- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Bên cạnh sắc thái quân tử nhập thế của Khổng giáo, người Việt còn hấp thụ
thêm một sắc thái xuất thế vô vi của Lão giáo.
Khổng giáo tích cực nhập thế, thì Lão giáo cũng tích cực xuất thế. Thoạt
nghe qua tưởng chừng như hai mẫu người nầy chống đối nhau, không đụng nhau được.
Nhưng thực tế đã chứng minh rằng hai mẫu người ấy đã hòa hợp nhau để bổ túc cho
nhau một cách kỳ diệu.
Hoạt động của con người, nhất là con người Á Đông, không phải lúc nào
cũng chăm lo giải quyết nhu cầu vật chất như Tây phương. Một phần thì giờ còn
phải dành cho đời sống nội tâm để di dưỡng tính tình, thanh thoát ra khỏi ràng
buộc thực tế. Những lúc mình đối diện với chính mình trong đời sống nội tâm, con
người Việt đã hồn nhiên thả hồn theo gót Lão Trang mà phiêu diêu trong thế giới
nội tại. Mình vui thú với mình, mình sống với con người thật của mình.
Để chuẩn bị một tác phong siêu thoát, một tinh thần phóng khoáng vượt khỏi
những gì được xem là ô trọc ở trần gian, hầu tiến lên cõi Phật, Đức Giáo Chủ Phật
Giáo Hòa Hảo cũng đã đưa vị trí của Lão Trang qua thể hiện Tiên cách trong Sấm
Giảng của Ngài:
Rán kiếm chỗ tầm
Tiên lánh tục
Người ở đời phải được
lòng trong
(Giác Mê Tâm Kệ)
Khuyên bá tánh tầm
Tiên rời tục
Chỉ mây trời bày tỏ việc về sau
(Trao lời cùng Ông
Táo)
Một mai thấy được
non Bồng
Cảnh Tiên rực rỡ
mây rồng đẹp thay
(Từ gỉa làng Nhơn
Nghĩa)