xét đó còn sai xa giáo nghĩa uyên áo của thiền môn.
Chư Phật từng dạy rằng: “Từ năng dữ nhứt thiết chúng sanh chi lạc; Bí năng bạt nhứt thiết chúng sanh chi khổ”. Đã phải ra sức để cứu khổ cho chúng sanh, phải làm cho chúng sanh được an vui, không bị ai đè lưng, bóp cổ, tránh được đói rét hoành hành, khỏi mắc phiền não bủa vây, thì từ bi là hiện thân của xả hỷ, lợi tha, nào có phải đâu là cầu an, tiêu cực!
Chẳng những không tiêu cực mà ta phải thẳng thắng nói rằng từ bi còn có nghĩa tích cực là đàng khác!
- Tích cực dìu dắt, dạy dỗ người kém hơn mình với tất cả lòng từ, không để cho mọi người lầm lạc vào đường tội lỗi, khiến họ tránh được khổ đau, cùng khốn, xây dựng một con người đúng với chân thân chân tính con người của nó; để khi con người toàn thiện thì xã hội hòa hài, quốc gia an lạc, thế giới đại đồng, cùng vui cùng sống trong nhân ái, bình đẳng, tự do với nhau.
- Tích cực, chống trả mọi hờn ghen, ghét bỏ của nội tâm, mọi đàn áp bất công có thể rắc gieo tai họa cho dân lành vô tội, rồi đem tánh bi mà bao dung, thương xót, tha thứ cả đến những người mưu hại mình, khiến cho mọi hiềm nghi , xú ác bị tuyệt diệt, mọi tàn hại, giết chóc bị rẽ khinh; nếp sống hòa hảo, ấm no, do đó mà tự nhiên sinh sôi, nẩy nở.
Vậy kẻ nào muốn thực hiện cho trọn vẹn giáo nghĩa từ bi, nhứt định không phải là kẻ cầu an, tiêu cực, chỉ biết buông xuôi dòng đời cho ngày tháng muốn trôi giạt bồng bềnh bất cứ về đâu...