- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Diệt tà lập chánh
đành rành
Ba màu nắm chặt
Trong Tam Giáo ân cần
mở Đạo …
Như chúng ta đã hiểu một cách rõ ràng qua các chương trước, Phật Giáo
Hòa Hảo là một đạo Phật, do đó, những gì là chân truyền của đạo được Đức Thích
Ca đề xướng, đều được Đức Giáo Chủ khai phục và hoằng dương. Tuy nhiên, để cho
phù hòa với tính chất dân tộc và phát huy Phật pháp một cách hữu hiệu trong thời
kỳ chúng sanh cơ duyên thiển bạc, Đức Thầy đã bao gồm thêm tinh ba Khổng Mạnh
và ý thức Lão Trang trong giáo lý của Ngài.
Người có chút ít kiến thức, ai cũng biết nước Việt trải qua thời văn hóa
cực thịnh Lý, Trần, khoảng non 400 năm, là thời kỳ Tam Giáo thịnh hành. Sĩ phu bấy giờ đều nghiên
cứu, tinh chuyên ba nền học thuyết xuất phát tại Ấn Độ và Trung Hoa. Cả đến lệ
thi cử, cử tử có lúc phải thi ba môn Phật, Lão, Nho. Bởi vậy ảnh hưởng của Tam
Giáo đã ăn sâu vào tâm hồn dân chúng ngay từ ngày ấy (1).
Lại nữa, thói thường cho rằng Thánh thể hiện đạo Khổng, Tiên thể hiện đạo
Lão, Phật thể hiện đạo Thích. Nếu quan niệm rằng đạo Nho là bước nhập môn vào
giáo thuyết Phật Giáo Hòa Hảo (tu Nhân) thì có thể nghĩ rằng đạo Lão chuẩn bị một
tác phong siêu thoát để tiến lên mức căn bản là đạo Phật (học Phật). Con người
tuyệt đích của Nho Giáo là Hiển Thánh
ở thế gian, nhưng vượt khỏi phạm vi thế gian mà chưa tiến cao đến trình độ Phật,
chính là bực Tiên Phong Đạo Cốt…